Ngành Hộ sinh ra đời như thế nào?
Cụm từ “Hộ sinh” có nguồn gốc từ tiếng Anh, đó là “Midwifed”. Cụm từ này đã được sử dụng từ những năm 1900-1550 TCN ở Ai Cập cổ đại. Nữ hộ sinh làm việc trong lĩnh vực y tế, cụ thể là đảm nhiệm vai trò chăm sóc sức khỏe sản khoa, phụ khoa và được biết đến với các tên gọi khác nhau: Y tá (iatrinē) hay nữ hộ sinh (Maia).
Lịch sử ngành Hộ sinh ra đời như thế nào?
Trước đây, nữ hộ sinh được biết đến với tên gọi dân dã là “bà đỡ”. Tại Việt Nam, những người làm hộ sinh đã được đào tạo chính thức để trở thành nguồn nhân lực y tế từ những năm 40 của thế kỉ XX. Trường Hộ sinh Đông Dương là nơi đầu tiên đào tạo nhân lực ngành Hộ sinh.
Quá trình phát triển của ngành Hộ sinh
Hộ sinh là ngành nghề có lịch sử phát triển lâu dài với cơ sở đào tạo đầu tiên là trường Hộ sinh Đông Dương (Sài Gòn). Sau đó có nhiều cơ sở khác trên cả nước đào tạo ngành Hộ sinh, tuy nhiên mới dừng lại ở trình độ Trung cấp. Ngành Hộ sinh với trình độ Cao đẳng được đưa vào đào tạo từ năm 2010. Đến năm 2013, những bạn yêu thích ngành Hộ sinh đã có thể theo học ngành Hộ sinh trình độ Đại học. Tính đến năm 2013, trên cả nước đã có 63 cơ sở có đào tạo ngành Hộ sinh Trung cấp, 20 cơ sở đào tạo ngành Hộ sinh Cao đẳng và một số trường Đại học có đào tạo chuyên ngành sản phụ. Đến nay, ngành Hộ sinh đã phát triển nhanh chóng số lượng cơ sở đào tạo, đặc biệt là những cơ sở đào tạo ngành Hộ sinh trình độ cao.
Lịch sử ngành Hộ sinh bắt đầu từ Hội Nữ hộ sinh Việt Nam đánh dấu bước phát triển to lớn của ngành Hộ sinh. Đây là tổ chức nghề nghiệp với vai trò đại diện cho những nữ hộ sinh đang hoạt động tại Việt Nam, giúp đỡ những người làm hộ sinh về kiến thức, kĩ năng và bảo vệ cho quyền lợi chính đáng của họ. Hội Nữ hộ sinh Việt Nam được thành lập vào năm 1995 theo quyết định số 657/TTg của Thủ tướng Chính phủ và là một thành viên của Tổng hội Y học Việt Nam. Năm 1996, Hội Nữ hộ sinh Việt Nam gia nhập Liên đoàn Nữ hộ sinh Thế giới và có sự phát triển lớn mạnh. Đến nay, Hội Nữ hộ sinh Việt Nam đã có hàng nghìn hội viên trên cả nước với nhiều dự án, hoạt động thiết thực.
Với sự phát triển mạnh của ngành Hộ sinh, hiện nay trên cả nước có khá nhiều cơ sở đào tạo từ Trung cấp đến Cao đẳng Hộ sinh hay trình độ Đại học ngành Hộ sinh cho bạn chọn lựa. Có hai hình thức tuyển sinh chủ yếu: thi tuyển và xét học bạ. Hình thức xét tuyển đa dạng cũng tạo nhiều cơ hội cho thí sinh hơn, nhất là những bạn chưa tự tin về lực học của mình.
Tố chất cần có của người làm Hộ sinh
Những tố chất của người làm hộ sinh cần có đó là:
- Có sức khỏe tốt, tinh thần vững vàng để tiếp nhận công việc được giao
- Có tấm lòng nhân hậu, biết yêu thương và cảm thông, chia sẻ với người khác
- Giao tiếp, ứng xử tốt trong mọi tình huống xảy ra, không hành động theo cảm xúc cá nhân
- Biết tạo sự tin tưởng cho người đối diện và nhạy cảm với nhu cầu, cảm xúc của bệnh nhân
- Khéo léo, cẩn thận, tỉ mỉ và kiên trì, nhẫn nại trong công việc, không để bản thân bị mất bình tĩnh
- Biết tự tổ chức công việc, có khả năng làm việc và nghiên cứu độc lập
Người làm hộ sinh cần có nhiều tố chất như cẩn thận và tỉ mỉ trong công việc
>> Tìm hiểu thêm: Các trường đào tạo ngành Hộ sinh hiện nay
Nếu chưa có những tố chất trên cũng đừng quá lo lắng. Trong quá trình học tập tại các trường đào tạo ngành Hộ sinh như trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn hay những trường khác, ngoài những kiến thức chuyên môn, bạn sẽ được trang bị đầy đủ những kĩ năng cần thiết để thực hành nghề một cách tốt nhất.
Với lịch sử ngành Hộ sinh có từ lâu đời và những đóng góp quan trọng của mình trong chăm sóc sức khỏe cho bà mẹ và trẻ thơ, ngành Hộ sinh ngày càng được coi trọng trong xã hội. Hiện nay có nhiều trường đào tạo ngành Hộ sinh có uy tín trên khắp cả nước giúp cho các bạn yêu thích ngành nghề này có thêm nhiều lựa chọn phù hợp.