Niềm tin
chạm thành công !
096.152.9898 - 093.851.9898

Bệnh Hodgkin là gì? Có phương pháp nào để điều trị bệnh Hodgkin?

Cập nhật: 25/02/2022 10:13 | Trần Thị Mai

Bệnh Hodgkin là gì? Nguyên nhân gây ra bệnh là gì? Các triệu chứng để nhận biết bệnh? Phương pháp điều trị bệnh Hodgkin?... Tất cả những thắc mắc về bệnh Hodgkin sẽ được giải đáp chi tiết dưới bài viết. Mời bạn đọc cùng theo dõi.

Bệnh Hodgkin là gì? Có phương pháp nào để điều trị bệnh Hodgkin?

Bệnh Hodgkin hay còn gọi là bệnh ung thư Hodgkin là dạng u lympho ác tính của hệ bạch huyết. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến ở những người từ 20 - 40 tuổi và những người trên 55 tuổi.

Khi mắc Hodgkin các tế bào trong hệ bạch huyết phát triển bất thường và di căn đến những cơ quan khác cơ thể.

Bệnh Ung thư hạch Hodgkin là một trong hai loại ung thư phổ biến của hệ bạch huyết.

  • U lympho Hodgkin cổ điển: Đây là loại ung thư hạch Hodgkin phổ biến nhất, khoảng 95% trường hợp ung thư hạch Hodgkin.
  • U lympho Hodgkin, nhiều lympho bào: Bệnh này ít gặp và chủ yếu những bệnh nhân trẻ hơn.

Hiện tại vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính xác gây ra bệnh Hodgkin. Tuy nhiên đến khi bạch huyết bào bị đột biến gen khiến cho tế bào nhân lên nhanh chóng, khiến cho các tế bào bị đột biến cũng nhân theo.

Đột biến sẽ làm cho số lượng lớn các tế bào lympho lớn bất thường, tích tụ trong hệ thống bạch huyết chúng tập trung các tế bào khỏe mạnh và gây ra những triệu chứng của bệnh ung thư hạch Hodgkin.

Các yếu tố dễ có nguy cơ mắc bệnh Hodgkin như:

  • Nam giới sẽ có nguy cơ mắc bệnh Hodgkin cao hơn nữ giới.
  • Độ tuổi: Bệnh Hodgkin được chẩn đoán ở độ tuổi từ 15 - 30 tuổi và ở những người trên 55 tuổi.
  • Nhiễm virus Epstein - Barr: Đối tượng mắc bệnh do virus Epstein-Bar như tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn sẽ có nhiều khả năng phát triển bệnh Hodgkin hơn so với những người khỏe mạnh.
  • Di truyền: Gia đình đã từng có người mắc bệnh Hodgkin hoặc người có quan hệ huyết thống với người bệnh Hogkin hoặc ung thư hạch không Hodgkin làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh.

Ngoài ra bệnh Hodgkin còn có các nguyên nhân và yếu tố khác làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh mà chưa được liệt kê ở trên. Nếu người bệnh thắc mắc hãy liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp chi tiết.

Các triệu chứng của bệnh Hodgkin

Dấu hiệu để nhận biết triệu chứng của bệnh Hodgkin bao gồm:

  • Xuất hiện sưng hạch bạch huyết ở cổ, nách hoặc háng nhưng sẽ không gây đau.
  • Bề mặt da nổi mẩn ngứa.
  • Bị sốt kèm theo các cơn ớn lạnh.
  • Có nhạy cảm với tác dụng của rượu hoặc sẽ đau ở những hạch bạch huyết sau khi uống rượu.
  • Giảm cân không rõ nguyên nhân hoặc cũng không trong quá trình giảm cân.
  • Cơ thể mệt mỏi dai dẳng.
  • Vào ban đêm thường xuyên bị đổ mồ hôi.
  • Ăn không ngon miệng.

Tùy thuộc vào giai đoạn mắc bệnh mà triệu chứng của mỗi người sẽ không giống nhau nên người bệnh không được chủ quan. Ngay khi có các triệu chứng bất thường hãy đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và chỉ định điều trị đúng cách.

Các giai đoạn phát triển của bệnh ung thư hạch Hodgkin

Trên thực tế ung thư hạch Hodgkin sẽ có 4 giai đoạn phát triển như:

  • Giai đoạn 1: Đây là giai đoạn sớm của bệnh khi ung thư tìm thấy trong một vùng hạch bạch huyết hoặc chỉ có thể xuất hiện một số khu vực cơ quan duy nhất trên cơ thể.
  • Giai đoạn 2: Lúc này bệnh sẽ diễn biến tại chỗ nếu ung thư tìm thấy ở hai vùng hạch bạch huyết ở 1 bên của cơ hoành hoặc khi tìm thấy ung thư ở trong một vùng hạch bạch huyết cũng như trong một cơ quan lân cận.
  • Giai đoạn 3: Diễn biến bệnh phát triển, các ung thư tìm thấy ở vùng hạch bạch huyết phía trên và dưới cơ hoành, trong một vùng hạch bạch huyết và ở một cơ quan hai bên đối diện với cơ hoành.
  • Giai đoạn 4: Ung thư lan rộng ra các bộ phận khác của cơ thể như tủy xương, gan hoặc phổi.
benh-hodgkin
Mọi thắc mắc về bệnh Hodgkin thì người bệnh nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa

Các biện pháp điều trị bệnh Hodgkin

Tùy thuộc vào giai đoạn mắc bệnh, tình trạng sức khỏe của người bệnh mà  bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhằm tiêu diệt được  những tế bào ung thư tốt và cải thiện nhanh chóng các triệu chứng của bệnh. Một số phương pháp điều trị bệnh Hodgkin phổ biến hiện nay như:

Xạ trị

Xạ trị là phương pháp điều trị sử dụng các chùm tia năng lượng cao như tia X và proton nhằm tiêu diệt các tế bào ung thư. Thường thì phương pháp này sẽ được sử dụng sau khi hóa trị. Khi xạ trị người bệnh sẽ được chỉ định nằm trên bàn và dùng thiết bị máy chuyên dụng cỡ lớn di chuyển xung quanh cơ thể người bệnh nhằm hướng các chùm năng lượng đến những vị trí cụ thể trên cơ thể người bệnh. Mục đích của phương pháp xạ trị nhắm thẳng vào những hạch bạch huyết có tế bào ung thư và khu vực lân cận.

Giai đoạn của bệnh sẽ có mức thời gian điều trị bức xạ khác nhau. Thường lộ trình điều trị sẽ kéo dài trong 5 ngày - vài tuần hoặc kéo dài trong vài tuần,  mỗi lần xạ trị khoảng 30 phút.

Sau quá trình xạ trị có thể dẫn đến đỏ da, rụng tóc ở những nơi chiếu xạ hoặc một số các tác dụng nguy hiểm hơn như đột quỵ, bệnh tim mạch, các vấn đề về tuyến giáp, vô sinh hoặc mắc ung thư phổi, ung thư vú.

Hóa trị

Đây là phương pháp sử dụng thuốc để tiêu diệt các tế bào ung thư hạch. Khi hóa trị thuốc sẽ được truyền vào tĩnh mạch và lan đi khắp cơ thể người bệnh. Ở giai đoạn đầu mắc bệnh thì thường sẽ được điều trị hóa trị sau đó mới đến phương pháp xạ trị. Có những trường hợp sẽ được sử dụng xen kẽ hóa trị với xạ trị.

Thuốc hóa trị ở dạng thuốc viên hoặc dung dịch truyền tĩnh mạch hoặc có thể sử dụng cả 2 dạng đó trên một người bệnh. Tuy nhiên khi sử dụng phương pháp hóa trị thì người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ như rụng tóc, buồn nôn, sử dụng trong suốt thời gian dài sẽ dẫn đến các tổn thương tim, tổn thương phổi, chức năng sinh sản.

 

Cấy ghép tủy xương

Cấy ghép tủy xương hay còn được gọi là cấy ghép tế bào gốc, là một phương pháp điều trị để thay thế tủy xương bị bệnh của người bệnh bằng cách thay thế, cấy ghép tế bào gốc khỏe mạnh.

Người bệnh sẽ được chỉ định điều trị cấy ghép tủy xương khi đã điều trị ung thư bằng các biện pháp hóa trị liệu và xạ trị liều cao để tiêu diệt các tế bào ung thư trong cơ thể nhưng không đem lại hiệu quả. Qúa trình cấy ghép tủy xương thì sẽ tiến hành loại bỏ các tế bào gốc của người bệnh vào đông lạnh và được lưu trữ để sử dụng sau đó. Tiếp đến các tế bào gốc đã được lấy ra từ trước sẽ được làm tan băng và tiêm lại vào tĩnh mạch của người bệnh, các tế bào gốc này sẽ giúp tạo tủy xương khỏe mạnh.

Hy vọng bài viết ở trên được chia sẻ ở trên giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về thông tin về bệnh Hodgkin, từ đó biết cách điều trị cũng như phòng ngừa hiệu quả nhất. Tuy nhiên những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo và không có tác dụng thay thế chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.