Niềm tin
chạm thành công !
096.152.9898 - 093.851.9898

Tìm hiểu về học ngành Luật: Ngành luật là gì? Cơ hội việc làm ra sao?

Cập nhật: 07/01/2020 16:39 | Nhâm PT

Ngành Luật những năm gần đây đang thu hút đông đảo các bạn trẻ theo học vì đây là ngành học mang lại nhiều tiềm năng phát triển nghề nghiệp trong tương lai. Bài viết này sẽ giải đáp các băn khoăn nếu như bạn đang tìm hiểu về học ngành Luật ra trường làm công việc gì để định hướng tốt hơn cho tương lai.

Tìm hiểu về học ngành Luật: Ngành luật là gì? Cơ hội việc làm ra sao?

Giờ đây, nếu bạn đang chuẩn bị ra trường ngành Luật bạn có thể yên tâm là học luật sẽ có rất nhiều công việc cho bạn lựa chọn với mức đãi ngộ hấp dẫn và một công việc ổn định.

Ban tư vấn tuyển sinh trường Cao đẳng Y Dược TPHCM sẽ giải đáp các băn khoăn cho các em thí sinh có lựa chọn phù hợp cho mình.

Ngành Luật là gì?

Luật (tiếng Anh là Law) là một thuật ngữ để chỉ chung bao gồm tất cả các hoạt động nghiên cứu về pháp luật. Luật rộng hơn so với Khoa học pháp lý, Luật học học tập về pháp luật trong các chuyên ngành như luật dân sự, luật hình sự, luật kinh tế, luật lao động, luật so sánh…

Ngành luật là một ngành tương đối rộng, ngành Luật nghiên cứu các kiến thức luật ở hầu hết các lĩnh vực như Luật tài chính, Luật thương mại, Luật kinh tế, luật hôn nhân gia đình, luật hình sự phần tội phạm, quyền con người, quyền công dân, quy định chung về tài sản, thừa kế, bồi thường hợp đồng, khoa học về điều tra hình sự, cung cấp kiến thức về luật môi trường, tranh chấp thương mại, khiếu nại, tội phạm học, tố cáo…

Học ngành luật, bạn sẽ được đào tạo các kiến thức đầy đủ về pháp luật gồm các quy định pháp luật tùy thuộc vào mỗi chuyên ngành.

Ngành luật hứa hẹn cơ hội việc làm dồi dào và mức lương cao

Ngành luật hứa hẹn cơ hội việc làm dồi dào và mức lương cao

Học ngành luật ra trường làm công việc gì?

Có thể nói cơ hội việc làm của ngành Luật rất đa dạng và rộng mở trong tương lai, sau khi tốt nghiệp có kiến thức và kỹ năng chuyên môn tốt, sinh viên sẽ có cơ hội môn để có thể dễ dàng xin được vô vàn công việc làm trong ngành này.

Nhiều người vẫn hay lầm tưởng rằng học ngành luật chỉ làm được luật sư tuy nhiên không phải như vậy vì còn rất nhiều công việc khác việc tại các cơ quan nhà nước, tổ chức tư nhân, bạn có thể làm tại các doanh nghiệp, …

Theo thông tin thị trường lao động nhu cầu nguồn nhân lực ngành luật hiện nay vẫn đang tăng lên, nhất là trong bối cảnh Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế. Vì vậy nhu cầu ngành luật sẽ rất rộng mở với mức lương ổn định, tuy nhiên ngành luật đòi hỏi có kiến thức chuyên môn cao và bạn phải không ngừng trau dồi kiến thức, phát triển bản thân.

Một số nghề nghiệp trong ngành Luật như:

Công chứng viên

Công chứng viên, là người chịu trách nhiệm soạn thảo, tư vấn và thẩm định công chứng cho khách hàng theo quy định pháp luật. Hỗ trợ cho luật sư trong các văn bản pháp lý

Chuyên viên pháp lý

là người tư vấn, giải quyết những vấn đề liên quan đến pháp luật, soạn thảo và hoàn thiện các văn bản, cho doanh nghiệp, nghiên cứu hồ sơ pháp lý làm việc trực tiếp với các cơ quan nhà nước

Kiểm sát viên/Công tố viên

Là người của cơ quan công tố họ có thể thực hiện các nhiệm vụ là điều tra, truy tố và buộc tội kẻ phạm pháp các vụ án hình sự theo phân công của Viện trưởng Viện kiểm sát

Luật sư

Công việc của luật sư: Tư vấn pháp lý, phân tích và soạn thảo các văn bản pháp lý, thu thập chứng cứ, giải quyết tranh chấp, tố tụng theo phân công.

Thư ký tòa án

Làm việc tại Tòa án là người hỗ trợ cho thẩm phán thực hiện tổng hợp các văn bản tố tụng, ghi chép, quản lý hồ sơ theo quy định của pháp luật.

Thẩm phán

Là những người có nhiệm vụ bảo vệ công lý và thực thi pháp luật, chức danh cao quý thuộc về những “cầm cân nảy mực” và là ước mơ lớn của rất nhiều sinh viên ngành luật. Thẩm phán sẽ nắm trong tay rất nhiều quyền lực.

Pháp chế doanh nghiệp

Nhiều doanh nghiệp do lo sợ rủi ro trong kinh doanh nên phải tìm cách phòng ngừa bằng cách thành lập hẳn một phòng/ban pháp chế. Pháp chế doanh nghiệp có nhiệm vụ tư vấn và kiểm soát tránh được những sai phạm có thể xảy ra.

Mọi lĩnh vực đều thiếu cán bộ pháp luật, ngành tòa án cần thêm hàng chục ngàn luật sư, chưa kể nhiều lĩnh vực trong ngành luật có trình độ cử nhân luật. Đây là cơ hội lớn cho các bạn sinh viên đang và sắp tốt nghiệp ra trường ngành luật.

Ngoài ra, còn có một số nghề khác trong ngành luật như: Chuyên viên pháp lý, Giáo viên, giảng viên luật, Cố vấn pháp lý, Cán bộ nghiên cứu pháp luật, Thư kí toà án, Điều tra viên, Thẩm tra viên, người tìm hiểu về học ngành Luật.

Phẩm chất và kỹ năng cần thiết của người làm pháp luật

  • Phải là người công bằng, trung thực, khách quan
  • Phải có bản lĩnh, lập trường vững vàng
  • Phải là người có sự mẫn cảm nghề nghiệp khả năng tổng hợp cao
  • Phải có khả năng diễn đạt tốt, mạch lạc, chặt chẽ
  • Có năng lực đàm phán và lắng nghe tốt
  • Có tinh thần trách nhiệm cao
  • Ham đọc sách và sở hữu một trí nhớ tốt
  • Chăm chỉ, kiên trì và nhẫn nại
  • Phải là người am hiểu nhiều lĩnh vực như kinh tế, xã hội, văn hóa...
  • Phải là người có bản lĩnh vững vàng

Chương trình đào tạo ngành Luật hệ đại học chính quy

STT

TÊN HỌC PHẦN

Số

tín chỉ

I

KIẾN THỨC GD ĐẠI CƯƠNG

43

I.1.

Học phần bắt buộc (không kể GDTC,GDQP)

35

1.             

Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin (Hp1)

2

2.             

Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin (Hp2)

3

3.             

Tư tưởng Hồ Chí Minh

2

4.             

Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam

3

5.             

Anh văn cơ bản I

3

6.             

Anh văn cơ bản II

3

7.             

Anh văn cơ bản III

3

8.             

Tin học đại cương

3

9.             

Tâm lý học đại cương

2

10.         

Xã hội học đại cương

2

11.         

Lý thuyết và kỹ năng lập pháp

2

12.         

Giáo dục thực hành pháp luật (CLE)

3

13.         

Lịch sử Nhà nước và Pháp luật Việt Nam

2

14.         

Lịch sử Nhà nước và Pháp luật Thế giới

2

15.         

Giáo dục thể chất

5

16.         

Giáo dục quốc phòng

8

I.2.

Học phần tự chọn

8

17.         

Những vấn đề cơ bản về Công đoàn Việt Nam

2

18.         

Logic học

2

19.         

Dân số và phát triển

2

20.         

- Đại cương văn hóa Việt Nam (2 TC)   

- Nhập môn công tác xã hội (2TC)     

2

II

KIẾN THỨC GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP

77

II.1.

Kiến thức cơ sở khối ngành và ngành

19

II.1.1

Kiến thức bắt buộc

13

21.         

Lý luận Nhà nước và pháp luật I

2

22.         

Lý luận Nhà nước và pháp luật II

2

23.         

Luật Hiến pháp I

2

24.         

Luật Hiến pháp II

2

25.         

Luật học so sánh

2

26.         

Luật hành chính

3

II.1.2

Kiến thức tự chọn

6

27.         

- XHH Pháp luật và Tội phạm (2 TC)   

Lịch sử văn minh thế giới (2TC)    

2

28.         

- An sinh xã hội (2 TC)                                 

- Pháp luật về an sinh xã hội (2 TC)    

2

29.         

- Gia đình học                       (2TC)    

- Luật hôn nhân và gia đình (2TC)

- Xã hội học gia đình            (2TC)   

2

II.2.

Kiến thức ngành

58

II.2.1

Kiến thức bắt buộc

46

30.         

Luật Kinh tế

3

31.         

Luật hình sự I

2

32.         

Luật hình sự II

3

33.         

Luật Dân sự I

3

34.         

Luật Dân sự II

2

35.         

Luật tố tụng hình sự

3

36.         

Luật tố tụng dân sự

3

37.         

Luật tài chính

3

38.         

Luật Ngân hàng

2

39.         

Luật đất đai

2

40.         

Luật môi trường

2

41.         

Công pháp quốc tế

3

42.         

Tư pháp quốc tế

3

43.         

Luật thương mại I

2

44.         

Luật thương mại II

2

45.         

Luật thương mại quốc tế

3

46.         

Luật lao động & Luật công đoàn

3

47.         

Thực tập môn học

2

II.2.2

Kiến thức tự chọn

6

48.         

Kỹ năng giải quyết tranh chấp kinh tế, lao động

2

49.         

Kỹ năng áp dụng pháp luật  trong kinh doanh, TM

2

50.         

Pháp luật về cạnh tranh

2

II.2.3

Kiến thức bổ trợ

6

51.         

Ạnh văn chuyên ngành I

2

52.         

Ạnh văn chuyên ngành II

2

53.         

Tin học ứng dụng

2

III

THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

-         KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP, hoặc

-         HỌC VÀ THI MỘT SỐ HỌC PHẦN CHUYÊN MÔN

10

TỔNG CỘNG

130

Một số trường đào tạo ngành luật có uy tín trên cả nước

Hiện tại ở nước ta có rất nhiều trường đại học và cao đẳng đào tạo ngành luật để thí sinh đăng ký theo học. Dưới đây là danh sách môkt số trường đào tạo ngành luật có uy tín trên cả nước để các bạn tham khảo:

- Khu vực miền Bắc:

✓ Học viện Tòa án

✓ Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội

✓ Học viện Thanh Thiếu niên Việt Nam

✓ Đại học Kiểm sát Hà Nội

✓ Đại học Luật Hà Nội

✓ Học viện Phụ nữ Việt Nam

✓ Đại học Thủ đô Hà Nội

✓ Đại học Thái Bình

✓ Đại học Công đoàn

✓ Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội

✓ Đại học Nội vụ Hà Nội

✓ Đại học Hàng hải

✓ Đại học Khoa học (Đại học Thái Nguyên)

✓ Đại học Văn hóa Hà Nội

✓ Học viện Biên phòng

✓ Đại học Dân lập Hải Phòng

✓ Viện Đại học Mở Hà Nội

- Khu vực miền Trung:

✓ Đại học Hà Tĩnh

✓ Đại học Quảng Bình

✓ Đại học Vinh

✓ Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa

✓ Đại học Hồng Đức

✓ Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng

✓ Đại học Luật - Đại học Huế

✓ Đại học Quy Nhơn

✓ Đại học Đà Lạt

✓ Đại học Thái Bình Dương

- Khu vực miền Nam:

✓ Đại học Mở TP.HCM

✓ Đại học Cần Thơ

✓ Học viện Cán bộ TP.HCM

✓ Đại học An Giang

✓ Đại học Kinh tế TP.HCM

✓ Đại học Luật TP.HCM

✓ Đại học Tôn Đức Thắng

✓ Đại học Thủ Dầu Một

✓ Đại học Sài Gòn

✓ Đại học Trà Vinh

✓ Đại học Nam Cần Thơ

✓ Đại học Kinh tế - Luật (Đại học Quốc gia TP.HCM)