Niềm tin
chạm thành công !
096.152.9898 - 093.851.9898

Chế độ phụ cấp, trợ cấp độc hại cho y bác sĩ ngành y tế 2020

Cập nhật: 26/05/2020 11:30 | Trần Thị Mai

Bài chia sẻ dưới đây Cao đẳng Dược sẽ chia sẻ đến bạn đọc những thông tin hữu ích về các quy định của pháp luật xoay quanh chế độ phụ cấp, trợ cấp độc hại cho y bắc sĩ trong ngành y tế mới nhất. Mời bạn đọc cùng tham khảo!  

Chế độ phụ cấp, trợ cấp độc hại cho y bác sĩ ngành y tế 2020

Phụ cấp độc hại là gì?

Ngoài tiền lương, thì do đặc điểm và tính chất công việc mà ngành Y tế sẽ được hưởng thêm một khoản tiền được gọi là phụ cấp.

Phụ cấp độc hại trên thực tế thường được hiểu và áp dụng cho những đối tượng đang phải làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, độc hại và đặc biệt ẩn chứa nhiều nguy hiểm, độc hại. Do đó mà họ sẽ nhận được khoản phụ cấp để bù đắp lại một phần tổn hại về sức khỏe, tinh thần và có thể là suy giảm khả năng lao động.

Nhưng hiện nay mỗi ngành nghề sẽ có những tính chất đặc thù riêng cho  nên mức phụ cấp sẽ không giống nhau do còn phụ thuộc vào nhóm ngành nghề, công việc.

Chế độ phụ cấp độc hại ngành y tế mới nhất

Căn cứ theo quy định Thông tư 07/2005/TT-BNV, có 4 mức phụ cấp độc hại áp dụng cho cán bộ, công chức, viên chức ngành Y tế như sau:

a) Mức 1, hệ số 0,1 áp dụng đối với những người:

– Trực tiếp phục vụ bệnh nhân thận nhân tạo;

– Trực tiếp chữa răng và làm hàm răng giả;

– Làm việc trong buồng tối, thiếu ánh sáng và không khí như buồng rửa phim, buồng làm thị trường;

– Gián tiếp phục vụ bệnh nhân tâm thần, lao, truyền nhiễm, phong.

b) Mức 2, hệ số 0,2 áp dụng đối với những người:

Trực tiếp chăm sóc, điều trị bệnh nhân ung thu hở có mùi hôi thối ở các bệnh viện chuyên khoa hoặc ung thư của bệnh viện đa khoa;

– Trực tiếp khám, chữa bệnh, phục vụ bệnh nhân da liễu (giang mai, lậu, sùi mào gà, trùng roi, nấm mốc, hạ cam, ghẻ);

– Trực tiếp điều trị, chăm sóc bệnh nhân liệt do chấn thương cột sống, xuất huyết não, viêm màng não lao, viêm màng não mủ, viêm tủy;

– Trực tiếp chăm sóc, điều trị bệnh nhân sau mổ (trong 48 giờ) thuộc ca mổ loại I, II; Bệnh nhân bỏng từ độ II trở lên và có diện tích bỏng 8% đối với trẻ em và 15% đối với người lớn;

– Trực tiếp giữ giống, chủng loại vi sinh vật, ký sinh trùng trên động vật và chăn nuôi súc vật đã tiêm cấy vi trùng gây bệnh;

– Trực tiếp phục vụ vệ sinh buồng bệnh và giặt quần cáo cho bệnh nhân;

– Sử dụng máy có dòng điện cao tần để điều trị bệnh nhân;

– Thường xuyên làm công tác vệ sinh phòng dịch, chống sốt rét phải tiếp xúc với môi trường phân, nước thải, rác, hơi khí độc;

– Rửa chai, lọ, dụng cụ thí nghiệm có hóa chất độc, vi sinh vật gây bệnh (phải dùng hóa chất độc để xử lý sát trùng);

– Làm xét nghiệm sinh hóa, huyết học, ký sinh trùng;

– Pha chế thuốc độc bảng A và thủ kho hóa chất;

– Pha chế huyết thanh, văcxin trong phòng kín và hấp sấy tiệt trùng các dụng cụ, trang thiết bị.

c) Mức 3, hệ số 0,3 áp dụng đối với những người:

– Giải phẫu bệnh lý;

– Trực tiếp giữ giống, chủng loại vi sinh vật, ký sinh trùng trên động vật và chăn nuôi súc vật đã tiêm cấy vi trùng gây bệnh;

– Trực tiếp phục vụ vệ sinh buồng bệnh và giặt quần cáo cho bệnh nhân;

– Sử dụng máy có dòng điện cao tần để điều trị bệnh nhân;

– Thường xuyên làm công tác vệ sinh phòng dịch, chống sốt rét phải tiếp xúc với môi trường phân, nước thải, rác, hơi khí độc;

– Rửa chai, lọ, dụng cụ thí nghiệm có hóa chất độc, vi sinh vật gây bệnh (phải dùng hóa chất độc để xử lý sát trùng);

– Làm xét nghiệm sinh hóa, huyết học, ký sinh trùng;

– Pha chế thuốc độc bảng A và thủ kho hóa chất;

– Pha chế huyết thanh, văcxin trong phòng kín và hấp sấy tiệt trùng các dụng cụ, trang thiết bị.

– Giải phẫu bệnh lý;

– Thường xuyên sử dụng các hóa chất độc mạnh mà trong môi trường làm việc vượt quá tiêu chuẩn quy định như sau:

– Axit Sulfuric (H2SO4) vượt quá đậm độ 0,01mg/lít không khí;

+ Benzol vượt quá đậm độ 0,05mg/lít không khí;

+ Toluen vượt quá đậm độ 0,10mg/lít không khí;

+ Xynol vượt quá đậm độ 0,10mg/lít không khí;

– Sản xuất các chất hấp phụ dùng cho phân tích sắc ký như Silicazen các ống chuẩn độ (dung dịch mẹ).

d) Mức 4, hệ số 0,4 áp dụng đối với những người:

Trực tiếp điều trị, phục hồi chức năng và phục vụ bệnh nhân phong (hủi), kể cả các xét nghiệm Hansen;

– Chiếu chụp, điện quang;

– Mổ xác, giải phẫu pháp y và bảo quản trông nom xác;

– Dùng các chất phóng xạ Radium, Cobalt để khám chữa bệnh;

– Trực tiếp phục vụ bệnh nhân tâm thần ở các bệnh viện chuyên khoa và các khoa tâm thần ở các bệnh viện đa khoa (kể cả phục vụ thương binh và bệnh binh tâm thần ở các khu điều trị, điều dưỡng thương binh, bệnh binh);

– Trực tiếp phục vụ bệnh nhân mắc bệnh HIV/AIDS, bệnh dại, bệnh truyền nhiễm, bệnh lao ở các bệnh viện, viện chuyên khoa, các khoa truyền nhiễm và khoa lao ở các bệnh viện đa khoa;

– Thường xuyên chuyên trách làm công tác kiểm nghiệm độc chất pháp y.

che-do-phu-cap-tro-cap-doc-hai-cho-y-bac-si

Cách tính phụ cấp độc hại mới nhất?

Cách tính phụ cấp độc hại mới nhất hiện nay

Mức hưởng: Theo thông tư 07/2005/TT-BNV thì “phụ cấp độc hại, nguy hiểm gồm 4 mức 0,1; 0,2;; 0,3 và 0,4 só với mức lương tối thiểu”.
 
Cách tính:  Phụ cấp độc hại, nguy hiểm được tính theo thời gian thực tế làm việc tại nơi có các yếu tố độc hại, nguy hiểm; nếu làm việc dưới 4 giờ trong ngày thì được tính bằng 1/2 ngày làm việc, nếu làm việc từ 4 giờ trở lên thì được tính cả ngày làm việc. Phụ cấp độc hại, nguy hiểm được trả cùng kỳ lương hàng tháng và không dùng để tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.

Phụ cấp độc hại, nguy hiểm gồm 4 mức: 0,1; 0,2; 0,3 và 0,4 so với mức lương cơ sở. Từ 1/7/2020 lương cơ sở là 1.6 triệu đồng. Từ đó xác định phụ cấp như sau:

Đơn vị: đồng

Mức

Hệ số

Từ 1/1/2020 đến 30/6/2020

Từ 1/7/2020

1

0,1

149 000

160 000

2

0,2

298 000

320 000

3

0,3

447 000

480 000

4

0,4

596 000

640 000

Như vậy, nếu người lao động làm việc thuộc danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì mức phụ cấp độc hại sẽ tùy theo sự thỏa thuận khi giao kết hợp đồng lao động.

Trên đây là những chia sẻ của Ban tư vấn tuyển sinh Trường Cao Đẳng Y Dược Sài Gòn về Chế độ phụ cấp, trợ cấp độc hại cho y bác sỹ ngành y tế mới nhất năm 2020. Tuy nhiên những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, nếu bạn có thắc mắc thì hãy liên hệ với các cấp có thẩm quyền để được giải đáp rõ và chính xác hơn.