Đề xuất tăng học phí Đại học
Vào các năm học 2021, 2022, 2023 Chính Phủ đã yêu cầu các trường Đại học, tất cả các địa phương tạo điều kiện hỗ trợ người dân chịu ảnh hưởng nặng nề trong và sau dịch Covid 19 bằng cách không tăng học phí so với năm 2020. Theo đó mà lộ trình tăng học phí căn cứ vào nghị định 81 đã được ban hành từ năm 2021 đều chưa được áp dụng và giữ nguyên học phí trong 3 năm vừa qua.
Bởi vậy trong tờ trình về dự thảo sửa đổi và bổ sung điều của Nghị định 81 Bộ GDĐT đã nêu ra những khó khăn, mức học phí năm 2023 - 2024 thực hiện theo đúng Nghị định như vậy mức trần sẽ tăng cao và tạo ra áp lực rất lớn đối với xã hội.
Chính phủ đã chỉ đạo Bộ GD trong tháng 8 vừa qua lấy ý kiến của các trường Đại học, địa phương, những chuyên gia về việc điều chỉnh từ đó căn cứ vào tình hình thực tế để sửa đổi Nghị định 81 phù hợp nhất.
Với những ý kiến ban đầu đưa ra mức học phí năm học sắp tới cần được điều chỉnh để phù hợp hơn và đồng thời nâng cao chất lượng Giáo dục đào tạo, cơ sở vật chất được trang bị mới.
Tại các trường Đại học Công lập nguồn thu từ học phí sẽ chiếm tỉ trọng trên 80% tổng các nguồn thu của trường như vậy có thể thấy các nguồn thu khác còn rất hạn chế hoặc chưa có khả năng khai thác. Từ đó nhiều trường Đại học đề nghị tăng mức học phí để có kinh phí hoạt động và nâng cao được chất lượng đào tạo, xây dựng lộ trình tự chủ trong đào tạo.
Bộ GD&ĐT đã đưa ra đề xuất mức trần học phí với đại học công lập tùy thuộc vào từng khối ngành chưa đủ tự đảm bảo chi cho năm học 2023 - 2024 cụ thể là từ 1,2 - 2,45 triệu đồng/ tháng. Mức thu hiện nay đang là 980.000 đồng - 1, 43 triệu đồng theo đề xuất Bộ đưa ra tăng 220.000 đồng đến 1,02 triệu đồng.
Mức thu dự kiến đang thấp hơn so với Quy định tại nghị định 81 là từ 1.35 triệu đồng - 2,76 triệu đồng/ tháng.
Còn đối với các trường Đại học tự chủ về tự chi trả lương, phụ cấp cho giáo viên, cán bộ công nhân viên, trang bị cơ sở vật chất… mức kinh phí được thu đến mức tối đa 2 - 2,5 lần với mức trên, như vậy sẽ có mức tương đương từ 2,4 - 6,15 triệu/ tháng/
Với những trường đã tự chủ (tự chi lương, phụ cấp, sửa chữa cơ sở vật chất...), tùy mức độ được thu tối đa bằng 2-2,5 lần mức trên, tương đương khoảng từ 2,4 đến 6,15 triệu đồng/tháng.
Trong tờ trình, Bộ GD&ĐT cũng đề nghị trong tờ trình về việc giữ nguyên những hỗ trợ về học phí, miễn giảm học phí với học sinh, diện chính sách từ đó đảm bảo được sự công bằng cho thí sinh tiếp cận đến các dịch vụ giáo dục.
>> Tìm hiểu thêm: Định dạng đề thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 sẽ ra sao?
Sẽ giữ nguyên học phí bậc phổ thông
Được biết đối với các trường chưa tự đảm bảo chi thường xuyên cho năm học 2023 - 2024 sẽ có mức trần học phí dao động từ 30.000 đồng - 650.000 đồng/ tháng, tuy nhiên với mỗi cấp học và mỗi khu vực sẽ có mức khác nhau.
Trên thực tế có nhiều địa phương như TPHCM, Hà Nội đã áp dụng mức trần học phí trong năm học vừa qua.
Ở các trường giáo dục tự chủ mức trần học phí mức trần học phí tăng tối đa khoảng 2 - 2,5 lần mức trần học phí của những trường công lập.
Các địa phương, Hội đồng nhân dân tỉnh/ thành phố sẽ căn cứ vào mức trần học phí để đưa ra quyết định về mức khung học phí ở bậc mầm non, phổ thông công lập trên địa bàn ở mức phù hợp nhất.
Bộ GD&ĐT cũng nêu rõ trong tờ trình từ năm học 2024-2025 mức học phí sẽ được điều chỉnh phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội, tốc độ tăng trưởng kinh tế của địa phương tuy nhiên không vượt quá 7,5%/năm.
Trước đó tại Hội nghị tổng kết năm học 2022 - 2023 và tiếp tục triển khai các nhiệm vụ trọng tâm của năm học 2023 - 2024 được tổ chức tại trường ĐH Bách Khoa TPHCM và cuối cùng phương án đã có sự điều chỉnh phù hợp hơn.
Phát biểu tại hội nghị ông Ngô Văn Thịnh - Phó vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính cho biết Bộ đang tiếp tục nghiên cứu, xây dựng dự thảo nghị định về học phí theo đúng tinh thần chỉ đạo của Chính Phủ về mức học phí trong những năm học sắp tới.
Quá trình làm việc với Chính phủ, Bộ cũng đã thuyết minh, thuyết phục để bảo vệ tốt nhất quyền lợi của các trường, giảm thiểu tình trạng khó khăn mặc dù vậy quyết định cuối cùng vẫn thuộc về Chính phủ.
Hy vọng những chia sẻ của Ban tư vấn tuyển sinh của Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn ở trên đã giúp bạn đọc trả lời cho thắc mắc “Đưa ra đề xuất tăng học phí Đại học và vẫn giữ nguyên học phí bậc phổ thông”. Các bạn hãy thường xuyên ghé chuyên mục này để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích khác.