Niềm tin
chạm thành công !
096.152.9898 - 093.851.9898

Tác dụng phụ nào sẽ gặp phải khi dùng thuốc Actrapid?

Cập nhật: 10/07/2021 10:55 | Trần Thị Mai

Thuốc Actrapid thường được bác sĩ chỉ định điều trị đái tháo đường. Bài viết dưới đây các giảng viên của nhà trường sẽ chia sẻ các thông tin chi tiết về thuốc Actrapid. Bạn đọc hãy cùng theo dõi nhé!  

Tác dụng phụ nào sẽ gặp phải khi dùng thuốc Actrapid?

Thuốc Actrapid thuộc nhóm thuốc Hormone, nội tiết tố.

Dạng bào chế: Dung dịch tiêm.

Đóng gói: Hộp 1 lọ 10ml.

Thành phần: Human Insulin. 

Tác dụng của thuốc Actrapid

Thuốc Actrapid thường được chỉ định dùng trong điều trị bệnh đái tháo đường type1.

Bên cạnh đó còn có tác dụng điều trị đái tháo đường type2 khi các thuốc chống đái tháo đường tổng hợp không còn có hiệu quả.

Khi được chỉ định để ổn định hơn tình trạng đái tháo đường ban đầu và đặc biệt sẽ dùng  cho các trường hợp cấp cứu của bệnh đái tháo đường.

Thuốc Actrapid còn được dùng cho tình trạng người bệnh gầy yếu, kém ăn, suy dinh dưỡng, thường xuyên nôn hoặc có các rối loạn chuyển hóa đường.

Ngoài ra thuốc sẽ còn được bác sĩ, dược sĩ chỉ định dùng trong các trường hợp khác mà chưa được liệt kê ở trên. Nếu người bệnh có thắc mắc hãy liên hệ trực tiếp cho các bác sĩ chuyên khoa để biết thêm thông tin.

Liều dùng và cách sử dụng

Hướng dẫn sử dụng

Liều dùng của từng người sẽ thay đổi tùy thuộc từng người bệnh nên cần tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Tuyệt đối không được tự ý ngưng sử dụng điều trị khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Trước khi sử dụng thuốc nên quan sát ống tiêm xem có thay đổi về hình thức bên ngoài không. Nếu có thay đổi thì không  nên dùng để tránh gây hại cho ảnh hưởng.

Thuốc thường được tiêm dưới da vào thành bụng, vùng đùi, vùng mông hoặc vùng cơ delta cũng có thể được dùng. Khi tiêm ở vị trí này sẽ hấp thu nhanh hơn so với những vị trí tiêm khác.

Nên nhờ bác sĩ thực hiện tiêm tĩnh mạch để đạt hiệu quả cao  nhất trong điều trị.

Sau khi tiêm nên giữ kim ở dưới da ít nhất trong khoảng 6 giây để thuốc vào hết và hận chế đến mức tối đa việc chảy máu hoặc các dịch khác trong cơ thể chảy vào ống kim.

Thường xuyên thay đổi vị trí tiêm để tránh trường hợp loạn dưỡng mỡ.

Mỗi lần dùng sẽ thay đổi một ống tiêm để tránh nguy cơ lây nhiễm bệnh.

Thuốc tác dụng nhanh và thường được dùng kết hợp với insulin tác dụng vừa hay insulin tác dụng kéo dài.
Việc tiêm insulin nên được thực hiện 30 phút trước bữa ăn chính hay bữa ăn phụ có carbohydrate.

Đối với các bệnh nhân có tiền sử về tuyến thượng thận, tuyến yên, tuyến giáp thì nên thông báo cho bác sĩ để thay đổi liều dùng phù hợp.

Liều dùng dành cho người lớn

Người lớn sẽ được bác sĩ điều trị chỉ định cụ thể và thông thường cần đáp ứng nhu cầu insulin của từng cá nhân thường từ 0,3-1,0 lU/kg/ngày

thuoc-Actrapid
Cần nhờ đến sự giúp đỡ của nhân viên y tế để tiêm đúng liều lượng được chỉ định

>> Tìm hiểu thêm: Các thông tin Cao đẳng Y Dược Sài Gòn tuyển sinh 2020 để có sự lựa chọn đúng đắn ngành học và nghề nghiệp trong tương lai

Liều dùng dành cho trẻ em

Hiện tại thuốc chưa được nghiên cứu về liều dùng an toàn dành cho trẻ em. Như vậy nên các bậc phụ huynh tuyệt đối không tự ý dùng thuốc cho trẻ khi chưa được bác sĩ chuyên khoa chỉ định.

Tốt nhất để đảm bảo sức khỏe nên cho trẻ đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị phù hợp.

Tác dụng phụ của thuốc Actrapid

Hầu hết tác dụng phụ phổ biến có thể xảy ra khi sử dụng thuốc Actrapid là hạ đường huyết.

Hạ đường huyết sẽ bao gồm các triệu chứng như đổ mồ hôi,  da xanh, lạnh và bồn chồn, cơ thể thường xuyên mệt mỏi, thị lực suy giảm, nhức đầu, buồn nôn, đánh trống ngực…

Khi tình trạng hạ đường huyết quá nghiêm trọng sẽ gây ra bất tỉnh, suy giảm chức năng tạm thời hoặc gây ra tử vong.

Ở vị trí tiêm có thể gây ra tình trạng loạn dưỡng mỡ nếu bạn không thường xuyên thay đổi vị trí tiêm.

Có các phản ứng mẫn cảm toàn thân như ngứa, hạ huyết áp…

Các phản ứng quá mẫn cảm tại chỗ xuất hiện như đỏ, sưng hoặc ngứa ở chỗ tiêm.

Tương tác thuốc

Sẽ có những loại thuốc tương tác với nhau làm ảnh hưởng đến hoạt động và hiệu quả của thuốc đối với sức khỏe. Hãy thông báo với bác sĩ, dược sĩ chuyên khoa các loại thuốc bạn đang dùng bao gồm cả thuốc được kê đơn, không được kê đơn, thực phẩm chức năng… để điều chỉnh liều dùng cho phù hợp hơn với tình trạng sức khỏe.

  • Những nhóm thuốc có thể làm giảm nhu cầu insulin của bệnh nhân:

Thuốc điều trị đái tháo đường dạng uống, salicylate, các steroid đồng hóa và sulphonamide chất ức chế enzyme chuyến angiotensin (ACE),chất ức chế monoamine oxidase (MAOI), thuốc chẹn beta không chọn lọc.

  • Những chất sau đây có thể làm tăng nhu cầu insulin của bệnh nhân:

Octreotide/lanreotide có thể làm tăng hoặc giảm nhu cầu insulin. Thuốc chẹn beta có thể che lấp các triệu chứng hạ đường huyết và làm chậm trễ sự hồi phục. 

Thuốc tránh thai dạng uống, glucocorticoid, hormone tuyến giáp,  hormone tăng trưởng và danazol, chất có tác dụng giống thần kinh giao cảm, thiazide.

Bên cạnh đó tình trạng sức khỏe của người bệnh cũng có thể xảy ra tương tác với thuốc và gây ra tác dụng phụ như những người mắc bệnh thận, bệnh gan…

Rượu sẽ là một trong những đồ uống làm ảnh hưởng xấu đến quá trình điều trị bằng thuốc. Do đó hãy tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa về chế độ dinh dưỡng tốt cho việc dùng thuốc đạt hiệu quả cao hơn.

Những  lưu ý trong quá trình sử dụng thuốc

Do hậu quả của hạ đường huyết khi dùng Actrapid trong trị bệnh. Điều này sẽ gây ra nguy hiểm nếu cần sự tập trung, đặc biệt đối với những người thường xuyên lái xe hoặc vận hành máy móc. Hãy chú ý thời gian dùng thuốc để không xảy ra những điều đáng tiếc.

Phụ nữ mang thai hoặc đang trong quá trình nuôi con bằng sữa mẹ thì cần tìm hiểu thật kỹ, cân nhắc liều dùng dành phù hợp. Tốt nhất nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa về lợi ích về việc dùng thuốc.

Khi chuyển bệnh nhân sang sử dụng một loại insulin khác hay nhãn hiệu insulin khác cần thực hiện dưới sự giám sát y tế chặt chẽ.

Hãy đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ vì mỗi loại thuốc sẽ có phương pháp bảo quản khác nhau. Tuyệt đối không nên để thuốc ở trong phòng tắm hay ngăn đá tủ lạnh. Nên bảo quản thuốc Actrapid ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm và tránh ánh sáng. Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.

Trên đây là các thông tin tham khảo về thuốc Actrapid được các giảng viên của nhà trường chia sẻ, hy vọng từ những chia sẻ đó bạn đọc sẽ có thêm nhiều kiến thức hữu ích. Nếu còn có thắc mắc về thuốc hãy hỏi trực tiếp bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp vì những thông tin ở trên chỉ mang tính chất tham khảo.