Thuốc flucinar là thuốc gì? Tác dụng của thuốc
Flucinar là thuốc mỡ được chỉ định trong các trường hợp bị vảy nến đặc biệt là đặc dụng trong việc điều trị bệnh vẩy nến da dầu, bệnh viêm bã nhờn, chàm, eczema, liken phẳng. Đây là dạng thuốc mỡ có chứa cortisosteroid.
Thành phần chính trong 1g thuốc mỡ flucinar là 0,25 fluocinolone acetonide ( một corticosteroid tổng hợp dùng tại chỗ) và glycocorticosteroid tổng hợp với 2 nguyên tử flour trong phân tử.
Tác dụng của thuốc:
- Thành phần của thuốc có sự liên kết với thụ thể steroid, các hợp chất corticosteroid sẽ làm giảm viêm nhờ việc ổn định màng lysosom bạch cầu từ đó hạn chế viêm nhiễm, chảy dịch mủ từ các vết vảy nến.
- Thuốc có thể kháng tác dụng của histamin và giải phóng kinin từ chất nền, giảm sự tăng sinh các tế bào da, lắng đọng collagen và hình thành sẹo. Theo cơ chế hoạt động đó, người sử dụng thuốc sẽ cảm thấy đỡ ngứa, tế bào da cũng không tạo thêm các lớp vảy, biểu bì.
- Các chất corticosteroid chứa flour có tác dụng ngăn cản sự hoạt động phân bào của các nguyên bào sợi ở da, biểu bì nhờ đó kiểm soát sự lây lan và phát triển của bệnh.
- Các chất, thành phần trong thuốc flucinar dễ hấp thụ qua da, không làm cho da bị nhờn đồng thời thuốc có dạng gel sẽ thuận lợi cho việc điều trị ở các phần da có nhiều lông tóc và dễ dàng điều trị cho các trường hợp da kém hấp thụ các thuốc dạng kem hoặc thuốc mỡ.
Cơ chế tác dụng của corticosteroid đối với thuốc bôi tại chỗ gồm có 3 tính chất: tác dụng co mạnh, chống viêm, chống ngứa.
Thuốc flucinar có các công dụng:
- Điều trị bệnh viêm da như viêm da thần kinh, viêm da dị ứng, viêm da tiếp xúc.
- Trị bệnh vảy nến tại chỗ, không hiệu quả với việc điều trị bệnh vảy nến lan rộng.
- Điều trị bệnh lupus ban đỏ hình đĩa, liken phẳng, aczama dị ứng,...
Chống chỉ định với các trường hợp:
- Những người mẫn cảm, dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
- Những người bị hăm bẹn, bị trứng cá đỏ, trứng cá tuổi dậy thì.
- Người bị lao da, giang mai.
- Không dùng thuốc cho các bệnh nhân bị nhiễm khuẩn da do virus, nấm, vi khuẩn
- Không dùng cho bệnh nhân bị ung thư da.
Hãy đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi sử dụng
Liều dùng thuốc flucinar
Thuốc flucinar được sử dụng để điều trị bệnh vảy nến như sau:
- Thoa thuốc cho bệnh nhân tại những vùng bị bệnh với một lượng thuốc vừa đủ.
- Tùy theo mức độ bệnh mà người bệnh có thể sử dụng 2-4 lần/ngày.
- Nếu người bệnh cần băng kín chỗ bị bệnh thì phải rửa sạch vùng da cần thoa thuốc sau đó bôi thuốc rồi băng kín lại. Tốt nhất bạn nên sử dụng một miếng gạc ẩm nóng để băng vùng da bị bệnh.
- Trong trường hợp dùng thuốc để thoa lên mặt hoặc thoa thuốc cho trẻ em thì bạn không nên băng kín.
- Với loại thuốc dùng dạng kem bôi, bạn nên dùng cho các bộ phận ẩm, các hốc của cơ thể như bẹn, vùng da dưới cánh tay,...Đối với vùng da khô, da có vảy sử dụng thuốc mỡ để bôi.
Tác dụng phụ của thuốc
Thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ như sau:
- Gây ra hiện tượng khô da, nứt da, ngứa, bỏng da
- Khiến da bị nổi mụn, đổi màu
- Gây phát ban nặng
- Một số trường hợp bị khó thở, thở khò khè, khó nuốt
- Da bị nhiễm trùng sưng đỏ hoặc chảy mủ.
- Da bị teo, hình thành vết rạn, nhiễm vi khuẩn thứ phát.
- Một số trường hợp hiếm gặp là người bệnh bị suy vỏ tuyến thượng thận. Da bị rậm lông, mẫn cảm.
Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc flucinar
Những lưu ý về đối tượng sử dụng
- Có thể kết hợp với dầu salicylate 5% để làm mềm da nếu người bệnh bị khô da đầu và có cảm giác căng da.
- Khi sử dụng thuốc để điều trị bệnh vảy nến thì bệnh nhân nên được các bác sĩ theo dõi thường xuyên để phát hiện kịp thời trường hợp bệnh phát triển nghiêm trọng hơn hoặc vảy nến hình thành mủ.
- Khi sử dụng thuốc chứa dược chất fluocinolone acetonid trên vùng da rộng thì không nên băng kín vì có thể gây ra tình trạng nhiễm độc toàn thân.
- Nếu bệnh nhân dùng thuốc thoa trên diện rộng, băng kín và dùng dài ngày có thể dẫn đến bệnh suy vỏ tuyến thượng thận.
- Khi sử dụng thuốc cho các bệnh nhân có các vết thương nhiễm khuẩn cần phải kết hợp với thuốc kháng sinh phù hợp để tình trạng nhiễm khuẩn không lan rộng.
- Không được sử dụng thuốc để nhỏ mắt và tránh dây thuốc vào mắt khi bôi vì có thể dẫn đến chứng glocom.
- Khi điều trị bệnh bằng thuốc flucinar trong 3-4 tuần liên tục và vẫn không khỏi bệnh thì có thể cân nhắc ngưng hoặc giảm liều lượng thuốc xuống và hỏi ý kiến bác sĩ điều trị để tránh tác dụng phụ không mong muốn.
- Bạn nên hạn chế sử dụng thuốc trên cơ thể trẻ sơ sinh và dùng với liều thấp nhất, vừa đủ để có khả năng điều trị bệnh.
- Tương tự với phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú bạn cũng chỉ nên sử dụng khi cần thiết và dùng với liều lượng thấp nhất.
- Trong trường hợp uống thuốc quá liều hãy có phản ứng phụ hãy đến ngay cơ sở y tế gần nhất để thăm khám và xử lý kịp thời.
- Trong trường hợp quên liều phải dùng ngay khi nhớ ra. Không được bôi thuốc, sử dụng thuốc quá liều điều trị quy định.
Cách bảo quản thuốc flucinar
Để thuốc không bị ảnh hưởng đến tác dụng hoạt động hoặc giảm nguy cơ gây tác dụng ngoài ý muốn thì bạn nên lưu ý bảo quản như sau:
- Bảo quản trong hộp kín, để ở nhiệt độ phòng không để ở ngăn đá, để nơi khô ráo, thoáng mát.
- Tránh những nơi có nguồn nhiệt nóng hoặc có ánh sáng trực tiếp.
- Để thuốc tránh xa tầm tay của trẻ em và thú vật nuôi.
Một số thông tin khác về thuốc
- Tên sản phẩm: Flucinar ointment
- SĐK: VN 20849-17
- Tên hoạt chất: Fluocinolone acetonid
- Hàm lượng: thuốc mỡ 0,25 fluocinolone
- Xuất xứ: Ba Lan
- Quy cách đóng gói: 15g/tuýp/hộp.
- Hạn sử dụng (được ghi trên bao bì): 60 tháng kể từ ngày sản xuất
- Giá tham khảo: Giá bán thị trường: 40.000đ- 50.000đ/ hộp.
- HSD: 36 tháng
Bạn nên mua thuốc tại các cơ sở uy tín, dùng theo liều điều trị của bác sĩ, tránh việc tự ý sử dụng thuốc và nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.
Trên đây là những thông tin quan trọng cần thiết về thuốc flucinar dành cho những bệnh nhân bị vảy nến, viêm da, dị ứng da do Cao đẳng Y dược Sài Gòn tổng hợp. Hi vọng sau khi điều trị bệnh bằng thuốc bạn sẽ khỏi bệnh và khỏe mạnh hơn.