Niềm tin
chạm thành công !
096.152.9898 - 093.851.9898

Các dấu hiệu nhận biết sớm bệnh não úng thủy ở mọi đối tượng

Cập nhật: 28/06/2021 11:43 | Trần Thị Mai

Não úng thủy là tình trạng bệnh lý của hệ thần kinh trung ương và đây cũng là kết quả của sự gián đoạn mất cân bằng giữa sự hình thành, lưu thông dòng chảy hoặc hấp thu dịch não – tủy. Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về bệnh não úng thủy ở bên dưới bài viết. Mời bạn đọc cùng theo dõi!  

Các dấu hiệu nhận biết sớm bệnh não úng thủy ở mọi đối tượng

Não úng thủy là gì? Nguyên nhân gây ra bệnh não úng thủy

Tình trạng não úng thủy có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên sẽ xảy ra thường xuyên hơn ở trẻ sơ sinh, người lớn trên 60 tuổi.

Não úng thủy có thể do di truyền hoặc do liên quan với rối loạn phát triển như tật nứt đốt sống và thoát vị não.

Bên cạnh đó cũng có những nguyên nhân khác bao gồm như: xuất huyết trong não, biến chứng sinh non như xuất huyết, u não hoặc do xuất huyết hoặc các bệnh như viêm mang não hoặc nhiễm trùng khác.

Cũng sẽ có những trường hợp dòng chảy bình thường của dịch não tủy trong não bị tắc nghẽn và làm cho não bị úng thủy.

Nói chung thì tùy thuộc vào thời điểm xuất hiện bệnh mà sẽ có các nhóm nguyên nhân khác nhau gây ra.

Đối với não úng thủy bẩm sinh: Đây là tình trạng xuất hiện ngay từ khi trẻ còn nằm trong bào thai với nhiều nguyên nhân do các dị tật bẩm sinh gây ra, bao gồm:

  • Giãn não thất: khi này não thất có kích thước bất thường hơn so với bình thường, chính điều này gây ra rối loạn dòng chảy của dịch não tủy.
  • Hẹp cống não: Cống não là các cầu nối thông giữa những não thất bị hẹp làm cho dòng chảy của dịch não tủy bị cản trở và gây ứ đọng dịch não tủy.
  • Nang màng nhện: trong màng nhện có rất nhiều nang chứa dịch não tủy nhưng nếu lớp túi nang ở lớp màng nhện phát triển bất thường sẽ thay đổi áp lực vào tạo ra dịch não tủy.
  • Nứt đốt sống: dạng khuyết tật ống thần kinh này sẽ gây ra bao gồm nhiều dấu hiệu bất thường, trong đó có thể là não úng thủy.

Trong thời gian mang thai mẹ bị nhiễm trùng thai kỳ: Các tác nhân như sởi, rubella, các virus viêm gan... phụ nữ mang bầu mắc phải sẽ làm gia tăng nguy cơ con trẻ bị não úng thủy bẩm sinh.

Não úng thủy xuất hiện sau khi ra đời

Có những trường hợp khi trẻ sinh ra hoàn toàn bình thường, khỏe mạnh nhưng đến một thời điểm nhất định lại phát hiện mắc bệnh não úng thủy. Nguyên nhân gây ra bệnh là do:

  • Xuất huyết trong não: Dù là nguyên nhân nào gây ra chảy máu trong não đều có thể gây ra não úng thủy. Sau đó máu vỡ ra từ các mạch máu chảy vào não thất và dẫn đến áp suất của dịch não thất, rối loạn dòng chảy.
  • Chấn thương vùng đầu: Gây chảy máu trong não thất, phù nề nhu mô não gây chèn ép hệ thống não thất.
  • Nhiễm trùng hệ thần kinh: khi bị nhiễm trùng tại màng não gây ra bít tắc nhiều nút mạch làm giảm khả năng hấp thu dịch não tủy hoặc viêm các đám rối mạch mạc gây tăng tiết dịch não thủy.

Ngoài ra còn có nhiều các nguyên nhân và yếu tố khác làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh não úng thủy chưa được liệt kê ở trên. Nếu bạn đọc thắc mắc hãy liên hệ trực tiếp với bác sĩ, dược sĩ chuyên khoa để có lời giải đáp chi tiết.

Các triệu chứng nhận biết não úng thủy

Tùy từng dạng và các biểu hiện khác nhau, nhóm tuổi mà sẽ có những triệu chứng nhận biết bệnh khác nhau, cụ thể:

Đối với trẻ sơ sinh có các biểu hiện của não úng thủy:

  • Kích thước vòng đầu sẽ lớn hơn bình thường, bằng mắt thường có thể dễ dàng nhận thấy.
  • Da đầu sẽ bị kéo căng theo với kích thước vòng đầu.
  • Nhận thấy các xương hộp sọ tách nhau ra.
  • Trẻ thường xuyên quấy khóc, nôn mửa, bỏ bú.
  • Mắt trẻ sẽ có xu hướng nhìn lệch xuống dưới và rất ít để chuyển động.
  • Tâm trạng dễ bị co giật, dễ kích thích.
  • Tay chân di chuyển kém linh hoạt.

Đối với dạng não úng thủy trẻ em có các biểu hiện như:

  • Kích thước vòng đầu lớn bất thường.
  • Hay bị đau đầu.
  • Ăn không ngon miệng, chán ăn.
  • Thân nhiệt tăng cao kèm theo co giật.
  • Thị lực bị suy giảm nhìn mở hoặc nhìn đôi.
  • Buồn ngủ nhiều, rất khó để tập trung làm việc, học tập.
  • Các động tác, di chuyển đều thực hiện rất chậm chạp.

Đối với nhóm người trung niên mắc bệnh não úng thủy sẽ bao gồm các triệu chứng như:

  • Đau đầu dữ dội.
  • Không tỉnh táo, dễ bị mất thăng bằng.
  • Khả năng phối hợp với động tác rất kém, chậm.
  • Thị lực cũng bị suy giảm.
  • Tình trạng đại tiểu tiện bị rối loạn.
  • Trí nhớ bị suy giảm.
  • Dáng đi bất thương, loạng choạng, thất điều.

Hệ thần kinh trung ương sẽ là cơ quan phải chịu nhiều di chứng về bệnh lý não úng thủy nhất nếu người bệnh điều trị không đúng cách. Ngoài ra một số biến chứng nguy hiểm hơn mà người bệnh có thể mắc phải như động kinh, mù, liệt, điếc...

benh-nao-ung-thuy
Biến chứng của sinh non là một trong những nguyên nhân trẻ bị não úng thủy

Kỹ thuật chẩn đoán và điều trị bệnh não úng thủy

Kỹ thuật chẩn đoán bệnh não úng thủy

Trước khi đưa ra phương pháp điều trị phù hợp với người bệnh thì trước đó bác sĩ sẽ khám lâm sàng và chỉ định thêm các xét nghiệm cần thiết. Các bước bác sĩ tiến hành thăm khám cho người bệnh  bao gồm:

  • Khám lâm sàng mức độ phát triển thể chất của trẻ.
  • Tiến hành đo chu vi vòng đầu.
  • Khám mắt.
  • Đánh giá  cảm giác và vận động.
  • Chẩn đoán hình ảnh như siêu âm, CT scan sọ não, MRI sọ não.

Các biện pháp điều trị bệnh não úng thủy

Căn cứ vào kết quả của các kỹ thuật chẩn đoán ở trên bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa ra phương pháp điều trị não úng thủy.

Hiện nay thi việc điều trị bệnh cần can thiệp ngoại khoa và không có loại thuốc nào phù hợp với việc điều trị bệnh. Nếu phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời thì não úng thủy có thể được chữa lành hoàn toàn, trẻ có thể phục hồi nhanh chóng và đến trường như những  đứa trẻ khác.

Trên thực tế một số can thiệp ngoại khoa giúp điều trị não úng thủy như:

  • Phẫu thuật: thực hiện phẫu thuật loại bỏ các nguyên nhân gây ra bệnh như u màng não, u não, u hố sọ sau.
  • Can thiệp tắc nghẽn: bằng cách đặt một ống shunt đưa dịch não tủy trong não thất đến những khoang khác trong cơ thể để được hấp thu như khoang trong ổ bụng.  Khi đó dịch não tủy được hấp thu và trở lại  tuần hoàn. Mặc dù vậy phương pháp điều trị này tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ như tắc nghẽn ống, nhiễm trùng... Do đó nếu nhận thấy trẻ có các  dấu hiệu bất thường sau khi thực hiện can thiệp tắc nghẽn thì ngay lập tức cần đưa trẻ đến cơ sở y tế chuyên khoa để xử lý nhanh chóng.
  • Nội soi phá sàn não thất ba: mục đích của phương pháp này là tạo ra con đường lưu thông dịch não tủy  khác mà không cần đặt ống can thiệp tắc nghẽn. Phương pháp này phù hợp với đối tượng trẻ sơ sinh mắc bệnh não úng thủy.

Lưu ý việc điều trị não úng thủy bằng thuốc chỉ giúp làm giảm nhẹ triệu chứng hoặc kiểm soát biến chứng động  kinh.

Qua thông tin bài viết ở trên chia sẻ của các giảng viên Cao đẳng Y dược Sài Gòn chắc hẳn đã giúp bạn đọc có thêm nhiều kiến thức về bệnh não úng thủy. Từ đó sẽ có cách phòng tránh bệnh ghẻ nước hiệu quả hơn. Tuy nhiên những thông tin ở trên chỉ mang tính chất tham khảo và không có tác dụng thay thế chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.