Niềm tin
chạm thành công !
096.152.9898 - 093.851.9898

Những cách chăm sóc tại nhà bệnh trào ngược thực quản ở trẻ em

Cập nhật: 26/10/2021 11:39 | Trần Thị Mai

Trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng thường gặp ở trẻ em và trẻ sơ sinh. Nếu bệnh kéo dài trong suốt một thời gian sẽ gây ra các ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Nên bố mẹ hãy nắm rõ thông tin về bệnh để  biết cách xử lý và phòng ngừa bệnh sớm. Mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây để có thêm nhiều kiến thức bệnh trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em.  

Những cách chăm sóc tại nhà bệnh trào ngược thực quản ở trẻ em

Nguyên nhân gây ra trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em

Trào ngược dạ dày là tình trạng thức ăn từ dạ dày trào ngược trở lại lên thực quản. Đây có thể là hiện tượng sinh lý hoặc bệnh lý gây ra những ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt  của trẻ nhỏ.

Cụ thể một số nguyên nhân gây ra trào ngược dạ dày ở trẻ em như:

Nguyên nhân sinh lý

Do hệ tiêu hóa của trẻ chưa được hoàn  thiện và ổn định nên sẽ dễ bị mắc bệnh hơn.

Cơ thắt thực quản của trẻ có hoạt động đóng mở chưa thực sự hiệu quả nên thức ăn sẽ dễ bị trào ngược lên.

Hàng ngày trẻ sử dụng nhiều các loại thức ăn ở dạng lỏng và mềm nên có nguy cơ lọt khe hở nhỏ ở cơ vòng.

Sử dụng sữa công thức hoặc sữa bò nên sẽ chậm tiêu hóa và dễ bị trào ngược dạ dày thực quản.

Tư thế bé bú nằm sẽ làm cho sữa khi xuống đến dạ dày thì bị trào ngược trở lại lên trên thực quản.

Nguyên nhân bệnh lý

Các bệnh lý như hở van tim, sa dạ dày, hở van tim, thoát vị cơ hoành, bại não... khi mắc dưới 1 tuổi sẽ làm suy yếu co thắt phần thực quản dưới và có thể gây ra  trào ngược dạ dày thực quản.

Ngoài ra sẽ còn có các nguyên nhân và yếu tố khác gây ra bệnh mà  chưa được liệt kê ở trên. Nếu bạn đọc thắc mắc hãy tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa.

Các triệu chứng nhận biết trào ngược thực quản ở trẻ em

Các dấu hiệu dễ nhận biết khi trẻ bị trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em như:

  • Nhận thấy trẻ thường xuyên ói hoặc ọc sữa ra nhiều ở cả đường niêm mạc hoặc mũi.
  • Quấy khóc, biếng ăn, đêm ngủ không ngon giấc.
  • Cân nặng trẻ tăng chậm và có thể dẫn đến suy sinh dưỡng kéo theo tình trạng thiếu máu.
  • Ở những trẻ lớn hơn sẽ có triệu chứng đau nhức ở phía sau xương ức kèm theo đó là ợ nóng khó chịu.
  • Trẻ buồn nôn, ợ nóng và cảm nhận được vị chua ở cổ họng.
  • Ho, thở khò khè thường xuyên.
  • Trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh khi có các dấu hiệu dưới đây cần được đưa đi khám ngay, cụ thể như:
  • Nôn nhiều lần, nôn ra máu.
  • Tiêu chảy có kèm máu.
  • Trẻ quấy khóc kéo dài hơn hai giờ.
  • Đau hoặc gặp vấn đề khó thở như thở khò khè, ho mãn tính, khàn giọng.
  • Viêm phổi tái phát.

Tùy vào tình trạng của trẻ mà sẽ có những triệu chứng nhận biết bệnh khác nhau nhưng các bậc phụ huynh cũng không nên chủ quan mà ngay khi nhận thấy dấu hiệu bất thường ở trẻ thì cần đưa đến cơ sở y tế thăm khám và điều trị.

Trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em có nguy hiểm không?

Nếu không được điều trị đúng cách thì bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ em có thể gặp các biến chứng nguy hiểm như:

  • Mắc các biến chứng về tiêu hóa: trẻ sẽ bị viêm thực quản ở các mức độ khác nhau nên sẽ dẫn đến ảnh hưởng hoạt độn ăn uống của trẻ. Biến chứng nguy hiểm hơn có thể mắc phải là barett thực quản – thực quản bị viêm, đường thực quản hẹp dẫn đến việc lưu thông thức ăn từ miệng xuống dạ dày sẽ gặp nhiều khó khăn.
  • Gặp biến chứng về hô hấp: trẻ sẽ bị khò khè, ho kéo dài và các triệu chứng không có dấu hiệu thuyên giảm ngay cả khi được điều trị. Hơn nữa khi bị trào ngược, axit từ dạ dày sẽ trào ngược lên thực quản làm cho thanh cổ họng  trẻ dày lên và làm bé bị khò khè, khàn giọng. Nghiêm trọng hơn sẽ gây ra tình trạng hen suyễn ở trẻ em.
  • Mắc phải các vấn đề về răng miệng, tai mũi họng: trẻ bị trào ngược có thể dẫn đến viêm tai, viêm xoang, chậm tăng cân, mòn răng, suy dinh dưỡng… kéo dài trong suốt một thời gian sẽ làm ảnh hưởng đến sự phát triển về các hành vi của  trẻ.

Để không mắc các biến chứng do bệnh trào ngược dạ dày thực  quản ở trẻ em thì các bậc phụ huynh cần tuyệt đối chú ý sức khỏe trẻ và đưa đi đến cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám.

trao-nguoc-thuc-quan-o-tre-em
Nghệ và mật ong là một trong những mẹo dân gian để điều trị trào ngược dạ dày ở trẻ em

Các cách chăm sóc cho trẻ bị trào ngược dạ dày

Trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em sẽ tự khỏi mà không cần điều trị nếu thay đổi lối sống sinh hoạt, chế độ dinh dưỡng.

Các cách chăm sóc khi trẻ bị trào ngược dạ dày như:

Đối với trường hợp trẻ nhỏ

Mẹ hãy chia lượng sữa trong mỗi cữ bú của trẻ với khoảng 30 – 60ml/ lần. Khi trẻ bú nhiều hơn 60ml/ lần thì tiếp tục cho trẻ bú, tuy nhiên sau đó nên ẵm trẻ ở tư thế cao đầu. Nếu thấy trẻ có dấu hiệu ợ hơi thì nên vỗ nhẹ vào lưng trẻ. Tuyệt đối không nên vác trẻ lên vai vì sẽ làm trẻ bị ọc sữa do tư thế này khiến dạ dày bị chèn ép.

Pha thêm vào sữa mẹ hoặc sữa công thức  với một chút bột gạo, bột ngũ cốc để làm cho sữa đặc hơn để giảm lượng sữa mỗi lần bú và đồng thời lượng sữa trong dạ dày cũng sẽ hạn chế tình trạng trào ngược dạ dày. Tuy nhiên cha mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng phương pháp này để không làm ảnh hưởng đến chất lượng sữa hoặc gây béo phì.

Đối với trường hợp trẻ lớn hơn

Nên hạn chế thức ăn, đồ uống có khả nă ng kích thích dạ dày như: cà phê, chocolate, thức ăn có vị chua, cay… vì như  vậy sẽ làm cho triệu chứng nghiêm trọng hơn.

Trẻ bị dị ứng với đạm sữa bò mà đang sử dụng sữa công thức thì nên đổi sang loại sữa khác để phù hợp hơn.

Mẹo dân gian chữa trào ngược thực quản ở trẻ em

  • Sử dụng mật ong và nghệ vàng

Trong nghệ vàng có chứa nhiều hoạt chất Curcumin để chống axit và làm lành các ổ loét dạ dày nên được nhiều người sử dụng trong điều trị các bệnh về đường tiêu hóa, trong đó có tình trạng trào ngược thực quản.

Phụ huynh có thể nghiền nát nghệ hoặc dùng bột nghệ trộn đều với mật ong cho trẻ ăn trước bữa ăn từ 30  phút đến 1 giờ. Tuy nhiên chỉ sử dụng điều trị cho trẻ trên 1 tuổi.

  • Dùng gừng

Sử dụng gừng tươi sau đó rửa sách, thái thành từng lát nhỏ đem cho vào nước đun sôi và đem pha với mật ong cho trẻ uống sau ăn.

Duy trì cho trẻ uống cách này sau một thời gian triệu chứng của bệnh sẽ  được cải thiện.

  • Lá nha đam

Thành phần gel trong lá nha đam có thể giúp chống viêm, kháng khuẩn và giảm đau nên sẽ có tác dụng điều trị bệnh trào ngược thực quản.

Cách thức hiện cha mẹ hãy gọt sạch vỏ xanh bên ngoài rồi lấy phần ruột bên trong xay nhuyễn với nước, sau đó lọc lấy nước cho trẻ uống trước bữa ăn 30 phút/ ngày.

  • Dùng lá bạc hà

Lá bạc hà là thảo dược giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn và giảm nhanh các triệu chứng khó chịu của bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Để chữa bệnh lý này tại nhà hãy lấy tinh dầu bạc hà và dầu oliu massage vùng bụng cho trẻ 2 lần mỗi ngày.

Đối với các mẹo dân gian thì cha mẹ nên tìm hiểu thật kỹ những thông tin hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi thực hiện để không gây hại cho sức khỏe trẻ nhỏ.

Hy vọng những thông tin trên đây về bệnh trào ngược thực quản ở trẻ em đã giúp cho bạn đọc có thêm nhiều kiến thức y khoa hữu ích. Tuy nhiên những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo và không có tác dụng thay thế chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.