Niềm tin
chạm thành công !
096.152.9898 - 093.851.9898

Các biện pháp được sử dụng trong điều trị bệnh viêm ruột

Cập nhật: 22/01/2022 03:58 | Trần Thị Mai

Viêm đường ruột sẽ làm gia tăng nguy cơ mắc các vấn đề khác về đường tiêu hóa điều này sẽ tạo vi khuẩn gây hại tấn công.  Vậy có triệu chứng nào để nhận biết bệnh viêm đường ruột? Các điều trị bệnh ra sao?... Bạn đọc hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn thông tin về bệnh viêm đường ruột dưới bài viết.  

Các biện pháp được sử dụng trong điều trị bệnh viêm ruột

Các yếu tố dẫn đến bệnh viêm đường ruột

Viêm đường ruột là bệnh lý có liên quan  đến đường tiêu hóa và có thể xảy ra do virus hoặc vi khuẩn gây ra bệnh. 

Khi sự viêm nhiễm tấn công ở bất cứ khu vực nào ở đường tiêu hóa sẽ làm ảnh hưởng đến chức năng của các cơ quan khác khiến cho người bệnh cảm thấy đau đớn hoặc nghiêm trọng hơn là tử vong nếu không được phát hiện nhanh chóng.

Trong thời gian gần đây thì ngày càng có nhiều các trường hợp mắc viêm đường ruột mạn tính chủ yếu độ tuổi phổ biến mắc bệnh là từ 17 - 25 tuổi và từ 50 - 60 tuổi.

Hiện chưa xác định được chính xác những nguyên nhân gây ra bệnh viêm đường ruột nhưng có một số các yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh viêm đường ruột như:

Yếu tố di truyền

Có nhiều chuyên gia cho rằng bệnh viêm đường ruột có xu hướng di truyền, trong gia đình có người đã từng bị viêm ruột. Một số những yếu tố do di truyền gây ra bệnh viêm đường ruột như:

Mắc bệnh Crohn hoặc viêm loét đại tràng đều có nguy cơ mắc bệnh viêm ruột.

Những người có nguồn gốc Đông Âu, tuy nhiên tronh những năm gần đây thì tỉ lệ người mắc bệnh viêm đường ruột có gốc Châu Á, Mỹ và gốc Phi tăng lên.

Yếu tố môi trường

Môi trường cũng có thể trở thành nguyên nhân gây gây ra bệnh viêm đường ruột. Cụ thể các yếu tố về môi trường gây ra bệnh như:

Do chế độ ăn có nhiều chất béo hoặc dùng quá nhiều các thực phẩm tinh chế.

Người thường xuyên bị căng thẳng và áp dụng chế độ ăn kiêng hàng ngày.

Các đặc trưng do khí hậu cũng có thể trở thành nguy cơ gây ra bệnh viêm đường ruột. Người thường xuyên sống ở khu vực miền Bắc sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người sống ở miền Nam.

Yếu tố do virus

Một số các loại virus sẽ có thể gây ra viêm đường ruột như Salmonella, Escherichia coli, Staphylococcus aureus, Campylobacter jejuni, Shigella…

Sẽ còn có rất nhiều các nguyên nhân và yếu tố khác làm gia tăng khả năng mắc bệnh viêm đường ruột. Người bệnh có bất cứ thắc mắc gì hãy liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp chi tiết.

Các dấu hiệu nhận biết tình trạng viêm đường ruột

Đau bụng, tiêu chảy sẽ là các triệu chứng điển hình nhất của tình trạng viêm đường ruột. Cụ thể các triệu chứng như:

Tiêu chảy: Người bệnh có thể đi ngoài từ 20 lần/ ngày trở lên đây là mức độ rất nghiêm trọng. Bên cạnh tiêu chảy sẽ đi kèm tình trạng mất  nước, tụt huyết áp, tim đập nhanh. Trong trường xuất hiện máu trong phân thì người bệnh có thể đang bị thiếu máu.

Táo bón: Triệu chứng táo bón có thể xảy ra với người mắc bệnh Crohn do sự tắc nghẽn ở một phần nào đó ở ruột gây kết loét, đây cũng là dấu hiệu của viêm trực tràng.

Mệt mỏi, sốt  và trọng lượng bị sụt cân cũng là một trong những dấu hiệu của bệnh viêm đường ruột do thiếu ăn, điều này sẽ làm giảm đi khả năng hấp thu chất dinh dưỡng, bị tiêu chảy dẫn đến mất nước.

Ngoài  ra thì những người mắc bệnh viêm đường ruột còn xuất hiện các triệu chứng ở những bộ phận khác như da, mắt, gan, khớp… Đối với trẻ em nếu mắc bệnh viêm đường ruột thì sẽ bị chậm lớn hơn so với những đứa trẻ đồng trang lứa khác.

Không phải trường hợp nào khi mắc bệnh viêm đường ruột cũng cần điều trị bệnh vì ở giai đoạn nhẹ thì hầu hết có thể tự khỏi trong vòng thời gian ngắn.

Tuy nhiên nếu người bệnh có các dấu hiệu dưới đây thì cần đến ngay những cơ sở y tế chuyên khoa để được điều trị kịp thời, bao gồm:

  • Các triệu chứng nghiêm trọng sẽ kéo dài hơn 3 ngày mà không có triệu chứng thuyên giảm.
  • Mắc tình trạng tiêu chảy không ngừng từ 3 - 4 ngày.
  • Thân nhiệt sốt cao trên 38 độ C.
  • Xuất hiện máu trong phân.
  • Kèm theo các triệu chứng khác như khô miệng, tần suất đi tiểu ít, da nhăn nheo.

Mỗi người bệnh sẽ có những triệu chứng nhận biết bệnh khác nhau, do đó không được mang tâm lý chủ quan mà hãy tham khảo ý kiến bác sĩ nếu có bất cứ thắc mắc gì về bệnh.

benh-viem-duong-ruot

Tiêu chảy là một trong những dấu hiệu của bệnh viêm ruột

Phương pháp điều trị bệnh viêm đường ruột

Hiện chưa có phương pháp để điều trị đặc hiệu tình trạng bệnh, việc sử dụng các phương pháp điều trị sẽ giúp cải thiện nhanh chóng các triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra đồng thời nhằm giảm thiểu biến chứng nguy hiểm.

Trường hợp người bệnh bị tiêu chảy thì sẽ cần bổ sung thêm nước và các dung dịch điện giải để hạn chế tình trạng cơ thể bị mất nước. Nếu bệnh nhân bị tiêu chảy cấp ở mức độ nghiêm trọng thì sẽ cần truyền dịch theo đường tĩnh mạch và uống thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Mỗi giai đoạn khi mắc bệnh viêm đường ruột mà bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh thực hiện loại thuốc, phác đồ điều trị khác nhau. Nếu bị viêm đường ruột mức độ nhẹ thì người bệnh có thể điều trị ngoại trú còn đối với trường hợp nặng thì cần phải nhập viện để điều trị. Các bệnh lý viêm đường ruột rất dễ bị tái phát do đó người bệnh cần tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Trong trường hợp điều trị bệnh viêm đường ruột bằng các loại thuốc không đem lại hiệu quả cao thì người bệnh sẽ cần phải phẫu thuật. Tuy nhiên quá trình phẫu thuật cũng có thể dẫn đến những biến chứng như ruột ngắn điều này sẽ làm giảm đi khả năng hấp thu dinh dưỡng và ảnh hưởng đến sự phát triển.

Bệnh viêm đường ruột diễn ra rất dai dẳng và có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm nên tốt nhất mọi người hãy chủ động phòng ngừa bệnh viêm đường ruột với các cách như:

  • Nên rửa tay bằng xà phòng trước, sau khi nấu ăn và sau khi đi vệ sinh.
  • Chỉ uống nước đã đun sôi, để nguội. Chú ý không nên uống nước suối, nước giếng hay các loại nước không đảm bảo vệ sinh.
  • Nấu chín kỹ thức ăn và các loại thực phẩm nên bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.
  • Tránh xa tình trạng hút thuốc lá, uống bia, rượu vì như vậy sẽ làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh.
  • Tuyệt đối không sử dụng các loại dụng cụ đã chế biến các thực phẩm sống như trứng, thịt gia cầm khi dùng trong bữa ăn.
  • Người bệnh nên tầm soát đường tiêu hóa định kỳ để phát hiện sớm nguy cơ mắc các bệnh lý tiêu hóa nghiêm trọng khác.

Hy vọng với những thông tin ở trên bạn đọc sẽ có  thêm nhiều kiến thức về bệnh viêm đường ruột, tuy nhiên những thông tin ở trên chỉ mang tính chất tham khảo không có tác dụng thay thế chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.