Niềm tin
chạm thành công !
096.152.9898 - 093.851.9898

Công dụng và những điều cần biết về thuốc cefuroxim

Cập nhật: 27/11/2018 06:09 | Thu Hương

Bạn muốn tìm hiểu thông tin của thuốc cefuroxime, muốn biết thuốc này có tác dụng dùng để điều trị những loại bệnh nào? Hãy theo dõi bài viết này, bạn sẽ có đầy đủ những thông tin về thuốc mà bạn cần.

Công dụng và những điều cần biết về thuốc cefuroxim

Thuốc cefuroxime

Tác dụng của thuốc cefuroxime

Thuốc cefuroxime là một trong những loại thuốc kháng sinh được sử dụng để điều trị các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn. Thuốc này thuộc nhóm kháng sinh cephalosporin hoạt động bằng cách ngăn chặn sự tăng trưởng của vi khuẩn trong cơ thể.

Để đảm bảo thuốc giữ được đầy đủ công dụng ban đầu, bạn nên bảo quản thuốc trong phòng, tránh để những nơi có ánh sáng mạnh, quá ẩm ướt như nhà tắm, ngăn tủ lạnh. Để bảo quản một cách đúng đắn nhất, bạn hãy bỏ chút thời gian để đọc thông tin bảo quản trên bao bì thuốc.

Cách sử dụng thuốc cefuroxime như thế nào?

  • Bạn nên sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ, thông thường thuốc sẽ được tiêm vào bắp tay hoặc tiêm vào tĩnh mạch với liều lượng dựa trên tình trạng sức khỏe và khả năng chịu được điều trị của bạn.
  • Đối với dạng thuốc uống, bạn có thể dùng cùng hoặc không cùng với bữa ăn theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Dạng thuốc siro, bạn phải uống cùng với bữa ăn, và để chắc chắn về liều lượng, bạn cần phải có thìa chuyên dụng để đo.
  • Nếu bạn muốn chuyên thuốc cefuroxime từ dạng viên sang sang dạng lỏng, bạn không cần phải sử dụng đúng mg liều lượng.
  • Sau khi sử dụng thuốc các triệu chứng của bạn có sẽ tốt hơn rất nhiều trước khi được điều trị hoàn toàn. Thuốc này không thể điều trị cho các bệnh nhân bị nhiễm virus: cúm, cảm lạnh thông thường,...
  • Thuốc có thể làm sai lệch các kết quả xét nghiệm vì vậy hãy thông báo cho bác sĩ biết rằng bạn đang uống cefuroxim để có các xử lý hợp lý.

Tốt nhất nên sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ

Liều dùng của thuốc cefuroxim

Liều sử dụng cho người lớn

  • Người bị bệnh viêm phế quản: uống 250-500mg, 2 lần/ ngày hoặc 750 mg-1,5 g tiêm vào bắp tay hoặc tĩnh mạch, mỗi liều thuốc tiên cách nhau 8 giờ và sử dụng trong vòng 5-10 ngày.
  • Người bị viêm bàng quang sử dụng 250mg uống 2 lần/ngày, hoặc dùng 750mg tiêm bắp tay hoặc tĩnh mạch, mỗi liều cách nhau 8 tiếng, sử dụng trong vòng 7-10 ngày.
  • Người bị viêm nắp thanh quản sử dụng 1,5 g tiêm tĩnh mạch sau mỗi 6-8 giờ sử dụng 7-10 ngày tùy thuộc vào mức độ nhiễm trùng của người bệnh.
  • Người bị nhiễm trùng khớp sử dụng 1,5g thuốc tiêm tĩnh mạch, mỗi liều cách nhau 8 tiếng và được điều trị liên tục trong khoảng 3-4 tuần tùy thuộc vào mức độ nhiễm trùng của người bệnh. Trong trường hợp sử dụng thuốc để điều trị nhiễm trùng khớp tay, chân giả, thời gian có thể lên tới 6 tuần.
  • Người bị bệnh Lyme sử dụng cefuroxime 500mg chia 2 lần/ngày uống trong vòng 20 ngày.
  • Người bị viêm màng não sử dụng 1,5g tiêm tĩnh mạch sau mỗi 6 giờ hoặc 3g sau mỗi 8 giờ trong vòng 14 ngày.
  • Người lớn bị viêm xương tủy sử dụng 1,5g tiêm tĩnh mạch sau mỗi 8 giờ điều trị trong vòng 4-6 tiếng tùy thuộc vào mức độ nhiễm trùng.
  • Người bị bệnh viêm tai giữa sử dụng cefuroxime 250mg uống 2 lần/ngày uống trong vòng 10 ngày.
  • Người bị viêm phúc mạc sử dụng 750mg đến 1.5g tiêm vào tĩnh mạch, mỗi liều cách nhau 8 giờ và sử dụng liên tục trong 10-14 ngày.
  • Người bị viêm phổi: trong trường hợp không biến chứng dùng 750mg tiêm bắp hoặc tĩnh mạch. Trong trường hợp bị biến chứng phức tạp dùng 1.5g tiêm bắp hoặc tĩnh mạch. Với những bệnh nhân có phản ứng lâm sàng khi tiêm dùng cefuroxime 250-500mg trong thời gian từ 7-21 ngày.
  • Người bị bệnh viêm bể thận dùng 750mg - 1,5g hoặc 250-500mg, chia thành 2 lần/ngày uống trong 14 ngày.
  • Người bị nhiễm khuẩn huyết dùng 1.5g tiêm tĩnh mạch kết hợp với aminoglycoside, điều trị liên tục trong 7-21 ngày.
  • Người bị viêm xoang sử dụng 250mg thuốc uống 2 lần/ngày trong 10-14 ngày.
  • Người bị nhiễm trùng da hoặc mô mềm dùng từ 250-500mg chia uống 2 lần/ ngày hoặc 750mg tiêm tĩnh mạch trong 10 ngày.
  • Người bị viêm amidan hoặc viêm họng sử dụng 250mg thuốc, uống 2 lần/ ngày trong 10 ngày.
  • Người bị nhiễm trùng đường hô hấp trên uống 250-500mg, 2 lần/ngày.
  • Người bị nhiễm trùng đường tiết niệu: dùng 250mg thuốc, uống 2 lần/ ngày trong 7-10 ngày hoặc 750mg tiêm tĩnh mạch.

Liều dùng thuốc cefuroxime cho trẻ em

  • Trẻ bị bệnh viêm nắp thanh quản từ 3 tháng đến 12 tuổi sử dụng 50-100mg/kg tiêm tĩnh mạch mỗi ngày, mỗi liều cách nhau từ 6-8 giờ trong 7-10 ngày. Liều dùng tối đa là 6g.
  • Trẻ bị bệnh nhiễm trùng khớp, viêm xương tủy: Từ 3 tháng đến 12 tuổi dùng 50mg/kg tiêm tĩnh mạch, từ 13 tuổi trở lên dùng liều người lớn.
  • Trẻ bị viêm màng não: từ 3 tháng đến 12 tuổi dùng 200-240mg/kg tiêm tĩnh mạch, từ 13 tuổi trở lên, uống liều người lớn.
  • Trẻ bị viêm tai giữa: từ 3 tháng đến 12 tuổi uống 250mg, 2 lần/ngày trong 10 ngày hoặc nhỏ vào tai 15mg/kg dịch 2 lần/ngày trong 10 ngày. Liều tối đa là 1g.
  • Trẻ bị viêm xoang: từ 3 tháng đến 12 tuổi uống 250mg, 2 lần/ngày trong 10 ngày hoặc nhỏ mũi 15mg/kg, 2 lần/ngày trong thời gian từ 10-14 ngày, trẻ 13 tuổi trở lên uống liều người lớn.
  • Trẻ mắc bệnh nhiễm trùng: từ 3 tháng đến 12 tháng uống 15mg/kg, 2 lần/ ngày trong 10 ngày, 13 tuổi trở lên uống liều người lớn.
  • Trẻ bị Impetigo: từ 3 tháng đến 12 tuổi uống 15mg/kg, 2 lần/ngày trong 10 ngày, từ 13 tuổi trở lên uống liều người lớn.
  • Trẻ bị amidan, viêm họng: từ 3 tháng -12 tuổi uống 10mg/kg, 2 lần/ngày trong 10 ngày.

Tác dụng phụ của thuốc cefuroxim

Hãy gọi cho bác sĩ ngay nếu bạn có biểu hiện xảy ra các tác dụng phụ nghiêm trọng như:

  • Bị tiêu chảy nước hoặc có máu.
  • Cơ thể bị sốt, sưng hạch, nổi mẩn, đau khớp, ớn lạnh.
  • Có hiện tượng đau ngực, tim đập nhanh.
  • Đi tiểu có máu, màu sẫm, đi tiểu ít hơn hoặc không đi.
  • Có hiện tượng động kinh, chảy máu bất thường.
  • Có triệu chứng vàng da, da phát ban, bong tróc, rộp, bầm tím, ngứa,...
  • Bị tê, đau, yếu cơ.
  • Bị sưng, tăng cân, khó thở, buồn nôn, đau bụng, khí ga, khó chịu dạ dày,..
  • Có cảm giác cơ bắp cứng căng, đau cơ, nhức đầu, buồn ngủ.
  • cảm giác bồn chồn, lo lắng, cáu kỉnh, hiếu động,...
  • Bị ho, nghẹt mũi, có đốm trắng, lở loét trong miệng hoặc trên môi.
  • Hơi thở của người bệnh có mùi khó chịu, hăm tã ở trẻ sơ sinh.
  • Ngứa âm đạo.

Trên đây là những thông tin hữu ích về thuốc cefuroxim được Cao đẳng Dược TPHCM tổng hợp cung cấp. Chúng tôi sẽ tiếp tục cập nhật thêm nhiều thông tin mới về thuốc cũng như các kiến thức bổ ích khác. Vì vậy, bạn hãy truy cập vào website thường xuyên để cập nhật những thông tin mới nhất nhé.