Việt Nam đang thiếu trầm trọng bác sỹ tại các bệnh viện công
Hầu hết, người xin nghỉ việc đều lấy nhiều lý do khác nhau để chuyển từ bệnh viện công sang bệnh viện, các phòng khám tư nhân. Do điều kiện làm việc chưa tốt cộng với áp lực công việc do lượng bệnh nhân đông, nhiều người còn bị trừ tiền hằng tháng khi ký hồ sơ bệnh án bị bảo hiểm y tế xuất toán...song thực tế là do thu nhập thấp ở bệnh viện công.
Việt Nam đang thiếu trầm trọng bác sỹ tại các bệnh viện công. Theo thống kê của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) dự báo, trong 10 năm tới, Việt Nam sẽ thiếu hơn 43.000 bác sĩ và hàng trăm nghìn điều dưỡng, dược sĩ. Bác sĩ hiện nay đang có xu hướng dịch chuyển mạnh từ bệnh viện công sang làm tư nhân khiến cho các bệnh viện công gặp không ít khó khan vì thiếu nhân lực.
Trước đây để vào được biên chế trong các bệnh viện công là mơ ước của rất nhiều sinh viên y khoa. Tuy nhiên, thời gian gần đây, tại các bệnh viện công ở các tỉnh, tình trạng bác sĩ xin nghỉ việc khá nhiều điều đó ảnh hưởng lớn đến công tác khám chữa bệnh cho người dân.
Thống kê từ năm 2015 cho đến nay, toàn tỉnh Cà Mau có gần 100 bác sĩ rời các tuyến y tế công. Tỉnh Hậu Giang 2 năm qua cũng có khoảng 20 bác sĩ ồ ạt "dứt áo ra đi" khỏi BV công để ra ngoài làm việc.
Bác sĩ Thái Phương Phiên, giám đốc Bệnh viện Ninh Thuận xác nhận số bác sĩ nghỉ việc là 30 người. nhiều người trong số này là BS chuyên khoa I, là lãnh đạo của các khoa phòng hoặc thuộc diện cán bộ quy hoạch của ngành y tế. 6 trong 8 BS ngay sau khi nghỉ việc đã sang làm việc cho một BV tư nhân, 1 bác sĩ thì xin vào một BV ở TP HCM.
Còn tại BV Đa khoa (ĐK) tỉnh Đắk Lắk, đã có gần 40 bác sĩ, điều dưỡng viên ở đây xin nghỉ việc. Từ đầu năm 2018 đến nay, đã có 23 viên chức y tế xin thôi việc, trong đó có 12 BS.
Theo đó việc ngày càng nhiều bác sĩ chuyển ra làm tư đang tạo ra một lỗ hổng trong bệnh viện công khiến nhiều bệnh viện không thể có đủ bác sĩ để khám chữa bệnh cho người dân.
Những năm tới đây, y tế tư nhân chắc chắn sẽ ngày càng phát triển mạnh và với thực tế vẫn như hiện nay, thì việc chảy máu chất xám và dòng dịch chuyển bác sỹ và cán bộ y tế từ khu vực công sang khu vực tư sẽ ngày càng diễn ra nghiêm trọng hơn. Để giải quyết phần nào vấn đề này, chắc chắn đầu tiên phải là việc cải cách tiền lương để cán bộ y tế, nhất là vùng sâu, vùng xa có thể sống được bằng nghề của mình.
Các bệnh viện công trên cả nước đang phải đau đầu tìm giải pháp giữ chân đội ngũ bác sĩ trẻ
Việc chuyển bác sĩ giỏi, chuyên môn cao từ bệnh viện công sang bệnh viện tư sẽ còn tiếp diễn. Vì mức thu nhập giữa bệnh viện công và bệnh viện tư chênh lệch nhiều nên rất khó giữ chân các bác sĩ.
Là một bác sĩ công tác hơn 5 năm, thu nhập ở bệnh viện của tôi chỉ được 5-6 triệu đồng/tháng. Chưa kể có những khi ký hồ sơ bệnh án, phẫu thuật không đúng với quy định của bảo hiểm y tế nên bị xuất toán, bệnh viện trừ lại tiền công phẫu thuật của bác sĩ...Đến ca trực là lao vào mổ cấp cứu bệnh nhân đầu tắt mặt tối, trong khi tiền trực, tiền phẫu thuật chỉ vài chục ngàn đồng. Nói chung một bác sĩ làm việc ở bệnh viện công bị quá nhiều áp lực, áp lực từ phía người bệnh, từ lãnh đạo khoa phòng, từ bảo hiểm y tế…Bác sĩ D. (người đã có nhiều năm công tác tại một bệnh viện công ở Cần Thơ chia sẻ)
Ra đi phần lớn vì thu nhập
Khi được hỏi lý do, tất cả đều nói là do hoàn cảnh gia đình chứ không ai nói nghỉ để ra ngoài làm tư. Tuy nhiên đa phần là lý do thu nhập. Cũng theo BS Tuấn, bác sĩ làm ở BVĐK Đồng Nai thu nhập một tháng cao lắm được 7 triệu đồng, trong khi ở các bệnh viện và phòng khám tư có thể trả gấp đôi hoặc gấp 3. Đây là lý do nhiều bác sĩ dứt áo ra đi dù đang làm tại bệnh viện lớn.
Bác sĩ có rất nhiều áp lực công việc
Hiện nay bệnh viện công trả lương theo ngạch, bậc. Bác sĩ mới vào nghề thì lương từ 3 - 4 triệu, lâu thì khá hơn. Nhưng khi ra bệnh viện tư làm, bác sĩ có tay nghề được trả vài chục triệu.
Do đó, dù nhiều người dù tâm huyết với nghề nhưng trước những áp lực, khó khăn về kinh tế buộc họ phải tìm chỗ làm tốt hơn, chuyển sang BV tư thu nhập cao gấp 2-3 lần hoặc mở phòng tư khám bệnh.
Một người chia sẻ: “Chuyện quá dễ hiểu và đương nhiên! Nếu tôi là một BS giỏi thì tôi cũng vậy, làm công hay tư thì tôi vẫn làm được cái nghề cha mẹ đã cho, chỗ nào bênh nhân cũng cần tôi, chỗ nào tôi cũng làm bằng cái tâm của mình, đương nhiên ai mà không thích chỗ mình sẽ có nồi cơm đầy và không bị ràng buộc bởi những quy định nhiêu khê”...
Nhiều bác sĩ chỉ vào viện công đến khi được nhận chứng chỉ hành nghề, khi được cấp chứng chỉ hành nghề là họ đi ngay. Đáng nói, các bệnh viện và phòng khám tư còn chấp nhận bỏ tiền ra để đền bù giúp cho bác sĩ giải phóng hợp đồng sseer về phục vụ công việc.
Nguồn: SGGP (tổng hợp)