Niềm tin
chạm thành công !
096.152.9898 - 093.851.9898

Thuốc Metronidazol công dụng và cách dùng

Cập nhật: 08/10/2018 15:44 | Nhâm PT

Có khá nhiều loại thuốc trong điều trị các bệnh về đường nhiễm trùng và cái tên được nhiều người biết tới đó là Metronidazol. Tuy nhiên không phải ai cũng biết rõ về loại thuốc này. Bài viết sau đây sẽ chia sẻ tới bạn những thông tin liên quan đến Metronidazol mà bạn cần biết.

Thuốc Metronidazol công dụng và cách dùng

Metronidazol thuộc nhóm kháng sinh nào?

Metronidazol là loại thuốc điều trị hiệu quả cho các bệnh nhiễm trùng. Bạn có thắc mắc metronidazol thuộc nhóm kháng sinh nào mà có tác dụng trong điều trị những bệnh nhiễm trùng?

Metronidazol thuộc nhóm kháng sinh nitromidazoles, thuốc nhằm xử lý với trường hợp nhiễm khuẩn và protozoa. Metronidazol ngăn chặn sự phát triển và tăng trưởng của các vi khuẩn cũng như động vật nguyên sinh trong cơ thể.

Thông tin về thuốc Metronidazol

Thông tin về thuốc Metronidazol

Công dụng của Metronidazol

Metronidazol có công dụng điều trị cho một loạt các bệnh nhiễm trùng như:

  • Nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc nhiễm khuẩn kỵ khí
  • Nhiễm lỵ amib đường ruột
  • Viêm đại tràng kết mạc giả
  • Nhiễm khuẩn trichomonas
  • Nhiễm Helicobacter pylori, Balantidium Coli, Dientamoeba fragilis
  • Viêm vùng chậu, viêm xương tủy
  • Nhiễm vi khuẩn Vaginosis
  • Viêm phổi, viêm ruột thừa
  • Nhiễm khuẩn huyết
  • Nhiễm trùng trong ổ bụng, nhiễm trùng khớp
  • Nhiễm trùng da, mô mềm
  • Viêm phúc mạc, nội tâm mạc
  • Nhiễm trùng Giardiasis
  • Các bệnh nhiễm trùng lây qua đường tình dục

Ngoài ra, các bác sĩ cũng chỉ định người bệnh dùng Metronidazol để đề phòng nhiễm trùng trong khi phẫu thuật hoặc dự phòng bệnh lây qua đường tình dục.

Metronidazol cũng được dùng để trị một số loại bệnh viêm loét dạ dày khi kết hợp với thuốc chống loét.

Metronidazol có tác dụng phụ gì không?

Một số tác dụng phụ bệnh nhân có thể gặp phải khi sử dụng Metronidazol:

  • Có vị kim loại trong miệng;
  • Đau đầu, buồn nôn;
  • Khô da, da có vảy hoặc bị ngứa da;
  • Ngứa âm đạo;
  • Rát nhẹ hoặc đau nhức;
  • Ngạt mũi, ho, đau họng hoặc các triệu chứng của cảm lạnh;
  • Có cảm giá ngứa ran hoặc tê ở bàn chân, bàn tay

Tuy vậy, bạn không nên lo lắng bởi tác dụng phụ trên không xuất hiện ở tất cả các trường hợp sử dụng thuốc. Có thể bạn sẽ gặp một số tác dụng phụ khác không được đề cập ở trên, khi đó bạn cần tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ hay chuyên viên y tế. Nếu có bất cứ dấu hiệu của phản ứng dị ứng như phát ban; sưng mặt, lưỡi, môi hoặc họng; khó thở; đau nhức dữ dội hoặc rát;… bạn cần tới ngay các cơ sở Y tế để có các biện pháp kịp thời.  

Liều dùng Metronidazol ra sao?

Khi sử dụng Metronidazol, không có liều lượng hay cách sử dụng chung cho các loại bệnh mà tùy từng loại bệnh, bệnh nhân sẽ sử dụng Metronidazol 250mg, Metronidazol 400mg hay metronidazol với liều lượng 500 – 750 ml và thời gian khác nhau.

Metronidazol được sử dụng bằng cách uống trực tiếp với nước/sữa hoặc dùng thuốc tiêm tĩnh mạch tùy mức độ và loại bệnh. Metronidazol dạng thuốc uống có hai loại: viên nén hoặc viên nang với hàm lượng là Metronidazol 250mg hoặc 500ml.

Liều lượng Metronidazol khác nhau

Liều lượng Metronidazol khác nhau cho mỗi trường hợp

Ví dụ như để điều trị viêm đại tràng kết mạc giả cho người lớn, bạn cần sử dụng Metronidazol 500mg với liều lượng là 3 lần/ngày. Đó là liều lượng điều trị viêm đại tràng kết mạc giả cho bệnh ở mức độ bình thường, còn với tình trạng nghiêm trọng cùng biến chứng phức tạp, bệnh nhân phải tiêm Metronidazol vào tĩnh mạch mỗi 8 giờ. Với trẻ em, liều lượng nhỏ hơn, có thể là Metronidazol 250 hoặc sử dụng với liều lượng dựa trên số cân nặng của trẻ.

Liều dùng Metronidazol với mỗi trường hợp cụ thể là không như nhau, do vậy bạn không nên tự ý sử dụng mà cần có sự chỉ định của bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.

Bài viết đã chia sẻ những thông tin cần biết về thuốc Metronidazol. Là một loại thuốc khá phổ biến nhưng những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, người dùng không tự ý sử dụng thuốc khi không có sự chỉ định của bác sỹ chuyên khoa.