Niềm tin
chạm thành công !
096.152.9898 - 093.851.9898

Bệnh lao xương có nguy hiểm không? Có kỹ thuật nào trong chẩn đoán và điều trị?

Cập nhật: 07/12/2022 16:41 | Trần Thị Mai

Bệnh lao xương có thể xảy ra các biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe, tuy nhiên hiện tại vi khuẩn lao đã có thuốc đặc hiệu nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách. Bạn đọc hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn thông tin về bệnh lao xương ở bên dưới bài viết. Mời bạn đọc cùng theo dõi!  

Bệnh lao xương có nguy hiểm không? Có kỹ thuật nào trong chẩn đoán và điều trị?

Tìm hiểu bệnh lao xương là gì?

Bệnh lao xương là bệnh lý toàn thân và có biểu hiện tổn thương lao khu trú ở xương. Lao xương là bệnh lao thứ phát do trực khuẩn lao từ phổi hoặc hạch, đi vào máu đến xương.

Lao xương thường xuất hiện ở các xương xốp như thân đốt sống, xương tụ cốt bàn tay và bàn chân.

Lao xương thường xảy ra ở một vị trí xương nhất định, tuy nhiên sẽ có những trường hợp vi khuẩn lao có thể gây tổn thương nhiều khớp cùng một lúc. Thực tế, lao xương là một dạng của bệnh lao ảnh hưởng đến cột sống, xương và khớp.

Bệnh lao xương được chia làm hai loại chính:

  • Lao hoại tử tiết dịch.
  • Lao tăng trưởng nhanh.

Bệnh có diễn biến nhanh chóng và mức độ nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe. Nếu không được điều trị chính xác và kịp thời có thể dẫn đến biến chứng vô cùng nguy hiểm.

Nguyên nhân gây ra bệnh lao xương

Vi khuẩn lao – Mycobacterium tuberculosis là nguyên nhân chính dẫn đến lao phổi, lao hạch, lao xương và các dạng lao khác.

Khi vi khuẩn này xâm nhập vào cơ thể sẽ phát triển ở phổi sau dần lan rộng ra hạch bạch huyết, đi vào máu và di chuyển dần đến các tế bào xương.

 

 

benh-lao-xuong
Xét nghiệm máu là một trong những kỹ thuật chẩn đoán bệnh lao xương

Dấu hiệu nhận biết bệnh lao xương

Ban đầu khi mới mắc bệnh lao xương sẽ rất khó để phát hiện ra các triệu chứng vì cũng dễ bị nhầm lẫn với các bệnh khác. Chỉ cho đến khi  bệnh đã tiến triển hoặc các bác sĩ tiến hành chẩn đoán mới có thể nhận ra.

Các vi khuẩn lao có thể gây ra triệu chứng ở xương khớp và các triệu chứng toàn thân, cụ thể như:

  • Những triệu chứng toàn thân
  • Khó vào giấc ngủ, ăn không ngon miệng.
  • Đổ mồ hôi trộm thường xuyên.
  • Cơ thể xanh xao, gầy yếu và mệt mỏi.
  • Cơ thể dễ bị sốt về buổi chiều.
  • Sụt cân bất thường.

Các triệu chứng toàn thân còn phụ thuộc vào sức đề kháng và thể trạng của người bệnh. Nếu bạn có hệ miễn dịch khỏe mạnh thì mức độ bệnh tiến triển sẽ chậm hơn so với người có hệ miễn dịch yếu.

Triệu chứng phổ biến của lao xương là tình trạng đau khớp nhẹ và teo cơ từ mức độ nhẹ đến vừa. Tốt nhất để đảm bảo tình trạng sức khỏe ở mức tốt nhất, hạn chế biến chứng có thể xảy ra thì nên đến cơ sở y tế chuyên khoa ngay khi có các triệu chứng bất thường.

Các biến chứng và con đường lây lan của bệnh lao xương

Mặc dù có các diễn biến âm thầm nhưng phát triển khá nhanh chóng và dễ để lại biến chứng khi không được điều trị kịp thời. Cụ thể các biến chứng có thể xảy ra như:

  • Liệt dây thần kinh: Vi khuẩn lao có thể làm ảnh hưởng đến dây thần kinh dẫn đến liệt chi dưới hoặc nghiêm trọng hơn có thể gây ra liệt tứ chi.
  • Biến dạng xương: khi các tế bào xương bị trực khuẩn lao làm hư hại sẽ khiến cho đốt sống bị xẹp hoặc xương sẽ bị biến dạng.
  • Cụt chi: Có những trường hợp lao xương có diễn biến phức tạp thì sẽ gây tổn thương nghiêm trọng và rất khó để khắc phục được tình trạng này. Do đó cần phải cắt cụt chi để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
  • Lao lan rộng: Vi khuẩn lao có thể di chuyển từ xương đến các cơ quan khác như não, tim, nội tạng,… nếu không được kiểm soát kịp thời.

Khi mắc lao xương không chỉ gặp phải các biến chứng ở trên mà còn có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh như làm suy giảm hệ miễn dịch, quá trình sinh hoặc và làm việc gặp nhiều khó khăn. Ngoài ra thì người mắc bệnh lao xương sẽ dễ có nguy cơ mắc các bệnh lý khác hơn.

benh-lao-xuong
Người bệnh cần tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ về điều trị bệnh lao xương

Các phương pháp điều trị lao xương

Điều trị lao xương phải thực hiện trong thời gian sớm nhất nhằm ngăn chặn quá trình hư hại xương, phòng ngừa biến chứng và bảo toàn tính mạng. Các phương pháp được áp dụng, bao gồm:

Sử dụng thuốc

Sử dụng thuốc là điều trị ưu tiên đối với bệnh lao xương. Thuốc được sử dụng thường là kháng sinh và thuốc ức chế nhiễm trùng.

Điều trị bệnh lao xương cần phải được thực hiện chặt chẽ dưới sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Hiện nay đã có thuốc kháng sinh đặc hiệu với vi khuẩn lao. Tuy nhiên ở một số trường hợp, vi khuẩn có thể giảm mức độ nhạy cảm và gây ra biến chứng nguy hiểm. Vì vậy bạn cần thăm khám thường xuyên trong suốt thời gian điều trị.

Phẫu thuật

Phẫu thuật được thực hiện khi xuất hiện các ổ bã đậu và ổ mủ bên trong xương. Phương pháp này thường được chỉ định trong giai đoạn toàn phát của bệnh. Sau khi can thiệp ngoại khoa, bạn sẽ được chỉ định sử dụng kháng sinh đặc hiệu để ức chế và kìm hãm trực khuẩn gây bệnh.

Các phương pháp khác

Bên cạnh đó, bạn có thể áp dụng một số biện pháp điều trị hỗ trợ như:

  • Nghỉ ngơi: Cần nghỉ ngơi trong giai đoạn bệnh khởi phát và toàn phát nhằm giảm áp lực lên khớp xương và phục hồi sức khỏe. Hơn nữa, nghỉ ngơi tại giường còn giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm bệnh cho người khỏe mạnh.
  • Bất động chi: Bác sĩ có thể nẹp các chi để giảm đau, phòng ngừa co rút cơ và biến dạng. Ngoài ra phương pháp này còn giúp ổ lao ổn định và ít lây lan ra phạm vi rộng.
  • Chế độ dinh dưỡng khoa học: Ăn uống điều độ nhằm tăng cường sức đề kháng, hồi phục thể trạng và hỗ trợ ức chế vi khuẩn gây bệnh.
  • Vệ sinh đúng cách và ở phòng nhiều ánh sáng: Vệ sinh đúng cách có thể kiểm soát số lượng vi khuẩn và ngăn ngừa tình trạng vi khuẩn lây lan. Bên cạnh đó, ở phòng có nhiều ánh sáng có thể giảm thiểu thời gian tồn tại của vi khuẩn lao. Vi khuẩn lao có thể tồn tại trong vòng 1h30 phút nếu tiếp xúc với ánh nắng trên 35 độ C. Tuy nhiên nếu ở nơi tối và ẩm ướt, vi khuẩn có thể tồn tại được trong vòng từ 3 – 4 tháng.

Hy vọng những thông tin về bệnh lao xương ở trên được các giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM chia sẻ đã giúp các bậc phụ huynh có thêm kiến thức về căn bệnh này và có cách phòng ngừa hữu hiệu tình trạng này. Tuy nhiên những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, bạn đọc nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa nếu có thắc mắc.