Để dạy trẻ em khuyết tật cần phải có sự kiên trì
Đây là câu chuyện diễn ra cách đây khoảng hơn 10 năm trước. Lúc đầu thầy Quy được phân công công tác dạy toán cấp 2 ở tỉnh Quang Nam, sau đó chuyển sang giảng dạy tại Trường Phổ thông chuyên biệt Nguyễn Đình Chiểu, Đà Nẵng vào ngày 17-9-1999.
Thầy Quy nhớ lại những ngày đầu đến trường nhận công tác
Thầy Quy vẫn còn nhớ như in, lúc thầy đến nhận công tác phải chờ thầy hiệu trưởng bận. Trong lúc chờ, thầy đã gặp và trò chuyện với các em khiếm thị. Thầy chia sẻ: “Các em hết sức hồn nhiên và thông minh. Nói chuyện một hồi, tôi nghĩ các em thực sự cần những thầy cô giáo đầy nhiệt huyết và phải chấp nhận hy sinh. Thế là tôi không còn gì băn khoăn nữa mà vào nói với hiệu trưởng rằng tôi sẽ lên lớp vào ngày mai, trước ngày phân công trong quyết định 3 ngày”.
Kể từ ngày đó, thầy đã quyết định công tác tại đây giúp đào tạo các học sinh khuyết tật, mỗi tuần chỉ có 19 tiết nhưng thầy đã tăng lên 30 tiết để các em dễ tiếp thu. Đôi khi, buổi tối thầy chỉ kịp về nhà ăn vội rồi lại trở lên trường để dạy tiếp các em nội trú.
Những khó khăn, trăn trở
Trong quá trình giảng dạy, thầy Quy gặp phải nhiều khó khăn những khó nhất phải kể đến là vấn đề giúp các em khiếm thị học chữ nổi. Thầy cười nói: “"Đặc thù của chữ nổi viết hàng ngang, kể cả phân số trong toán học. Tôi bắt đầu đi học chữ nổi, học từ giáo viên trong trường và từ chính các em học sinh. Ngày đó chứ như bây giờ chắc nhiều người sẽ nói là tôi bị hâm"
Thầy Quy nhận thấy các em khiếm thị cần phải học bằng những hình nổi và cố định một chỗ. Vì vậy, thầy đã nghĩ đến việc chế tạo ra một bảng có nhiễm từ ở dưới để bảo đảm cho những hình ghép được cố định.
Dám nghĩ dám làm, thầy đã đi đến khắp các kho phế liệu tại Đà Nẵng đẻ tìm mua nam châm nhưng thất bại vì hầu hết chỉ có nam châm to. May thay, trong một lầm tình cờ đi sửa lao thầy nhận thấy phía sau loa có nam châm nhỏ, mỏng chính là cái mà thầy đang tìm kiếm.
Tiếp đó, thầy đã về nhà gom tiền lại và đến các tiệm bán, sửa loa để thu gom mua nam châm về làm bảng. Nhiều người biết được thầy đang tìm kiếm nam châm để làm bảng nổi giúp các em khiếm thị cũng đã giúp sức tìm kiếm cùng.
Đến năm 2003, thầy Quy đã sáng chế được chiếc bảng từ đầu tiên hỗ trợ dạy học cho học sinh trường PTCB Nguyễn Đình Chiểu. Chiếc bảng đã đoạt được giải nhất trong cuộc thi sáng tạo đồ dùng dạy học toàn quốc được tổ chức tại TP.Nha Trang, Khánh Hòa vào năm 2005. Cùng với đó, thầy được một tổ chức từ thiện tài trợ kinh phí để làm thêm 40 bảng con nhiễm từ nữa.
Không chỉ dừng tại đó, vào năm 2014, thầy Quy còn sáng chế ra gậy có hệ thống đèn LED chớp nháy, còi giúp những người mù lòa cảnh báo khi đi qua đường và được nhiều trường chuyên biệt trong cả nước sử dụng.
Thầy Quy cả đời gắn bó giúp các em khuyết tật
Cùng năm đó, thầy được bổ nhiệm lên làm Hiệu trưởng Trường chuyên biệt Tương Lai. Tại trường này, ngoài dạy các em khuyết tật còn đảm đương luôn những trẻ chậm phát triển trí tuệ và trẻ bị tự kỷ. Biết được trường đang cần người quản lý có kinh nghiệm, thầy Quy đồng ý rời Trường PTCB Nguyễn Đình Chiểu.
Trong quá trình công tác, thầy đã gặp không ít khó khăn đặc biệt là những lúc có em gào rú, la hết vì không hài lòng thầy lại phải bỏ việc để dỗ dành các em.
Thầy kể: "Ở đây, lớp học nào cũng xen kẽ có những em bị chậm phát triển trí tuệ hay bị tự kỷ, tăng động. Mỗi em có mỗi điểm khác nhau, có em thì không thích nói nặng lời, có em cứ đến 15 giờ mỗi ngày là bắt đầu la hét, gào rú… Không có phương pháp nào chung cho các em ấy cả, chỉ là hiểu tính nết của mỗi đứa để có cách "chiều".
Sau hơn chục năm gắn bó với các học sinh khuyết tật, thầy Quy nhận ra việc truyền đạt kiến thức, kỹ năng của bản thân cho các em là một niềm hạnh phúc. Mỗi giờ lên lớp giảng dạy thầy đều cảm thấy phấn khởi hơn. Có lần, Sở Giáo dục và đào tạo định chuyển thầy sang một trường khác nhưng thầu đã lắc đầu.
Đối với thầy Quy hiện tại"Tôi sẽ dành cả phần đời còn lại ở đây, ở Trường chuyên biệt Tương Lai hay nói đúng hơn là sẽ dành cuộc đời cho các em học sinh khuyết tật" - thầy Quy nói. Nếu có ai hỏi đến thì thầy Quy vẫn khẳng định rằng đến với các em khuyết tật luôn là sự lựa chọn đúng đắn trong cuộc đời của thầy.
Bài viết được cô Đặng Thùy Linh Trường cao đẳng y dược TPHCM tổng hợp