Niềm tin
chạm thành công !
096.152.9898 - 093.851.9898

Tác dụng của Atovaquone là gì? Có những lưu ý nào trong quá trình sử dụng thuốc?

Cập nhật: 17/11/2020 18:22 | Trần Thị Mai

Atovaquone là thuốc gì? Sử dụng như thế nào? Người bệnh sẽ gặp phải tác dụng phụ nào nếu dùng thuốc không đúng cách? Có những lưu ý nào trong quá trình dùng thuốc?... Bạn đọc hãy theo dõi bài viết dưới đây để có thêm nhiều kiến thức y khoa hữu ích.  

Tác dụng của Atovaquone là gì? Có những lưu ý nào trong quá trình sử dụng thuốc?

Tác dụng của thuốc Atovaquone

Atovaquone là một loại thuốc trị ký sinh trùng và có thể ngăn chặn sự phát triển của các vi sinh vật gây nên nhiễm trùng này.

Thuốc thường được dùng trong ngăn ngừa hoặc điều trị viêm phổi do Pneumocystis jiroveci (trước đây được gọi là viêm phổi do Pneumocystis carinii hoặc PCP).

Tuy nhiên thuốc sẽ còn được bác sĩ chỉ định dùng trong các trường hợp khác chưa được liệt kê ở trên. Nếu người bệnh thắc mắc hãy tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để có thông tin chi tiết. 

Liều dùng và cách sử dụng

Hướng dẫn sử dụng thuốc

Thuốc Atovaquone có dạng hỗn dịch, thuốc uống nên trước khi sử dụng người bệnh cần tuân thủ đúng theo sự hướng dẫn in trên nhãn dán của nhà sản xuất hoặc chỉ định của bác sĩ, dược sĩ chuyên khoa.

Với dạng hỗn dịch thì lắc chai kỹ và nhẹ nhàng trước khi sử dụng. Để có liều dùng chính xác thì nên sử dụng muỗng, cốc để đo liều dùng, tuyệt đối không dùng muỗng ăn để đo.

Với trường hợp cần sử dụng trong điều trị viêm phổi thì nên dùng kèm thuốc với thức ăn với tần suất 2 lần/ ngày trong khoảng 21 ngày.

Liều dùng thuốc sẽ được căn cứ vào tuổi tác, tình trạng sức khỏe nên người bệnh cần dùng thuốc theo đúng thời điểm trong một ngày để hoạt động của thuốc tốt nhất và khoảng cách giữa các liều dùng là 12 giờ.

Ngay cả khi các triệu chứng được cải thiện thì người bệnh cũng cần dùng cho đủ liệu trình không được tự ý ngừng quá sớm nếu chưa có chỉ định của bác sĩ vì có thể gây tái phát bệnh.

Hãy thông báo cho bác sĩ biết nếu quá trình dùng bạn gặp phải diễn biến bệnh xấu đi để điều chỉnh liều dùng cho phù hợp hơn.

Liều dùng dành cho người lớn

  • Dùng trong điều trị cho người mắc bệnh viêm phổi Pneumocystis

Sử dụng 750mg/ 2 lần/ ngày, duy trì điều trị trong khoảng 21 ngày.

Cần điều trị thay thế nếu cần thiết các khi máu động mạch không được cải thiện hoặc xấu đi từ 7 – 10 ngày điều trị.

  • Dùng trong dự phòng viêm phổi Pneumocystis

Sử dụng 1500mg/ ngày/ lần.

  • Dùng trong điều trị cho người bị nhiễm ký sinh trùng Babesia

Sử dụng 750mg/ ngày/ 2 lần kèm với azithromycin trong vòng 7 – 10 ngày.

  • Dùng trong điều trị cho người sốt rét

Sử dụng 500 – 750mg, duy trì điều trị trong 7 ngày. Khoảng cách của mỗi lần dùng là 12 giờ.

Nên được sử dụng kết hợp với các thuốc điều trị sốt rét khác.

  • Dùng trong điều trị cho người bị nhiễm ký sinh trùng Toxoplasma

Sử dụng 750mg, duy trì điều trị trong khoảng 2 – 6 tháng. Khoảng cách giữa các liều dùng 6 giờ.

Điều trị duy trì nhiễm ký sinh trùng Toxoplasma sẽ duy trì cho mỗi 6 – 8 giờ.

Liều dùng dành cho trẻ em

  • Dùng trong điều trị cho trẻ mắc bệnh viêm phổi Pneumocystis

Trẻ em từ 1 tháng – 12 tuổi: Sử dụng 20mg/ kg. Đường uống ngày/ 2 lần.

Trẻ em từ 13 tuổi trở lên: Sử dụng 750mg/ kg. Đường uống mỗi ngày/ 2 lần.

Liều lượng tối đa không vượt quá 1500mg/ ngày.

  • Dùng trong dự phòng viêm phổi Pneumocystis

Trẻ em từ 1 tháng – 3 tháng tuổi: Sử dụng 30mg/ kg. Đường uống mỗi ngày/ 1 lần.

Trẻ em từ 4 tháng tuổi - 2 tuổi trở lên: Sử dụng 45mg/ kg. Đường uống mỗi ngày/ 1 lần.

Trẻ em từ 2 tuổi - 12 tuổi trở lên: Sử dụng 30mg/ kg. Đường uống mỗi ngày/ 1 lần.

Trẻ em từ 13 tuổi trở lên: Sử dụng 1500mg/ kg. Đường uống mỗi ngày/ 1 lần.

Liều lượng tối đa không vượt quá 1500mg/ ngày.

  • Liều dùng dành cho trẻ bị nhiễm ký sinh trùng Babesia

Trẻ em từ 1 – 12 tuổi: Sử dụng với liều 20mg/ kg/ ngày/ 2 lần. Kết hợp với thuốc azithromycin với liều 12mg/ kg/ ngày/ lần. Duy trì điều trị 7 – 10 ngày.

Trẻ em từ 13 tuổi trở lên: Sử dụng 750mg/ ngày/ 2 lần. Kết hợp với thuốc azithromycin duy trì điều trị 7 – 10 ngày.

Liều dùng tối đa không vượt quá 1500mg/ ngày.

thuoc-atovaquone
Sốt có thể là tác dụng phụ của người bệnh khi dùng thuốc Atovaquone

>> Tìm hiểu: Ngành Cao đẳng Xét Nghiệm Y học TPHCM để có nhiều thông tin về ngành học đang thu hút được nhiều bạn trẻ theo học

Tác dụng phụ của thuốc

Người bệnh cần đến các cơ sở y tế chuyên khoa để kịp thời xử lý ngay khi có các triệu chứng nghiêm trọng như:

  • Sốt kèm theo các triệu chứng cúm.
  • Dễ bị bầm tím hoặc có các tình trạng chảy máu bất bình thường.
  • Ho dữ dội.
  • Mảng trắng xuất hiện trong cổ hoặc họng.
  • Có các triệu chứng co thắt phế quản như thở khò khè, tức ngực
  • Bề mặt da bong tróc hoặc bị phát ban đỏ.
  • Có các triệu chứng chán ăn, nước tiểu đậm màu hơn.

Một số các tác dụng phụ ít nghiêm trọng hơn như:

  • Rối loạn tiêu hóa ở mức độ nhẹ như buồn nôn, nôn mửa, đau bụng nhẹ.
  • Có triệu chứng đau đầu.
  • Cơ thể suy nhược, chóng mặt.
  • Xuất hiện triệu chứng đau cơ.
  • Đổ nhiều mồ hôi.
  • Gặp khó khăn về giấc ngủ.
  • Bề mặt da phát ban nhẹ.

Mặc dù các triệu chứng tác dụng phụ ở trên chưa phải danh mục đầy đủ nhưng nếu người bệnh thắc mắc hãy hỏi trực tiếp ý kiến bác sĩ để có thông tin chi tiết.

Tuy rằng không phải người bệnh nào cũng mắc phải các triệu chứng ở trên nên người bệnh không quá lo lắng chỉ cần theo dõi cơ thể người bệnh

Tương tác thuốc

Theo các giảng viên trường Cao đẳng Dược TP HCM chia sẻ người bệnh nên báo cho bác sĩ biết về những loại thuốc bạn sử dụng trong quá trình dùng thuốc AtovaquoneVì quá trình tương tác thuốc xảy ra có thể làm mất đi tác dụng của thuốc Atovaquone hoặc xảy ra các tác dụng phụ gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Cụ thể như:

  • Clozapine (Clozaril, FazaClo);
  • Carbamazepine (Carbatrol, Tegretol);
  • Rifabutin (Mycobutin);
  • Rifampin (Rifadin, Rifater, Rifamate, Rimactane).

Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào, đặc biệt là: người mắc bệnh gan, rối loạn dạ dày hoặc đường ruột…

Bên cạnh đó sẽ có những loại thực phẩm tương tác với thuốc Atovaquone như rượu, thuốc lá nên tốt nhất không nên uống rượu trong thời gian sử dụng thuốc. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để có lời hướng dẫn chính xác nhất.

Những lưu ý trong quá trình sử dụng thuốc

Tác dụng phụ của thuốc Atovaquone có thể làm ảnh hưởng đến giấc ngủ, chóng mặt, hạ huyết áp hoặc đau đầu… nên những người lái xe  hoặc thường xuyên vận hành máy móc thì cần chú ý đến thời gian sử dụng thuốc để không gây hại đến sức khỏe người dùng.

Người bệnh hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để có khuyến nghị cụ thể về các loại thuốc để có liều dùng phù hợp.

Đọc kỹ thông tin về hướng dẫn bảo quản thuốc để những lần sử dụng sau vẫn giữ nguyên hiệu quả hoạt động của thuốc. Bảo quản thuốc Atovaquone ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm, tránh ánh sáng. Bạn không bảo quản thuốc trong phòng tắm hay trong ngăn đá.

Thuốc chống chỉ định dùng trong các trường hợp

  • Người dị ứng hoặc quá mẫn cảm với các thành phần của thuốc.
  • Phụ nữ mang thai hoặc đang trong quá trình nuôi con bằng sữa mẹ.
  • Người mắc rối loạn dạ dày, rối loạn đường ruột hoặc bệnh gan.

Thông tin trên về thuốc Atovaquone chỉ mang tính chất tham khảo và không có tác dụng thay thế chỉ định của bác sĩ, dược sĩ chuyên khoa. Bạn đọc hãy thường xuyên cập nhật các bài viết tiếp theo về y khoa hữu ích cùng chuyên mục này.