Trường nghề khó tuyển sinh do đâu?
Theo đánh giá của Vụ dạy nghề chính quy, Tổng cục giáo dục nghề nghiệp thì nhiều trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề đã xác định được công tác tuyển sinh được xem là nhiệm vụ trọng tâm quyết định sự tồn tại của trường. Mặc dù tỷ lệ sinh viên của trường nghề khi ra trường có việc làm đạt hơn 80% nhưng cùng chung khó khăn như trường nghề khác, công tác tuyển sinh vẫn là khâu gặp nhiều trở ngại.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có nhiều hướng, một phần do phụ huynh và học sinh vẫn mong muốn học đại học vì tâm lý ưa chuộng bằng cấp và đặt nặng vấn đề này. Ngoài ra, công tác thông tin về tuyển sinh trường nghề tuyên truyền và định hướng, phân luồng chưa được tốt mà số lượng các trường đại học và cao đẳng khác lại quá nhiều nên tỷ lệ các em lựa chọn học nghề sẽ ít hơn. Học nghề được coi như sự lựa chọn cuối cùng nên dẫn đến nhiều bất cập về cơ cấu và trình độ nhu cầu sử dụng lao động xã hội.
Công tác tuyển sinh của trường nghề vẫn là khâu gặp nhiều trở ngại
Nhiều thầy cô chia sẻ mỗi mùa tuyển sinh vừa phải thực hiện nhiệm vụ chuyên môn cũng vừa phải trực tiếp xuống các trường THPT, THCS để tuyên truyền và thông báo về thông tin tuyển sinh trường nghề để vận động học sinh đăng ký học nghề trên cơ sở những ưu điểm mà trường đang có được. Nhiều vất vả gian nan nhưng chỉ tiêu tuyển sinh của các trường nghề vẫn ít khi đạt được chỉ tiêu đã đề ra.
Năm 2019 Bộ GD và ĐT bỏ điểm sàn trong xét tuyển đại học càng khiến cho sự khó khăn của các trường nghề tăng lên trong công tác tuyển sinh. Đi học đại học bây giờ quá dễ dàng, chỉ cần tốt nghiệp THPT quốc gia, đạt số điểm nhất định thì các em đã hoàn toàn có cơ hội được học một trường đại học hay cao đẳng nào đó mình yêu thích.
Trường nghề đã đìu hiu nay còn khó khăn gấp đôi. Dù không chắc đã có được việc làm hay không nhưng nhiều em vẫn sẽ chọn vào học đại học thay vì học trường nghề. Với suy nghĩ học đại học ra sẽ làm công việc nhẹ nhàng còn học nghề ra phải làm công nhân và kiếm việc làm, lương lại thấp nên khiến công tác tuyển sinh rất khó khăn, nhiều trường chỉ đạt 30, 40% chỉ tiêu đặt ra trong việc tuyển sinh. Nhiều trường số lượng đầu vào thấp thê thảm, có trường cũng phải mở những khóa đào tạo ngắn hạn để đào tạo cầm chừng.
Một nguyên nhân nữa khiến cho trường nghề khó tuyển sinh là các văn bản hướng dẫn thực hiện của luật giáo dục nghề nghiệp hiện chưa cụ thể và rõ ràng, khiến cho học sinh không hiểu đúng về ngành nghề mình theo học, thí sinh phải tự tìm kiếm thông tin về chỉ tiêu tuyển sinh, mã trường, mã ngành.
Nhiều doanh nghiệp tuyển dụng lao động phổ thông số lượng lớn cũng thực hiện công tác tuyển sinh ngay trực tiếp tại các trường THPT, do tâm lý nhiều em muốn đi kiếm tiền ngay nên sự cạnh tranh trong tuyển sinh của các cơ sở đào tạo và trường nghề càng tăng cao.
Doanh nghiệp và trường nghề luôn đi bên cạnh nhau, cạnh tranh song song trong việc tuyển sinh học sinh, tuy nhiên doanh nghiệp chỉ cần người làm chứ không cần người nói, doanh nghiệp rất linh hoạt, người vào làm có quyền mặc cả theo giá trị của mình.
Cần làm gì để thu hút học sinh vào các trường nghề?
Cần xem xét hình thành một số trường nghề ở các khu công nghiệp, đào tạo kỹ năng và các học vấn chuẩn của ngành công nghiệp. Cần đào tạo các kỹ năng gắn với nhu cầu của thị trường lao động, trong đó chất lượng được xem là yếu tố then chốt để thu hút nhiều người học khi ra có việc làm sẵn.
Trường nghề cần gắn kết đào tạo giữa trường với doanh nghiệp, chất lượng đào tạo nâng lên hàng đầu, để có được chất lượng thì cần gắn kết với doanh nghiệp và phải không ngừng cải tiến để nâng cao chất lượng đào tạo, đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị đáp ứng cho nhu cầu học tập của sinh viên. Nhờ các điều kiện này mà sinh viên khi ra trường luôn được các đơn vị tuyển dụng, các doanh nghiệp trong và ngoài nước đón nhận. Sau khi tốt nghiệp các em hoàn toàn có đủ năng lực để làm việc cho các doanh nghiệp lớn và nhỏ khác.
Trường nghề cần đổi mới nhiều hơn trong phương pháp giảng dạy
Theo các chuyên gia phân tích, trường nghề cần thực hiện điều chỉnh chương trình đào tạo, cơ sở vật chất và các phương pháp giảng dạy làm thế nào để sinh viên tốt nghiệp có năng lực và thái độ tốt trong công việc, đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp. Học ở các trường đại học thì sinh viên sẽ có ít thời gian học thực hành hơn học Cao đẳng nghề, lượng thời gian học thực hành lên đến 70% chương trình đào tạo. Nhờ vậy mà các sinh viên khi ra trường sẽ nhanh chóng tiếp cận được với công việc và không phải mất thời gian đào tạo lại quá lâu. Sinh viên trường nghề ra trường có kỹ năng nghề nghiệp tốt hơn, được các đơn vị tuyển dụng tin tưởng.
Sinh viên học Cao đẳng nghề khoảng 1,5-3 năm tùy nghề, ra trường có cơ hội nghề nghiệp nhanh hơn, một lợi thế khác nữa là đơn vị sử dụng lao động ở Việt Nam chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ nên khi tuyển dụng đơn vị cũng sẽ ưu tiên chọn lao động có trình độ CĐ nhiều hơn là trình độ ĐH trở lên.
Hiện nay các trường dạy nghề nói chung ngày một khẳng định được vị trí và mang đến nhiều lợi ích trong việc đào tạo và phát triển ra đội ngũ nhân lực lao động hung hậu cho các ngành nghề xã hội. Các đối tượng học nghề rất đa dạng từ học sinh THCS, THPT, sinh viên, học nghề cho người đã đi làm.
Trong thời buổi cạnh tranh như hiện nay thì các trường nghề phải không ngừng nâng cao về chất lượng đào tạo, chương trình đào tạo, nâng cấp cơ sở vật chất để thu hút sự quan tâm của các học sinh, sinh viên. Hướng đến liên kết đào tạo với doanh nghiệp và tổ chức các quy trình đào tạo sao cho phù hợp với yêu cầu phát triển của xã hội.
Một số trường nghề hiện nay còn chủ động liên kết đào tạo với các trường đại học để liên thông giúp sinh viên nâng cao được bằng cấp học tập, sinh viên học xong cao đẳng sẽ được cấp bằng đại học liên thông để có thêm cơ hội việc làm cho bản thân.
Nhà trường phát triển các chương trình đào tạo có chất lượng và có tính ứng dụng trong thực tiễn cao để đáp ứng các yêu cầu nghề nghiệp chương trình chất lượng cao để thu hút thí sinh.
Các báo cáo nhanh được biết học viên hệ trung cấp nghề và cao đẳng nghề hiện nay mức thu nhập đạt 5-6 triệu đồng/ tháng, có nhiều cơ hội thăng tiến trong tương lai.
Hiện nay có một số ngành nghề có mùa tuyển sinh khá sôi động như quản trị khách sạn, quản trị nhà hàng, quản trị lữ hành, nấu ăn, hướng dẫn viên du lịch.
Khó khăn trong công tác thông tin tuyển sinh trường nghề đã trở thành trình trạng chung khá phổ biến trong những năm gần đây, khi mà các trường đại học mở ra nhiều, cánh cửa vào đại học có thể nói là rất dễ dàng khi không còn áp dụng điểm sàn, không qua thi tuyển mà xét theo tổ hợp môn.
Nhiều học sinh học lực dưới trung bình vẫn có thể dễ dàng vào đại học vì trường xét tuyển chỉ cần 11 điểm 3 môn.
Để giải được bài toán làm sao để giảm tình trạng hẩm hiu cho trường nghề, tổng cục giáo dục nghề nghiệp đã đồng bộ nhiều giải pháp nhưng chủ yếu vào việc thông tin, tuyên truyền rộng rãi hơn đến người học để các em dễ dàng lựa chọn được ngành học phù hợp cho mình.
Còn theo các giảng viên tại Cao đẳng Y Dược Sài Gòn thì cho hay, các giải pháp mà Bộ giáo dục và đào tạo nên thực hiện chính là nên siết chặt hơn công tác tuyển sinh và các chỉ tiêu về trường đại học phải đủ tiêu chuẩn của Bộ. Các trường nghề cần chủ động hơn các công tác tuyển sinh hàng năm của mình nên đẩy mạnh tuyên tuyền, nâng cao chất lượng đào tạo nghề và xây dựng các chương trình đào tạo sao cho theo sát nhu cầu phát triển của xã hội. Bộ nội vụ nên khuyến khích sinh viên học nghề và bằng cấp nghề, không nên phân biệt giữa các bằng cấp để sinh viên nghề sẽ có cơ hội để xin việc cũng như hào hứng với trường nghề. Cần tìm cách thúc đầy sự vào cuộc của quan tâm của các doanh nghiệp đối với công tác đào tạo nghề, sinh viên ra trường sẽ được các doanh nghiệp mở cửa về việc làm. Muốn có biện pháp lâu dài các bộ, ban ngành cần phải phối hợp chặt chẽ hơn nữa trong việc dự báo thị trường có ké hoạch đào tạo và bồi dưỡng cho giáo viên, giảng viên làm sao đạt chuẩn giáo dục nghề nghiệp.