Niềm tin
chạm thành công !
096.152.9898 - 093.851.9898

Nhận biết ung thư hắc tố da bằng cách nào? Điều trị bệnh ra sao?

Cập nhật: 24/12/2021 11:53 | Trần Thị Mai

Ung thư hắc tố da do nguyên nhân nào? Dấu hiệu giúp nhận biết ung thư da là gì? Có cách nào để điều trị bệnh?... Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp  những thắc mắc về bệnh. Bạn đọc hãy cùng theo dõi nhé.  

Nhận biết ung thư hắc tố da bằng cách nào? Điều trị bệnh ra sao?

Ung thư hắc tố da là ung thư da ác tính  và phát triển từ các tế bào sản xuất melanin. Khối u ác tính này có thể hình thành trong mắt, mũi hoặc cổ họng của bạn nhưng sẽ hiếm hơn.

Các giai đoạn phát triển của bệnh ung thư hắc tố da như:

  • Giai đoạn 1: Lúc này tế bào ung thư chưa lan ra lớp biểu bì hoặc lớp ngoài của da.
  • Giai đoạn 2: Khi đó các tế bào ung thư bắt đầu lan sang lớp da bên dưới biểu bì với kích thước nhỏ dưới 2cm.
  • Giai đoạn 3: khi những tế bào ung thư ngày càng tăng lên và lớn hơn khoảng 2cm, tuy nhiên chưa xâm lấn đến những mô khác.
  • Giai đoạn 4: Tế bào ung thư đã có kích thước trên 3cm và lan dần sang những cơ quan khác trên cơ thể.

Hiện nay vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây ra ung thư hắc tố da, tuy nhiên việc tiếp xúc nhiều với tia cực tím từ ánh sáng mặt trời hoặc các loại đèn làm nâu da thì sẽ có nguy cơ hình thành những khối u hắt tố da ác tính.

Bên cạnh đó có một số các yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc ung thư hắc tố da như:

  • Người da trắng: Nhóm người này sẽ có ít những sắc tố nên sẽ có khả năng bảo vệ cơ thể khỏi những bức xạ UV. 
  • Người có tiền sử rám nắng sẽ có nguy cơ cao mắc ung thư hắc tố da.
  • Người thường xuyên sống gần vùng xích đạo và có nguy cơ tiếp xúc trực tiếp cới ash nắng mặt trời với năng lượng bức xạ cao hơn, phơi nhiễm với tia UV nhiều hơn.
  • Tiền sử gia đình mắc ung thư hắc tố da hoặc đã có người mắc ung thư hắc tố thì anh chị sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
  • Suy giảm hệ miễn dịch.
  • Lạm dụng mỹ phẩm có chứa các chất gây hại cho da.
  • Những người có nhiều nốt ruồi, hệ miễn dịch yếu hoặc tàn nhang. Có trên 50 nốt ruồi là yếu tố nguy cơ của ung thư hắc tố da. 

Ngoài ra sẽ có những nguyên nhân và yếu tố khác làm gia tăng nguy cơ mắc ung thư hắc tố da. Nếu bạn đọc thắc mắc hãy liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp chi tiết.

Các dấu hiệu nhận biết ung thư hắc tố da

Da là lớp ngoài cùng để bảo bên ngoài nên ngay khi có các triệu chứng của bệnh thì sẽ dễ dàng để nhận biết như:

Da sần sùi và đóng thành từng mảng, thô cứng, đóng vảy. khi các mảng da bị ung thư ban đầu sẽ có màu nâu chuyển đến hồng đậm và thường xuất hiện ở mặt - đầu - hai cánh tay. Những người có làn da trắng và bị tổn thương da do ánh nắng mặt trời sẽ thường có dấu hiệu này.

Xuất hiện nốt u hình tròn,  hơi mờ, mềm và giống mụn tuy nhiên không có nhân. Triệu chứng này là biểu hiện điển hình của bệnh biểu mô tế bào đáy.  Bên cạnh đó còn xuất hiện các tia máu, dễ bị chảy máu do những mạch máu bị giãn.

Có các vùng tổn thương màu đỏ, xin xỏ hoặc lõm ở giữa và thường xuyên bị loét khó để chữa lành. Khó hình thành những nốt mủ, mụn hoặc nhọt ở những vị trí như tay, tai, mặt. Da sẫm màu sẽ có các nốt ở vị trí da ít tiếp xúc với ánh nắng.

Những nốt ruồi sẽ trở nên sẫm màu hơn và nốt ruồi có thể bị thay đổi kích  thước hoặc bị chảy máu ở nốt ruồi. Triệu chứng này rất nguy hiểm vì có thể cảnh báo ung thư hắc tố da, dạng ung thư nguy hiểm đến tính mạng.

Có những mụn cứng màu vàng thì ở mí mắt, đầu, cổ, thân hoặc ở bộ phận sinh dục. Dấu hiệu này là biểu hiện của loại ung thư biểu mô tuyến bã nhờn, mặc dù ít gây nguy hiểm sức khỏe nhưng sẽ gây mất thẩm mỹ.

Danh mục về bệnh ung thư hắc tố da khác mà chưa được liệt kê ở trên nhưng tùy thuộc vào mức độ mắc bệnh mà sẽ có triệu chứng nhận biết bệnh khác nhau. Ngay khi nhận thấy có những triệu chứng khác thường thì người bệnh nên đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị sớm.

benh-ung-thu-hac-to-da
Nốt ruồi của bạn vì đây có thể là dấu hiệu nhận biết ung thư da

Các kỹ thuật chẩn đoán và điều trị bệnh ung thư hắc tố da

Một số những kỹ thuật xét nghiệm được sử dụng để chẩn đoán ung thư hắc tố da như:

  • Kiểm tra các triệu chứng lâm sàng.
  • Thực hiện sinh thiết da. Để từ đó xác định được u tế bào da có hắc tố hay không.
  • Xác dịnh độ dày: Kiểm tra dưới kinh hiển vi để xác định độ dày của khối u ác tính và đo bằng công cụ đặc biệt.
  • Tìm kiếm những dấu hiệu ung thư khác bằng các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh như chụp X-quang, chụp CT hoặc chụp cắt lớp phản xạ positron nhằm xác định mức độ lan rộng của khối u.

Khi đã có kết quả chẩn đoán bệnh thì phụ thuộc vào kích thước khối u mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp, hiệu quả.

Trong giai đoạn đầu mắc bệnh ung thư hắc tố da thì thường sẽ được chỉ định phẫu thuật để loại bỏ được khối u ác tính. Ngoài ra thì căn cứ vào độ dày mỏng của khối u mà các bác sĩ sẽ loại bỏ trong quá trình phẫu thuật.

Trong trường hợp khối u đã lan  ra các khu vực khác thì ở bên ngoài bề mặt da thì sẽ được điều trị theo những phương pháp như:

  • Đông lạnh khối u: Phương pháp này sẽ điều trị khối u ung thư trong giai đoạn đầu với kích thước nhỏ. Cách này giúp đông lạnh khối u với Nito lỏng nhắm phá hủy các tế bào dày sừng.
  • Phẫu thuật: Phương pháp này sẽ cắt bỏ đi tế bào ung thư và thay thế vào đó bằng mô da bình thường khác. Tuy nhiên việc phẫu thuật này sẽ tốn rất nhiều thời gian để da có thể hồi phục.
  • Sử dụng Laser: Trường hợp tiền ung thư bề mặt sẽ được chỉ định điều trị theo phương pháp này. 
  • Xạ trị: Phương pháp này thường được kéo dài điều trị trong khoảng từ 1 - 4 tuần và dùng tia phóng xạ để điều trị.
  • Hóa trị: Sử dụng thuốc để điều trị tế bào ung thư nhưng không ảnh hưởng xấu đến tế bào da bình thường xung quanh. Phương pháp này có thể dùng thuốc thoa, uống hoặc tiêm.

Trong suốt quá trình điều trị ung thư hắc tố da thì người bệnh hãy chú ý không tiếp xúc thường xuyên với ánh nắng hoặc tham gia hoạt động ngoài trời quá lâu, điều này sẽ khiến cho da dễ bị tổn thương.

Hy vọng những thông tin về bệnh ung thư hắc tố da ở trên đã chia sẻ đến bạn những kiến thức đó. Tuy nhiên kiến thức y khoa này chỉ mang tính chất tham khảo và không có tác dụng thay thế chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.