Niềm tin
chạm thành công !
096.152.9898 - 093.851.9898

Cảnh báo trẻ em nhiễm giun từ chó mèo

Cập nhật: 25/06/2020 10:51 | Trần Thị Mai

Các bác sĩ khoa khám bệnh, Bệnh viện Nhi đồng TP Cần Thơ cho biết đã tiếp nhận nhiều trường hợp trẻ đến khám điều trị do nhiễm giun sán, trong đó có giun đũa từ chó mèo, phần lớn trường hợp không có triệu chứng nhận biết khiến gia đình lo lắng.

Cảnh báo trẻ em nhiễm giun từ chó mèo

Mới đây, một bệnh nhi mới 23 tháng tuổi phải nhập viện cấp cứu tại khoa hồi sức tích cực - chống độc do bị suy hô hấp, tràn dịch màng phổi lượng nhiều, qua khai thác các bác sĩ chẩn đoán nguyên nhân do giun đũa chó mèo di chuyển lên phổi.

Bệnh nhi là bé trai T.G.H. (ở quận Ninh Kiều, Cần Thơ), trước đó gia đình thấy bé ho khan, ăn uống kém, ho ngày càng nhiều dẫn đến khó thở, mệt ngày càng tăng... 

Sau 1 tuần điều trị ở bác sĩ tư không khỏi, gia đình không biết bé bị bệnh gì nên đưa đến bệnh viện cấp cứu. Lúc này, bác sĩ khám thấy tình trạng bé suy hô hấp, thở nhanh, rút lõm lồng ngực nên đưa vào điều trị tại khu vực hồi sức tích cực.

Hình ảnh X-quang, siêu âm và CT-scan ghi nhận bệnh nhi tràn dịch màng phổi phải lượng nhiều. Khai thác bệnh sử, các bác sĩ nghi ngờ bệnh nhi bị giun đũa chó mèo di chuyển lên phổi nên đã làm các phương pháp, hình ảnh cận lâm sàng, xét nghiệm tầm soát tìm nguyên nhân. 

Kết quả công thức tế bào máu có bạch cầu tăng cao (trong đó tỉ lệ Eosinophil cao bất thường), đồng thời kết quả dương tính với huyết thanh chẩn đoán nhiễm giun đũa chó mèo.

Người nhà của bé cho biết từ khi sinh bé chưa từng được xổ giun, khu vực nhà ở có nuôi nhiều chó mèo, bé thường xuyên được cho tiếp xúc với chó mèo dưới nền gạch, sân nhà... 

Bệnh nhi được chỉ định điều trị đặc hiệu bằng thuốc kháng ký sinh trùng, qua hơn 20 ngày tình trạng bé dần ổn định, ăn uống khá hơn, hết khó thở

BS Trương Cẩm Trinh - trưởng khoa khám 2, Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ - cho biết thông thường người nhiễm ấu trùng giun đũa chó, mèo hay giun sán nói chung không có triệu chứng lâm sàng đặc hiệu nên rất khó nhận biết, thường gặp nhiều hơn ở trẻ em. 

Các trường hợp nặng gây biến chứng có hội chứng viêm phổi, đau bụng mãn tính, rối loạn thần kinh khu trú... 

Cần lưu ý không nuôi chó mèo trong khu vực vui chơi của trẻ em, chú ý vệ sinh ăn uống, vệ sinh cá nhân, nhà cửa thường xuyên; tẩy giun đúng định kỳ.

Cao đẳng Y Dược TPHCM sưu tầm và tổng hợp