Niềm tin
chạm thành công !
096.152.9898 - 093.851.9898

Áp xe vú có nguy hiểm không? Dấu hiệu nhận biết sớm áp xe vú là gì?

Cập nhật: 15/10/2020 17:20 | Trần Thị Mai

Áp xe vú là bệnh lý thường gặp ở phụ nữ trong thời kỳ sau sinh đẻ và cho con bú. Vậy bệnh áp xe vú có nguy hiểm không? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng và những biến chứng do áp xe vú gây ra để từ đó chủ động hơn trong cách phòng tránh và chữa trị kịp thời.  

Áp xe vú có nguy hiểm không? Dấu hiệu nhận biết sớm áp xe vú là gì?

Áp xe vú là tình trạng viêm sưng đỏ, có tích tụ mủ ở trong vú do vi khuẩn gây ra. Thường các vi khuẩn gây ra bệnh như trực khuẩn, phế cầu, vi khuẩn kị khí.

Ban đầu khi mới mắc bệnh sẽ sưng đỏ, nổi hạch và khi ấn vào thấy đau, có dịch mủ tích tụ lại. Bệnh hay gặp nhất ở các chị em trong thời kỳ thai sản.

Khi đã bước vào giai đoạn tạo áp xe thì người bệnh sẽ cần phải chịu các tổn thương đau dữ dội ở vùng ngực hoặc xuất hiện các  triệu chứng nhiễm trùng toàn thân. Nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng đến chức năng tiết sữa hoặc dẫn đến hoại tử nếu như biến chứng nhiễm trùng huyết nặng, đặc biệt nghiêm trọng có thể gây suy thận hoặc hoại tử chi. 

Nguyên nhân gây ra bệnh áp xe vú 

Khi các vi khuẩn ở trên da sẽ không gây bệnh nhưng khi hệ miễn dịch bị suy giảm không còn đủ sức đề kháng, đồng thời núm vú các các vết nứt, trầy xước thì virus, vi khuẩn dễ dàng xâm nhập trực tiếp từ da vào tuyến vú. Điều này hình thành ổ áp xe.

Bên cạnh đó có một số nhiễm khuẩn ở nơi khác trong cơ thể, sau đó thông qua đường máu hoặc đường bạch huyết đến gây áp xe vú.

Ngoài ra các trường hợp sẽ có nguy cơ mắc áp xe vú như:

  • Trong quá trình nuôi con bằng sữa mẹ răng của bé cắn vào núm vú hoặc vú có các vết nứt sẽ tạo điều kiện để vi khuẩn xâm nhập và hình thành lâu dần tạo nên ổ áp xe.
  • Sau sinh phụ nữ hay bị ốm đau, chế độ dinh dưỡng không đủ, lao động vất vả, không có thời gian nghỉ ngơi… điều này làm cho sữa bị ứ đọng trong tuyến vú và gây ra áp xe vú.
  • Tắc tia sữa: do không vắt bỏ sữa thừa khi trẻ bú làm cho sữa bị tắc không thoát ra bên ngoài được và làm sữa đông kết lại, khiến chèn áp các ống dẫn sữa khác và hình thành nên các ổ áp xe ở vú.
  • Do các ảnh hưởng xấu từ môi trường bên ngoài vào cơ thể người mẹ như trời trở lạnh làm cho dòng sữa khó lưu thông.
  • Bệnh áp xe vú có thể gặp ở những phụ nữ thừa cân, có kích cỡ ngực quá lớn, vệ sinh vùng vú kém. Có một số ít trường hợp áp xe vú là dấu hiệu của bệnh ung thư vú.

Sẽ còn có các nguyên nhân và yếu tố khác làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh áp xe vú. Nếu vẫn còn thắc mắc thì bạn đọc hãy hỏi ý kiến bác sĩ để được giải đáp.

Các triệu chứng nhận biết của bệnh áp xe vú

Nếu phát hiện sớm mắc áp xe vú thì có thể thực hiện các phương pháp điều trị dứt điểm. Tuy nhiên nếu bệnh phát triển đến giai đoạn nặng thì sẽ để lại hậu quả, biến chứng nguy hiểm. Do đó hãy chú ý đến các triệu chứng và biểu hiện của bệnh áp xe vú để có phương pháp điều trị sớm.

Tùy thuộc vào từng giai đoạn của bệnh mà áp xe vú sẽ có những triệu chứng nhận biết khác nhau, cụ thể như:

Giai đoạn đầu

Ban đầu bệnh sẽ khởi phát với triệu chứng sốt cao đột ngột mà chưa xác định được nguyên nhân. Cơ thể mệt mỏi, mất ngủ thường xuyên, tinh thần uể oải.

Sâu bên trong tuyến vú cảm thấy đau nhức.

Trường hợp ổ viêm ở sâu bên trong tuyến vú thì bề mặt da bên ngoài vẫn bình thường.

Trường hợp vị trí ổ viêm nằm nông bên ngoài thì da sẽ có dấu hiệu sưng đỏ và nóng.

ap-xe-vu
Có các triệu chứng nào để nhận biết bệnh áp xe vú?

Giai đoạn tạo thành áp xe vú

Lúc này là giai đoạn diễn biến của bệnh nên các triệu chứng sẽ rõ rệt hơn và không bị nhầm lẫn với các bệnh khác.

Ổ áp xe nặng hơn và có các dấu hiệu trên nên nóng, căng lên và sưng đỏ.

Người bệnh sốt cao hơn và không có dấu hiệu thuyên giảm, xuất hiện triệu chứng buồn nôn, ói.

Vú sưng và căng to: vú sưng và căng cứng hơn bình thường.

Đau buốt khi cho con bú.

Tuy nhiên thông tin ở trên không phải thông tin đầy đủ về các triệu chứng của bệnh áp xe vú. Nhưng ngay khi thấy bản thân có các triệu chứng khác thường thì nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn chính xác.

Áp xe vú có nguy hiểm không?

Áp xe vú là một bệnh lý nguy hiểm và theo giảng viên ngành Dược của nhà trường chia sẻ thì bệnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện sớm và điều trị:

  • Áp xe vú tự vỡ, áp xe vú hoại tử, áp xe vú tái phát, tuyến vú mất chức năng tiết sữa hoặc nguy hiểm hơn có thể dẫn đến hoại tử… đều là các hệ quá mà bệnh áp xe vú dẫn đến.
  • Khi không được điều trị đúng cách các nhiễm trùng từ ổ áp xe vú sẽ lan sang các mạch máu đi toàn cơ thể và làm ảnh hưởng đến cơ  thể như mắc nhiễm trùng huyết, suy thận, nghiêm trọng hơn là hoại tử các chi.
  • Hình thành các biến chứng viêm xơ tuyến vú mãn tính. Nhận biết bằng cách sờ thấy vùng thâm nhiễm rắn như sụn, bề mặt có nhiều chỗ lổn nhổn…
  • Biến chứng nguy hiểm nhất của áp xe vú là hoại tử vú do các vi khuẩn có độc tính cao hoặc do trực khuẩn hoại thư gây ra. Biểu hiện là vú căng to, bề mặt da ở chỗ hình thành ổ áp xe có màu vàng nhạt, phù nề.

Người bệnh có thể dễ nhầm lẫn với bệnh áp xe vú và ung thư vú vì có những triệu chứng khá giống nhau. Do đó để có kết quả xem bản thân đang mắc bệnh gì thì người bệnh nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để kiểm tra và có phương pháp điều trị phù hợp.

ap-xe-vu
Hãy đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh áp xe vú

Phương pháp điều trị áp xe vú

Trước khi đưa ra phương pháp điều trị áp xe vú phù hợp cho người bệnh thì bác sĩ sẽ khám tổng quát và chỉ định bạn thực hiện các kỹ thuật chẩn đoán như siêu ấm để xác định chính xác được tình trạng sưng đau vú.

Một số các phương pháp được dùng trong điều trị áp xe vú như:

  • Dùng kháng sinh trong điều trị
  • Chọc hút mủ dưới sự hướng dẫn của siêu âm
  • Phẫu thuật

Bên cạnh phương pháp điều trị phù hợp với mức độ bệnh thì người bệnh cũng cần có chế độ chăm sóc đặc biệt như:

  • Nên dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi,  tuyệt đối trong thời gian bị áp xe không nên cho trẻ bú vì sợ nhiều loại kháng sinh sẽ tiết vào sữa mẹ và không tốt cho trẻ nhỏ. 
  • Thường xuyên ăn các loại thức ăn mềm để người bệnh dễ tiêu hóa. Đồng thời xây dựng chế độ ăn đảm bảo chất dinh dưỡng cung cấp đầy đủ các vitamin, khoáng chất để cơ thể nhanh chóng được phục hồi. 
  • Tiến hành chườm nóng, xoa bóp nhẹ nhàng để tuyến sữa được lưu thông dễ dàng và người bệnh không bị đau. 
  • Hỏi ý kiến bác sĩ, dược sĩ chuyên khoa trước khi dùng các loại thuốc kháng sinh, kháng viêm, giảm đau để không gây hại cho sức khỏe mẹ, trẻ nhỏ. Tuyệt đối không nên dùng tùy tiện khi chưa có tìm hiểu về thuốc.
  • Trong trường hợp dùng kháng sinh không có hiệu quả thì nên tiến hành trích rạch bên vú bị áp xe để lấy mủ ra. Tuy nhiên chỉ áp dụng phương pháp chích rạch với áp xe ở vị trí nông. Khi đã lấy được mủ thì sẽ tiến hành đặt ống dẫn lưu để bơm rửa các ổ dịch còn lại. Sau cùng vẫn cần dùng đến thuốc kháng sinh để điều trị kháng viêm, tránh nhiễm trùng.

Các biện pháp phòng ngừa áp xe vú

Để ngăn ngừa tình trạng mắc áp xe vú thì việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa cũng là một cách tốt để chủ động tránh xa căn bệnh nguy hiểm này. Một số các biện pháp đơn giản, dễ thực hiện giúp phòng ngừa bệnh áp xe vú như:

  • Sau khi sinh con thì các mẹ nên massage vú thường xuyên bằng các động tác nhẹ nhàng để tuyến sữa được lưu thông, không bị tắc. Cho bé bú sớm nhất có thể sau khi sinh để các tuyến sữa được hoạt động hiệu quả. 
  • Chọn size áo ngực phù hợp, vừa vặn và thoải mái với cơ thể. Nếu chọn size áo ngực quá chật có thể làm tổn thương vú. 
  • Cho trẻ bú đúng tư thế. Nhớ giữ vệ sinh sạch núm vú trước và sau khi cho trẻ bú
  • Để trẻ bú đều cả 2 bên vú để tránh tình trạng tắc tuyến sữa còn lại. Nếu trẻ chỉ bú một bên đã no thì bạn nên vắt sữa bỏ hoặc tích trữ với bên còn lại để cân bằng cả 2 bên. 
  • Ngay khi thấy xuất hiện triệu chứng tắc tia sữa thì ngay lập tức thực hiện các phương pháp điều trị. Bên cạnh đó thực hiện xoa bóp nhẹ nhàng bằng tay để lưu thông các tia sữa, chườm nóng hoặc chiếu đèn hồng ngoại, hút sữa bằng máy...
  • Cố gắng tránh núm vú bị xây xát vì đây chính là tạo điều kiện cho các nhiễm trùng xâm nhập vào cơ thể làm viêm tuyến sữa. 
  • Không để trẻ cai sữa sớm. Muốn cai sữa cũng phải để cai từ từ, giảm dần về số lượng và số lần bú của trẻ.

Trên đây là những thông tin cần thiết về căn bệnh áp xe vú thường gặp. Tuy nhiên những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, nếu người bệnh có bất cứ thắc mắc gì hãy liên hệ trực tiếp bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp và tư vấn chính xác. Bạn đọc hãy thường xuyên ghé chuyên mục này của nhà trường để cập nhật thêm các thông tin hữu ích về sức khỏe.