Bệnh lao phổi là gì?
Lao phổi là một trong những căn bệnh truyền nhiễm khá phổ biến hiện nay. Bệnh do nhiễm khuẩn Mycobacterium tuberculosis gây ra và thường gây ảnh hưởng đến phổi nên người bệnh sẽ rất dễ mắc các biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng bệnh nhân.
Bệnh lao phổi được chia thành 2 thể chính là lao phổi và lao ngoài phổi, nếu không được điều trị kịp thời người bệnh bị nhiễm lao phổi có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Các yếu tố có thể làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh lao phổi như:
- Người có sức đề kháng kém.
- Tiền sử mắc một số bệnh như HIV, mạn tính.
- Người bị suy dinh dưỡng.
- Sử dụng quá nhiều rượu, bia, các đồ uống có cồn khác.
- Thường xuyên hút thuốc lá hoặc tiếp xúc với khói thuốc lá.
Sẽ còn có những yếu tố khác khiến cho người bệnh dàng mắc lao phổi khi tiếp xúc với người bệnh hoặc gặp các yếu tố vi khuẩn lây bệnh khác. Do đó nếu người bệnh thấy thắc mắc hãy liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp chi tiết.
Bệnh lao phổi lây qua đường nào?
Nắm được các con đường có thể lây nhiễm bệnh lao phổi để từ đó tránh được khả năng nhiễm chéo, cụ thể như:
- Lây nhiễm qua đường hô hấp: đây là con đường lây nhiễm nhanh và dễ xảy ra từ người mắc bệnh sang người khỏe mạnh. Nếu tiếp xúc với người bệnh khi họ ho, khạc nhổ, hắt xì hơi, xì mũi… lúc này các vi khuẩn sẽ phát tán ra ngoài môi trường và xâm nhập vào cơ thể người khỏe mạnh.
- Lây nhiễm qua đường cọ xát: Vết thương, vết trầy xước của người bệnh lao phổi cũng có thể gây lây nhiễm sang người khỏe mạnh bình thường.
- Dùng chung đồ dùng cá nhân: khăn mặt, bát đũa, bàn chải đánh răng… cũng là những vật dụng cá nhân dễ gây ra bệnh nếu người khỏe mạnh dùng chung với người mắc bệnh.
- Lây nhiễm từ mẹ sang con: trong quá trình mang thai, nếu mẹ mắc bệnh rất dễ bị lây sang cho thai nhi. Tuy nhiên không phải 100% con sinh ra từ mẹ mắc lao phổi đều bị bệnh.
- Lây qua đường tình dục: khi quan hệ tình dục hoặc các cặp đôi hôn nhau, trong đó có 1 người bị lao phổi thì người còn lại rất dễ mắc bệnh.
Các triệu chứng nhận biết sớm bệnh lao phổi
Tùy thuộc vào thể trạng sức khỏe của từng người và giai đoạn mắc bệnh nên sẽ có những triệu chứng nhận biết bệnh khác nhau.
Ở giai đoạn đầu khi mắc bệnh sẽ có rất ít các biểu hiện của bệnh và sẽ khó khăn trong việc nhận biết.
Đến khi bệnh lao phổi tiến triển ở giai đoạn nặng hơn thì lúc này có những triệu chứng khác nhau, đặc biệt thường xuất hiện biểu hiện qua đường hô hấp, cụ thể như:
- Ho khan, tần suất ho không nhiều nên bệnh nhân ít chú ý mình bị ho từ khi nào.
- Sốt nhẹ kéo dài trên 3 tuần.
- Ho kèm theo đờm màu trắng.
- Ho ra máu lẫn với đờm, số lượng từ ít tới nhiều theo thời gian.
- Xuất hiện các triệu chứng khó thở.
Danh mục về các dấu hiệu của bệnh lao phổi ở trên có thể chưa được liệt kê đầy đủ. Nếu có thắc mắc hãy liên hệ trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa để thêm nhiều thông tin chi tiết hơn.
Để phát hiện sớm bệnh thì tốt nhất ngay khi cơ thể xuất hiện các triệu chứng bất thường thì người bệnh hãy đến thăm khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa.
Các biến chứng nguy hiểm của bệnh lao phổi
Bệnh lao phổi nếu không được điều trị sớm, kịp thời thì có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh vì những biến chứng nguy hiểm như:
- Tràn dịch màng phổi: đây là tình trạng phổi xảy ra khi vỡ một hang lao thông với hang màng phổi dẫn đến đau ngực đột ngột bên có tràn khí và khó thở. Khi khí và dịch tràn ra nhiều quá sẽ ép phổi lại còn một thể tích rất nhỏ. Thể tích này không thể cung cấp đủ khí khiến người bệnh bị ngạt thở và tử vong.
- Lao thanh quản: biến chứng này kèm theo các triệu chứng như khàn tiếng, thay đổi giọng nói, đau tai, nuốt đau…gây ra loét ở dây thanh âm hoặc những nơi khác trên đường hô hấp dẫn đến bệnh lao phổi tiến triển nặng hơn rất nhiều.
- Nấm Aspergillus phổi: người mắc bệnh lao phổi sau khi đã được chữa khỏi vẫn có thể để lại các hang. Do đó các hang này vẫn có thể bị nhiễm nấm Aspergillus fummigatus. Nhiễm nấm có thể dẫn tới ho ra máu nặng thậm chí là tử vong.
- Rò thành ngực: trong trường hợp việc điều trì không được thực hiện theo đúng phác đồ, không đủ liều lượng, thời gian thì có thể xảy ra rò thông phế quản và thành ngực.
Bị lao phổi có đi làm được không?
Đối với người mắc bệnh lao phổi thì cần áp dụng các giải pháp để giúp ngăn ngừa tình trạng lây nhiễm bệnh cho người khác.
Vậy khi bị lao phổi có đi làm được không? Câu trả lời là không và tốt nhất người bệnh nên xin nghỉ làm để thực hiện các giải pháp điều trị theo đúng chỉ định của bác sĩ. Cho đến khi khỏi bệnh hoàn toàn thì có thể tiếp tục quay lại làm việc bình thường.
Khi đi làm sẽ cần phải giao tiếp với những đồng nghiệp xung quanh, điều này dẫn đến lây nhiễm bệnh lao phổi cho những người xung quanh.
Phương pháp điều trị bệnh lao phổi
Đối với các bệnh nhân mắc lao phổi thì sẽ tùy thuộc vào thể trạng của cơ thể mà được bác sĩ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. Hiện nay phương pháp điều trị hữu hiệu nhất là sử dụng thuốc đặc trị lao với 2 loại chính như:
- Thuốc chống lao thiết yếu: rifampicin, ryrazinamid, streptomycin, isoniazid, ethambutol.
- Thuốc chốn lao hàng 2: nhóm fluoroquinolones (Gatifloxacin®, Ciprofloxacin®, Levofloxacin®, Moxifloxacin®, Ofloxacin®) kanamycin, amikacin, capreomycin; và một số thuốc khác.
Ngoài việc điều trị bằng thuốc thì người bệnh cũng cần xây dựng thói quen sinh hoạt khoa học, lành mạnh để hạn chế sự phát triển của vi khuẩn lao. Cụ thể như:
- Thực hiện bữa ăn lành mạnh, giàu dinh dưỡng: Carbohydrat, protein, vitamin và chất béo… đều sẽ giúp ích cho việc duy trì hệ miễn dịch của cơ thể. Nên người bệnh hãy bổ sung các thành phần của thực phẩm để khỏe mạnh hơn.
- Duy trì thói quen tập thể dục: nên luyện tập hàng ngày, các bài tập phù hợp với thể trạng sức khỏe, không gây gắng sức để cải thiện tuần hoàn máu và cải thiện hệ miễn dịch.
- Hạn chế tới mức tối đa các căng thẳng: Căng thẳng sẽ là yếu tố làm cho bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Chính vì vậy bạn nên dành ra vài phút/ ngày để ngồi thiền, thư giãn, nghỉ ngơi, đọc sách… các cách này giúp bạn giảm căng thẳng và đồng thời tăng cường hệ miễn dịch.
- Ngủ đủ giấc hàng ngày: việc ngủ đủ giấc là rất quan trọng để duy trì sức khỏe và ngăn ngừa bệnh tật.
Qua thông tin bài viết ở trên chia sẻ của các giảng viên Cao đẳng Y dược Sài Gòn chắc hẳn đã giúp bạn đọc có thêm nhiều kiến thức về bệnh lao phổi có đi làm được không?. Tuy nhiên những thông tin ở trên chỉ mang tính chất tham khảo và không có tác dụng thay thế chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.