Để trả lời những thắc mắc trên, ban tư vấn tuyển sinh trường Cao đẳng Y Dược HCM sẽ trả lời cho các em như sau:
Theo quy định tại điểm a, khoản 3, điều 9 quy chế đào tạo của hệ Đại học có quy định cụ thể, sinh viên xin chuyển trường phải làm hồ sơ chuyển trường theo quy định của nhà trường.
Không chỉ sau khi đã học được 1, 2 năm nhiều sinh viên muốn rút hồ sơ đại học vì nhiều lý do khác nhau mà sau mỗi kỳ thi THPT quốc gia kết thúc thì tình trạng rút hồ sơ đại học cũng diễn ra rất nhiều.
Theo thông tư 10/2016/TT-BGDĐT về Quy chế công tác sinh viên đối với các chương trình đào tạo đại học, cụ thể điều kiện để rút hồ sơ đại học để chuyển trường khác như sau:
Điều 5- Quyền của sinh viên
- Được nhận vào học đúng ngành, nghề đã đăng ký dự tuyển nếu đủ các Điều kiện trúng tuyển theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và cơ sở giáo dục đại học.
- Được tôn trọng và đối xử bình đẳng; được cung cấp đầy đủ thông tin cá nhân về việc học tập, rèn luyện theo quy định của cơ sở giáo dục đại học; được phổ biến nội quy, quy chế về đào tạo, rèn luyện và các chế độ, chính sách của Nhà nước có liên quan đến sinh viên.
- Được tạo Điều kiện trong học tập, nghiên cứu khoa học và rèn luyện, bao gồm:
- Sử dụng hệ thống thư viện, các trang thiết bị và phương tiện phục vụ các hoạt động học tập, nghiên cứu khoa học, văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao;
- Tham gia nghiên cứu khoa học, thi sinh viên giỏi, thi Olympic các môn học, thi sáng tạo khoa học, kỹ thuật;
- Chăm sóc, bảo vệ sức khỏe theo quy định hiện hành của Nhà nước;
- Đăng ký dự tuyển đi học, tham gia các hoạt động giao lưu, trao đổi sinh viên ở nước ngoài; học chuyển tiếp ở các trình độ đào tạo cao hơn theo quy định hiện hành;
- Tham gia hoạt động trong tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội Sinh viên Việt Nam; tham gia các tổ chức tự quản của sinh viên, các hoạt động xã hội có liên quan ở trong và ngoài trường học theo quy định của pháp luật; các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao lành mạnh, phù hợp với Mục tiêu đào tạo của cơ sở giáo dục đại học;
- Sử dụng các dịch vụ công tác xã hội hiện có của cơ sở giáo dục đại học (bao gồm các dịch vụ về hướng nghiệp, tư vấn việc làm, tư vấn sức khỏe, tâm lý, hỗ trợ sinh viên có hoàn cảnh đặc biệt,…)
- Nghỉ học tạm thời, tạm ngừng học, học theo tiến độ chậm, tiến độ nhanh, học cùng lúc hai chương trình, chuyển trường theo quy định của quy chế về đào tạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo; được nghỉ hè, nghỉ tết, nghỉ lễ theo quy định.
- Được hưởng các chế độ, chính sách, được xét nhận học bổng khuyến khích học tập, học bổng do các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tài trợ theo quy định hiện hành; được miễn giảm phí khi sử dụng các dịch vụ công cộng về giao thông, giải trí, tham quan bảo tàng, di tích lịch sử, công trình văn hóa theo quy định của Nhà nước.
- Được góp ý kiến, tham gia quản lý và giám sát hoạt động giáo dục và các Điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục; trực tiếp hoặc thông qua đại diện hợp pháp của mình kiến nghị các giải pháp góp phần xây dựng và phát triển cơ sở giáo dục đại học; đề đạt nguyện vọng và khiếu nại lên Thủ trưởng cơ sở giáo dục đại học giải quyết các vấn đề có liên quan đến quyền, lợi ích chính đáng của sinh viên.
- Được xét tiếp nhận vào ký túc xá và ưu tiên khi sắp xếp vào ở ký túc xá theo quy định.
- Sinh viên đủ Điều kiện công nhận tốt nghiệp được cấp bằng tốt nghiệp, chứng chỉ, bảng Điểm học tập và rèn luyện, các giấy tờ liên quan và giải quyết các thủ tục hành chính khác.”
Dựa theo nội dung các quy chế vừa được nêu trên thì khi bạn muốn rút hồ sơ đại học, sinh viên xin chuyển trường phải làm đầy đủ hồ sơ xin chuyển trường theo các quy định của nhà trường. Hiệu trưởng trường mà các sinh viên muốn chuyển đến học sẽ quyết định sẽ nhận sinh viên hay không, dựa vào năm học và số học phần mà sinh viên đó chuyển đến trường sẽ phải học bổ sung.
Rút hồ sơ đại học các em cần liên hệ với phòng công tác học sinh sinh viên
Nếu các em có nhu cầu làm thủ tục xin thôi học đại học cần tiến hành liên hệ sớm với nhà trường, cụ thể là các phòng, ban phòng công tác học sinh sinh viên, khoa quản lý để làm thủ tục rút hồ sơ đại học theo đúng thủ tục. Về vấn đề rút hồ sơ đại học có mất tiền không thì dựa theo pháp luật không quy định về vấn đề phải bồi thường về học phí.
Sinh viên làm đơn rút hồ sơ đại học rồi sau đó nộp cho nhà trường, sau đó nhà trường sẽ họp và xem xét đề ra các quyết định có giải quyết thủ tục cho sinh viên đó rút hồ sơ đại học hay không. Theo quy định thì thông thường sinh viên sẽ chỉ phải thanh toán học phí tính đến thời điểm mà sinh viên đó học và chỉ cần thanh toán phí ký túc xá nếu có, trả đầy đủ sách mượn của thư viện nên sinh viên làm đúng quy trình và thủ tục sẽ không phải mất khoản gì bên ngoài. Khoản phí phải nộp khi rút hồ sơ đại học có thể sẽ do từng trường Đại học quy định. Nếu muốn biết rõ ràng hơn các sinh viên có thể đến trực tiếp phòng công tác học sinh sinh viên của trường để được thầy cô hướng dẫn và làm thủ tục rút hồ sơ.
Thủ tục rút hồ sơ đại học
- Sinh viên viết đơn rút hồ sơ va có ý kiến xác nhận của ban chủ nhiệm khoa quản lý
- Nộp lại thẻ sinh viên và giấy tiếp nhận sinh viên
- Sinh viên nộp lại các giấy tờ, phiếu thanh toán cho khoa, phòng.
- Bổ sung thủ tục theo quy định của nhà trường nơi mà bạn đã nộp hồ sơ
Sinh viên sẽ được phép thôi học và rút hồ sơ đại học, tuy nhiên đây chỉ là những thủ tục giấy tờ bắt buộc tại tất cả những trường đại học. Tùy từng trường sẽ có những quy định về mặt thủ tục riêng nên bạn nên liên hệ với nhà trường để được hỗ trợ. Hi vọng những thông tin trong bài viết trên đây đã giải đáp cho các sinh viên đang có nhu cầu rút hồ sơ đại học và thắc mắc rút hồ sơ đại học có mất tiền không và cách rút hồ sơ đại học như thế nào để sẵn sàng cho những dự định việc học của mình.