Những thuận lợi và khó khăn khi học ngành Dược
Thuận lợi
- Nhu cầu cao về nhân lực ngành Dược: Ngành Dược hiện nay đang trên đà phát triển, minh chứng trong đó là sự gia tăng về số lượng bệnh viện, nhà thuốc, Công ty Dược phẩm... Nên nhu cầu về Dược sĩ, chuyên gia Dược và những nhân lực trong lĩnh vực ngành Dược lớn, đây chính là cơ hội việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp;
- Cơ hội nghề nghiệp đa dạng: Sau khi ra trường, sinh viên ngành Dược có thể làm việc trong nhiều lĩnh vực khác nhau như: Trở thành Dược sĩ bán thuốc, tư vấn và chăm sóc sức khỏe cho người dân tại nhà thuốc; Làm việc tại bệnh viện, phòng khám chuyên về dịch vụ chăm sóc người bệnh, cung cấp thuốc và tư vấn điều trị; Tham gia vào việc sản xuất, nghiên cứu, phát triển và kiểm nghiệm thuốc;
- Mức thu nhập hấp dẫn: Ngành Dược là một trong những ngành có mức thu nhập tương đối cao so với nhiều ngành khác, đặc biệt là đối với các dược sĩ làm việc trong các công ty dược phẩm, bệnh viện lớn hoặc các tổ chức nghiên cứu;
- Tính ổn định nghề nghiệp: Ngành Dược là ngành không bị ảnh hưởng nhiều bởi những biến động của nền kinh tế, vì nhu cầu về thuốc và dịch vụ y tế luôn hiện hữu. Điều này giúp người làm trong ngành Dược có một công việc ổn định, ít bị ảnh hưởng bởi tình hình kinh tế;
- Chế độ đãi ngộ tốt: Các Dược sĩ làm việc trong các cơ sở y tế, bệnh viện hay công ty Dược phẩm thường được hưởng các chế độ đãi ngộ tốt, với nhiều phúc lợi về bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội và các phúc lợi khác.
Khó khăn của ngành Dược
- Cạnh tranh gay gắt: Ngành Dược là một lĩnh vực cạnh tranh mạnh mẽ, đặc biệt là giữa các công ty Dược phẩm trong và ngoài nước. Việc phát triển sản phẩm mới, tiếp thị thuốc và duy trì sự độc quyền là thách thức lớn cho các công ty Dược;
- Quy định pháp lý và sự thay đổi của luật pháp: Ngành Dược chịu sự quản lý chặt chẽ của các cơ quan chức năng và quy định về sản xuất, phân phối thuốc rất nghiêm ngặt. Các quy định thay đổi thường xuyên có thể làm gián đoạn kế hoạch kinh doanh của các công ty Dược phẩm;
- Thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao: Mặc dù ngành Dược đang có nhu cầu lớn về nhân lực, nhưng vẫn gặp phải vấn đề thiếu hụt các Dược sĩ, chuyên gia có trình độ cao, đặc biệt là trong các lĩnh vực nghiên cứu và phát triển thuốc, kiểm nghiệm chất lượng thuốc và quản lý Dược.

Nhược điểm và mặt trái của ngành Dược
- Giá thuốc cao: Giá thuốc cao là một trong những vấn đề lớn trong ngành dược và y tế hiện nay, ảnh hưởng đến không chỉ người tiêu dùng mà còn cả hệ thống y tế và các cơ quan quản lý. Giá thuốc cao khiến nhiều người không thể tiếp cận được thuốc, đặc biệt là những bệnh nhân mắc bệnh mãn tính hoặc các bệnh đắt đỏ. Điều này dẫn đến tình trạng người dân không thể điều trị bệnh đúng cách, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe cộng đồng.
- Lợi nhuận trên sức khỏe: Để tăng lợi nhuận, một số công ty Dược phẩm có thể khuyến khích việc lạm dụng thuốc hoặc các phương pháp điều trị không thực sự cần thiết, dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe cho người dân. Việc sử dụng thuốc không hợp lý có thể gây ra những tác dụng phụ nghiêm trọng và làm tăng chi phí điều trị lâu dài.
- Lạm dụng thuốc (kháng sinh): Lạm dụng kháng sinh là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng kháng thuốc (antibiotic resistance), khi vi khuẩn trở nên không còn nhạy cảm với các loại thuốc kháng sinh mà trước đây có thể tiêu diệt chúng. Khi vi khuẩn kháng thuốc, các bệnh nhiễm trùng trở nên khó chữa hơn, làm tăng tỷ lệ tử vong và kéo dài thời gian điều trị.
- Thực phẩm chức năng được thổi phồng công dụng: Mặc dù thực phẩm chức năng có thể mang lại một số lợi ích sức khỏe nhất định, nhưng nhiều sản phẩm trên thị trường hiện nay được quảng cáo với các công dụng vượt quá sự thật hoặc chưa được chứng minh khoa học. Điều này có thể dẫn đến việc người tiêu dùng chi tiền cho các sản phẩm không hiệu quả hoặc thậm chí có thể gây hại cho sức khỏe.
Những khó khăn khi học ngành Dược
Học ngành Dược là một lựa chọn nghề nghiệp đầy triển vọng, nhưng cũng đi kèm với nhiều thử thách. Dưới đây là một số khó khăn mà sinh viên ngành Dược có thể gặp phải trong quá trình học:
Khối lượng kiến thức và chương trình học nặng
Những môn học trong chương trình đào tạo ngành Dược được đánh giá là khô khan và khó học. Tuy nhiên nếu bạn kiên trì, chăm chỉ và có đam mê với nghề thì việc học ngành Dược sẽ không quá khó khăn.
Đặc trưng của ngành Dược cần có độ chính xác cao nên rất cần những người có tính kiên trì và nhẫn nại để hạn chế tới mức tối đa các nhầm lẫn, sai sót có thể xảy ra. Tránh được các nguy hiểm gây ra cho bệnh nhân hoặc tình huống xấu xảy ra.
Cần sự kiên nhẫn và tỉ mỉ
Các bạn lo lắng học lực trung bình khi theo học Dược sẽ khó khăn và vất vả, tuy nhiên nếu có quyết tâm với nghề và chăm chỉ rèn luyện, tích cực học hỏi, trau dồi kinh nghiệm thì không có gì cản trở được bạn theo đuổi ngành Dược. Ngoài ra để trở thành một Dược sĩ giỏi thì ngoài kiến thức chuyên môn ra thì cần phải có các tố chất phù hợp với ngành Dược, kỹ năng cần thiết, đặc biệt quan trọng trong số đó là kỹ năng giao tiếp nhằm tạo thiện cảm với bệnh nhân, người nhà bệnh nhân, đồng nghiệp để công việc trở lên thuận lợi hơn.
Ngành Dược yêu cầu người làm trong nghề cần phải ghi nhớ các tên thuốc, công dụng, liều dùng, cách sử dụng của nhiều loại thuốc nên nếu bạn có khả năng ghi nhớ kém sẽ khá khó khăn trong việc học. Không chỉ vậy bạn cũng cần phải biết cách kết hợp, bào chế dược phẩm.
Áp lực lớn về thời gian và lịch học
Ngành Dược yêu cầu sinh viên phải học rất nhiều môn học, từ kiến thức cơ bản về hóa học, sinh học, vật lý cho đến các môn chuyên ngành về dược lý, dược học, dược phẩm, và các nghiên cứu lâm sàng. Mỗi môn học đều đòi hỏi sự nắm vững sâu sắc, do đó, sinh viên cần phải dành nhiều thời gian để học và ôn tập.
Lịch học của sinh viên ngành Dược thường dày đặc, với nhiều giờ học lý thuyết và thực hành liên tục. Đặc biệt, trong các học kỳ, sinh viên có thể gặp phải việc phải học cả ngày trong tuần mà không có nhiều thời gian nghỉ ngơi. Điều này khiến sinh viên dễ cảm thấy căng thẳng và mệt mỏi.

Thời gian đào tạo dài, chi phí học tập cao
Ngành Dược yêu cầu một thời gian đào tạo khá dài, tùy vào hệ đào tạo và cơ sở giáo dục mà sinh viên lựa chọn. Để tốt nghiệp một chương trình đào tạo dược sĩ đại học, sinh viên phải học từ 5 đến 6 năm. Với các trường xét tuyển Cao đẳng Dược sẽ đào tạo học trong thời gian 3 năm.
Ngoài học phí, sinh viên còn phải chi trả cho các khoản chi phí khác như sách vở, tài liệu học tập, dụng cụ thực hành, và chi phí đi lại khi tham gia các kỳ thực hành tại cơ sở y tế hoặc các nhà thuốc. Các khoản chi phí này cũng có thể khá tốn kém. Nếu sinh viên học xa nhà, chi phí sinh hoạt, ăn uống, và chỗ ở cũng là một yếu tố cần phải tính đến. Việc học tại những trường Đại học, trường Cao đẳng Dược thành phố Hồ Chí Minh, hay ở khu vực Hà Nội sẽ có chi phí sinh hoạt cao hơn so với các thành phố nhỏ hơn.
Yêu cầu về đạo đức nghề nghiệp và trách nhiệm cao
Đạo đức nghề nghiệp trong ngành Dược liên quan đến những nguyên tắc và giá trị mà một Dược sĩ phải tuân theo trong quá trình hành nghề, giúp bảo vệ quyền lợi của bệnh nhân và duy trì niềm tin của xã hội vào ngành dược. Một số yêu cầu đạo đức nghề nghiệp quan trọng trong ngành Dược bao gồm: Trung thực và minh bạch, tôn trọng quyền lợi và sự riêng tư của bệnh nhân, tuân thủ theo đúng quy định pháp luật.
Ngành Dược có một mức độ trách nhiệm rất cao, vì Dược sĩ không chỉ cung cấp thuốc mà còn có trách nhiệm trong việc bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Một số trách nhiệm chính của dược sĩ bao gồm: Đảm bảo an toàn cho người bệnh; Kiểm soát chất lượng thuốc; Giám sát và tư vấn việc sử dụng thuốc; Cập nhật kiến thức chuyên môn...
Cập nhật kiến thức liên tục
Ngành Dược không chỉ liên quan đến việc cung cấp thuốc mà còn liên quan đến việc phát triển và ứng dụng các phương pháp điều trị mới, thuốc mới, cũng như những thay đổi trong quy định và chính sách y tế. Vì vậy, việc duy trì và nâng cao kiến thức chuyên môn thường xuyên là điều bắt buộc để đảm bảo chất lượng dịch vụ và sự an toàn cho bệnh nhân.
Cạnh tranh trong ngành
Ngành Dược đang phát triển, nhưng không phải tất cả các sinh viên tốt nghiệp đều dễ dàng tìm được việc làm. Cạnh tranh trong việc tìm kiếm việc làm giữa các dược sĩ ngày càng gay gắt, đặc biệt là đối với những vị trí cao trong các bệnh viện, công ty dược phẩm lớn hoặc các tổ chức quốc tế. Ngoài việc có bằng cấp, dược sĩ cũng cần có kinh nghiệm thực tế và các kỹ năng chuyên môn khác để có thể cạnh tranh hiệu quả.
Hy vọng những thông tin trong bài viết đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc: Những khó khăn khi học ngành Dược. Từ đó sẽ có lựa chọn nghề nghiệp tương lai phù hợp với sở thích và năng lực của bản thân.