Ngành giáo dục nước ta đang có kế hoạch thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới bắt đầu ở khối lớp 1 vào giai đoạn từ năm 2020 - 2021. Tuy nhiên, chương trình vẫn còn gặp nhiều khó khăn đặc biệt phải kể đến một trong những nguyên nhân chính có tầm ảnh hưởng lớn đến hiệu quả, kết quả của chiến dịch này là sĩ số học sinh. Theo thống kê, hiện tại sĩ số các lớp học ở nhiều vùng miền đã cao gấp đôi so với sĩ số quy định từ 40-70 học sinh trên một lớp.
Sĩ số học sinh là một thách thức lớn khi triển khai các chương trình giáo dục mới
Theo sĩ số chuẩn thế giới từ những nước có nền giáo dục phát triển bậc nhất hiện nay như Mỹ, Singapore thì sĩ số của họ chỉ dao động từ 15-25 học sinh/ lớp. Với số lượng học sinh như vậy, giáo viên có thể tổ chức được nhiều hoạt động giáo dục theo kiểu vừa dạy vừa chơi hiệu quả.
Sĩ số quy định của nước ta được quy định trong điều lệ là 35 học sinh/ lớp ở cấp bậc tiểu học, 45 học sinh/ lớp ở cấp bậc trung học trở lên. Tuy nhiên, hiện nay tại các vùng cao con số đó đã vượt gấp đôi lên đến khoảng 40-70 học sinh/ lớp.
Nhiều giáo viên chia sẻ: “Giữ trật tự đã mất khá nhiều thời gian. Thời gian ít ỏi còn lại, giáo viên chỉ thực hiện công việc thuyết giảng, đọc cho học sinh chép và về nhà yêu cầu các em học thuộc là xong. Giáo viên có nhiệt tình đến đâu cũng không thể hướng dẫn tiếp vì không còn thời gian và phải qua tiết khác dạy hoặc phải trả lớp cho đồng nghiệp khác.”
Nhiều thầy cô cho biết hiện nay ở một số thành phố lớn như Hà Nội, Bình Dương, Đồng Nai, TP.HCM,...Bộ giáo dục đã triển khai nhiều phương pháp dạy học mới, nhiều mô hình dạy học tích cực nhưng họ vẫn không thể vận dụng vào tiết dạy của mình thường xuyên được.
Nếu vẫn giữ sĩ số lớn như vậy thì giáo viên không có cách nào giảng dạy theo các phương pháp mới mà vẫn phải giữ phương pháp giảng dạy truyền thống. Các chương trình giáo dục phổ thông mới có mục tiêu là tập trung giảng dạy theo hướng phát triển năng lực toàn diện cho học sinh.
Biện pháp khắc phục tình trạng khó khăn
Để nền giáo dục phát triển theo đúng định hướng thì biện pháp duy nhất vẫn là phải giảm sĩ số học sinh trong lớp học xuống mức chuẩn quy định của nước ta.
Biện pháp giảm sĩ số học sinh đã được một số trường thực hiện bằng cách sát nhập các trường học gần nhau để xây dựng thêm phòng học và giảm số lượng các phòng hội đồng, phòng kế toán, phòng Ban giám hiệu,...bên cạnh đó tận dụng một số phòng chức năng trong nhà trường làm lớp học chung như phòng dạy
Âm nhạc, phòng dạy Anh Văn,...
Cần phải có những biện pháp giảm bớt sĩ số trong lớp học
Đối với cấp bậc tiểu học thiết bị là chưa thật sự cần thiết vì vậy nhà trường nên giao trực tiếp các thiết bị dạy học cho các lớp để tại phòng học của mình ngay từ đầu năm. Cùng với đó, bố trí hiệu trưởng, hiệu phó, kế toán vào làm việc chung trong một phòng thì sẽ tiết kiệm được thêm ít nhất 2 phòng học cho học sinh. Điều này cũng tránh được những việc làm không đúng đắn.
Ở những thành phố lớn, trường học xây mới nên có thể nằm xa trung tâm vì vậy nhà trường, Bộ giáo dục cần phải quan tâm trang bị hệ thống xe buýt riêng để đưa đón học sinh. Trường hợp này có thể thực hiện áp dụng theo một số nước với thời gian quy định từ 8 giờ đến 4 giờ chiều để không ảnh hưởng đến công việc của cha mẹ.
Từ những điều thực tế trong quá trình giảng dạy, các giáo viên khẳng định nếu không giảm sĩ số học sinh từng lớp học thì dù có áp dụng chương trình mới hay và hoàn hảo như thế nào cũng không thể thực hiện thành công được.
Nguồn: Trường Cao đẳng Y dược Sài Gòn tổng hợp