Niềm tin
chạm thành công !
096.152.9898 - 093.851.9898

Việt Nam xuất hiện siêu vi khuẩn E.coli kháng tất cả kháng sinh

Cập nhật: 16/04/2019 15:17 | Nhâm PT

Việt Nam đã xuất hiện loại vi khuẩn toàn kháng, kháng toàn bộ kháng sinh kể cả loại mạnh nhất, đó là vi khuẩn E.coli gây bệnh đường ruột và tiêu chảy tăng 40% trong 10 năm qua. 

Việt Nam xuất hiện siêu vi khuẩn E.coli  kháng tất cả kháng sinh

 

Thực trạng sẽ rất đáng ngại khi bác sĩ bất lực, bệnh nhân chỉ có thể trông chờ vào sức đề kháng của bệnh nhân.

Bên lề khóa đào tạo nâng cao chất lượng phòng xét nghiệm kháng sinh vừa diễn ra, PGS.TS Đoàn Mai Phương, nguyên trưởng khoa Vi sinh, BV Bạch Mai cho biết, hiện tại Việt Nam đã xuất hiện vi khuẩn đa kháng kháng 2 nhóm kháng sinh và toàn kháng (kháng với tất cả kháng sinh khác). Nhiều nước phát triển khác sử dụng kháng sinh thế hệ 1 để điều trị thì Việt Nam đã phải dùng kháng sinh thế hệ 3 và 4.

Bà Phương nhấn mạnh vi khuẩn kháng kháng sinh hiện là mối quan tâm của cả thế giới khi tốc độ tìm ra kháng sinh mới không kịp với mức độ gia tăng của các vi khuẩn kháng thuốc khác.

Nhìn vào tỉ lệ kháng thuốc của nhóm vi khuẩn đường ruột như E.coli đã lên tới 30-30%, kháng luôn cả kháng sinh có tác dụng mạnh nhất là colistin. Đáng nói là trong hơn 5 năm (1983-1987), cơ quan Quản lý Dược và thực phẩm mới chỉ cấp giấy chứng nhận được phép sử dụng cho 18 loại kháng sinh. Từ năm 2008 cho đến nay thì không có thêm một loại kháng sinh mới nào được tìm ra và cấp phép sử dụng. Như vậy con người hiện nay có thể mắc rất nhiều bệnh nhưng loại thuốc kháng sinh lại không có.

Vi khuẩn E.coli hiện nay đã kháng kháng sinh Carbapenem là loại kháng sinh được coi là vũ khí cuối cùng để điều trị

Vi khuẩn E.coli hiện nay đã kháng kháng sinh Carbapenem là loại kháng sinh được coi là vũ khí cuối cùng để điều trị

Vi khuẩn E.coli là một trong những nhóm siêu vi khuẩn kháng tất cả các loại kháng sinh ở mức báo động hiện nay trên thế giới. Nếu không kiểm soát thì kháng sinh này sẽ lan truyền giữa các vi khuẩn này với vi khuẩn khác nhanh chóng.

Các chuyên gia y tế thế giới phải cảnh báo khi tốc độ tìm ra kháng sinh mới không kịp với mức độ gia tăng của các vi khuẩn kháng thuốc hiện nay. Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã xếp Việt Nam vào nhóm các nước có tỉ lệ kháng sinh cao nhất thế giới. Nếu với tốc độ kháng kháng sinh hiện tại thì chỉ trong một vài thập kỷ tới nhiều loại bệnh thông thường của chúng ta cũng không còn thuốc chữa.

Miễn dịch cộng đồng hiện nay đã mất khi tỉ lệ người anti vacxin ngày một nhiều, số người được tiêm vắc xin cũng không tránh được sẽ lây lan bệnh từ thế giới xung quanh.

Bệnh viện Bạch Mai đã gặp rất nhiều bệnh nhân bị kháng mở rộng và toàn kháng, khi ấy bác sĩ cũng bất lực bó tay, bệnh nhân thì chỉ còn trông chờ tự chống đỡ với vi khuẩn.

Theo thống kê hiện tại mỗi năm thế giới có khoảng 700.000 người tử vong do kháng thuốc, nếu cứ tình trạng này, WHO dự kiến đến năm 20150, cứ 3s sẽ có 1 người tử vong do các siêu vi khuẩn kháng thuốc tương đương với khoảng 10 triệu người mỗi năm. Khi đó, chỉ một vết cắt hay ho thông thường cũng có thể gây tử vong, đây là một cảnh báo hết sức nguy cấp mà chúng ta không nên bỏ qua.

Bản đồ về tình trạng kháng kháng sinh trên toàn thế giới đến năm 2050, với khoảng 10 triệu người tử vong

Bản đồ về tình trạng kháng kháng sinh trên toàn thế giới đến năm 2050, với khoảng 10 triệu người tử vong

Theo PGS.TS Đoàn Mai Phương, để hạn chế được tình trạng kháng kháng sinh thì ngoài sự nỗ lực từ bệnh viện, bản than người dân cũng cần phải có trách nhiệm bảo vệ sức khỏe, nhất là việc tiêm vac xin đầy đủ. Hạn chế mua kháng sinh không có đơn, không sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi, sử dụng theo kiểu truyền miệng.

Chúng ta có thể làm hạn chế gia tăng vi khuẩn kháng thuốc dựa vào các bằng chứng khoa học các bác sĩ xét nghiệm vi sinh. Để xác định xem một loại vi khuẩn có kháng kháng sinh hay không thì bắt buộc phải làm kháng sinh đồ tại phòng xét nghiệm vi sinh. Sau khi có kết quả kháng sinh đồ, hãy thông báo cho bác sĩ, họ sẽ tiến hành cách ly bệnh nhân không để các loại vi khuẩn kháng thuốc lây lan sang các bệnh nhân khác đồng thời giúp kéo dài tuổi thọ sử dụng các kháng sinh đang có.

Không phải cứ dùng kháng sinh mạnh mới tốt mà chúng ta chỉ nên điều trị kháng sinh phổ hẹp, vì nếu dùng kháng sinh mạnh luôn, đến lúc mắc loại vi khuẩn mạnh hơn thì đồng nghĩa rằng sẽ không còn kháng sinh để chúng ta điều trị, PGS Phương khuyến cáo.

 Nguồn: vnexpress.net

Cao đẳng Y Dược Sài Gòn tổng hợp