Niềm tin
chạm thành công !
096.152.9898 - 093.851.9898

Điều trị bệnh lao hệ thần kinh trung ương bằng cách nào?

Cập nhật: 02/12/2022 16:03 | Trần Thị Mai

Lao hệ thần kinh là gì? Nguyên nhân nào gây ra lao hệ thần kinh? Các triệu chứng nhận biết bệnh? Phương pháp nào để điều trị bệnh?... Bạn đọc hãy cùng tìm hiểu thêm thông tin về bệnh lao hệ thần kinh. Các bạn hãy cùng theo dõi nhé.  

Điều trị bệnh lao hệ thần kinh trung ương bằng cách nào?

Nguyên nhân gây ra bệnh lao hệ thần kinh

Bệnh lao là một trong những bệnh nhiễm trùng gây ảnh hưởng đến nhiều cơ quan khác như màng phổi, phổi, thần kinh trung ương, cơ xương khớp, hạch… Nguyên nhân chính gây ra bệnh lao là do vi khuẩn Mycobacterium.

Lao hệ thần kinh sẽ là một trong các thể bệnh lao như lao màng não, tủy sống, lao nhu mô não… phổ biến nhiều lao màng não sẽ chiếm khoảng 5% với các thể bệnh là bệnh nặng nếu không được chẩn đoán và điều trị sớm.

Tất cả các đối tượng và lứa tuổi đều có thể mắc bệnh lao hệ thần kinh. Nhưng những nhóm đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh như:

  • Trẻ nhỏ không có miễn dịch với vi khuẩn lao.
  • Phụ nữ  mang thai.
  • Người có chức năng hệ miễn dịch kém hoặc suy giảm như những người già.
  • Người mắc các bệnh mãn tính như xơ gan, bệnh phổi mãn tính, bệnh đái tháo đường…
  • Người thường xuyên tiếp xúc với người mắc lao đang trong thời kỳ phát tán vi khuẩn.

Bệnh lao hệ thần kinh có thể gây lân truyền từ người sang người chủ yếu qua đường không khí: Ở giai đoạn đầu khi mắc bệnh lao hệ thần kinh chính là thời kỳ trở thành nguồn lây nhiễm cao nhất, đặc biệt các vi khuẩn sẽ được phát tán ra bên ngoài môi trường khi bạn ho, nói chuyện, khạc đờm… và sẽ giảm thiểu khả năng lây nhiễm nếu người bệnh bắt đầu quá trình điều trị với thuốc lao.

Sau khi mắc bệnh từ 2 - 4 tuần thì sẽ giảm đi phát tán vi khuẩn và giảm đi khả năng lây nhiễm sang người khỏe mạnh rất nhiều. Các trực khuẩn lao có đường kính khoảng từ 1 - 5mm và có thể dễ dàng xâm nhập qua đường hô hấp đến những phế nang, vi khuẩn gây bệnh. Kéo dài sau khoảng một thời gian thì vi khuẩn có t hể theo đường máu, đường bạch huyết gây ra các bệnh lý khác như xơ xương khớp, hạch màng não.

Một số con đường lây truyền không phổ biến như khi tiếp xúc qua vết xước, vết thương hoặc lây truyền từ mẹ sang thai nhi.

Ngoài ra sẽ còn có các nguyên nhân và yếu tố khác làm gia tăng nguy cơ mắc lao hệ thần kinh mà chưa được liệt kê ở trên. Nếu người bệnh thắc mắc hãy liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp chi tiết hơn.

Triệu chứng nhận biết bệnh lao hệ thần kinh

Một số các triệu chứng phổ biến của bệnh lao hệ thần kinh như:

Ở giai đoạn đầu

  • Người bệnh có các triệu chứng mơ hồ. Dấu hiệu này rất dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý khác.
  • Đau đầu, chóng mặt, hoa mắt.
  • Có cảm giác buồn nôn hoặc nôn mửa.
  • Tính tính dễ bị thay đổi.
  • Mắc các rối loạn về tâm lý.
  • Khi ngủ thường hay nói sảng.
  • Sốt kéo dài khi có biểu hiện của nhiễm trùng lao, thường sốt về chiều tối hoặc ra mồ hôi vào ban đêm.
  • Tình trạng ho kéo dài, đờm kèm theo máu.
  • Cơ thể người bệnh mệt mỏi.
  • Trọng lượng cơ thể giảm sút nhanh.
benh-lao-he-than-kinh
Có rất nhiều triệu chứng khi mắc bệnh lao hệ thần kinh

Giai đoạn diễn biến bệnh

Khi này sẽ có triệu chứng của bệnh rõ rệt hơn như sốt kéo dài trong suốt một thời gian.

  • Mắc hội chứng màng não với các dấu hiệu như đau đầu nhiều, mức độ đau tăng lên khi có tiếng động mạnh hoặc gặp ánh sáng.
  • Nôn mửa thường xuyên ngay cả khi không ăn.
  • Trẻ nhỏ dễ bị tiêu chảy.
  • Mức độ nghiêm trọng hơn người bệnh có thể  bị rối loạn ý thức, hôn mê sâu, tăng áp lực nội sọ và có nguy cơ đe dọa đến tính mạng.
  • Những người bị lao tủy sống có thể gặp phải tình trạng tổn thương tủy, rễ thần kinh. Tùy thuộc vào vị trí bị tổn thương mà sẽ có những biểu hiện khác nhau như liệt chi, tê bì, rối loạn cảm xúc, mất cảm giác, bí trung đại tiện…
  • Trường hợp lao toàn thể thì người bệnh sẽ có triệu chứng nặng cần lưu ý.

Nếu bệnh lao thần kinh không được phát hiện sớm có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe như giãn não thất, tăng áp lực nội sọ, hạ natri máu ngay bất cứ giai đoạn nào của lao màng não hoặc suy giảm thị lực… Do đó người bệnh cần lưu ý theo dõi sức khỏe ngay khi có các triệu chứng bất thường thì nên đến những cơ sở y tế chuyên khoa thăm khám và điều trị kịp thời.

Phương pháp điều trị lao hệ thần kinh

Ngay khi nghi ngờ người bệnh có các triệu chứng của bệnh thì bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định bác thực hiện các kỹ thuật chẩn đoán như: Chọc dò dịch não tủy, nhuộm soi tìm AFB, nuôi cấy tìm vi khuẩn lao, kỹ thuật PCR, chụp cắt lớp vi tính hoặc cộng hưởng từ sọ MRI, X-Quang ngực…

Trường hợp người HIV bị nhiễm lao hệ thần kinh: Lúc này thì cần kiểm soát tốt các triệu chứng của bệnh. Phác đồ điều trị của người nhiễm lao sẽ tương tự giống như của những người không nhiễm HIV.

Từ kết quả của chẩn đoán ở trên thì bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp với mức độ và thể trạng sức khỏe của từng người.

Hầu hết khi mắc lao hệ thần kinh thì sẽ được chỉ định điều trị bao gồm 2 giai đoạn là tấn công, duy trì thuốc đúng liều lượng. 

Hai nhóm thuốc chính dùng trong điều trị lao hệ thần kinh:

Thuốc chống lao hàng 1: Là nhóm thuốc bao gồm: isoniazid (H), ethambutol (E), rifampicin (R), pyrazinamide (Z), streptomycin (S), rifabutin (Rfb) và rifapentine (Rpt).

Thuốc chống lao hàng 2: Là nhóm thuốc bao gồm: Levofloxacin, moxifloxacin, linezolide, clofazimine, imipenem/meropenem, amikacin,….

Trường hợp lao thần kinh bị tái phát, kháng thuốc: Cần phải sử dụng theo đúng phác đồ lao đa kháng, đồng thời cần theo dõi sức khỏe người bệnh trong suốt thời gian từ 20 tháng.

Ngoài ra trong quá trình điều trị bệnh lao hệ thần kinh thì người bệnh cần chú ý các tác dụng phụ do thuốc gây ra như: bề mặt da ngứa phát ban, cơ thể mệt mỏi, chán ăn, nước tiểu có màu đỏ, mắc các rối loạn đường tiêu hóa, khớp bị đau và sưng nhẹ…

Hy vọng các thông tin về bệnh lao hệ thần kinh ở trên đã bổ sung thêm nhiều kiến thức y khoa cho bạn đọc. Tuy nhiên các thông tin ở trên chỉ mang tính chất tham khảo và không thể thay thế cho các chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.