Niềm tin
chạm thành công !
096.152.9898 - 093.851.9898

Chuyên khoa truyền nhiễm có nhiệm vụ và chức năng ra sao?

Cập nhật: 04/05/2024 10:13 | Trần Thị Mai

Khoa truyền nhiễm là gì? Nhiệm vụ và hoạt động của khoa truyền nhiễm như thế nào?  Để giải đáp các thắc mắc của bạn đọc, Ban tư vấn tuyển sinh sẽ chia sẻ các thông tin chi tiết về khoa truyền nhiễm ở bên dưới. Bạn đọc hãy cùng tham khảo nhé!    

Chuyên khoa truyền nhiễm có nhiệm vụ và chức năng ra sao?

Truyền nhiễm là khoa lâm sàng có chức năng tiếp nhận khám, chẩn đoán, điều trị, hợp tác chống dịch bệnh và chăm sóc bệnh nhân bị bệnh do vi khuẩn, ký sinh trùng, các bệnh nhiễm trùng chưa xác định rõ nguyên nhân gây bệnh.

Khoa truyền nhiễm còn bao gồm chức năng tổ chức tiêm phòng vắc xin theo chỉ đạo của Bộ Y Tế, thực hiện cả đối với trẻ em và người lớn, trong đó đặc biệt phục vụ những người trưởng thành, điển hình như tiêm vắc xin phòng ngừa virut HPV, viêm gan A, viêm gan B, Zona, Herpes, sốt rét, viêm phổi,...

Khoa truyền nhiễm khám chữa những bệnh gì?

Tuỳ thuộc vào căn bệnh truyền nhiễm được chẩn đoán mà cách thức điều trị sẽ khác biệt nhau. Có một số bệnh có thể điều trị được tích cực bằng kháng sinh như Lỵ, tả, giang mai,… Một số bệnh do virus như thuỷ đậu cũng được điều trị bằng thuốc kháng virus. 

Có nhiều mặt bệnh Khoa Truyền nhiễm - Bệnh viện Bạch Mai đang nhận khám và điều trị, trong đó có các bệnh sau:

  • Bệnh dại
  • Bệnh do Virus gây ra Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS)
  • Bệnh đậu mùa
  • Bệnh cúm
  • Bệnh dịch hạch
  • Bại liệt
  • Bệnh do Virus Héc-péc
  • Bệnh giang mai
  • Bệnh Lao phổi
  • Bênh lậu
  • Bệnh sởi
  • Sốt xuất huyết
  • Bệnh tay - chân - miệng
  • Bệnh sốt phát ban
  • Bệnh tả
  • Bệnh thủy đậu
  • Tiêu chảy cấp
  • Viêm màng não mô cầu…
  • Bệnh uốn ván
  • Viêm gan virus (A, B, C, D, E)

Chức năng và nhiệm vụ của khoa truyền nhiễm

  • Tuân thủ theo đúng quy chế và quy định mà khoa Nội hoặc những chức năng nhiệm vụ của khoa Truyền nhiễm.
  • Khoa truyền nhiễm chính là đơn vị thực hiện điều trị các bệnh có khả năng gây truyền nhiễm, các bệnh mang tính xã hội và thời sự như: Bệnh lao, HIV/AIDS, Cúm A ( H1N1, H5N1…), Bệnh tay chân miệng, Sốt xuất huyết, Sốt rét, Tả, Viêm gan siêu vi, Thương hàn, …
  • Tiến hành tham gia, giám sát và hỗ trợ các tuyến khác trong địa bàn của bệnh viện về hoạt động khám chữa bệnh có chuyên môn. Đặc biệt đáng chú ý như các loại dịch bệnh như: Sốt xuất huyết, Sởi, Cúm…và một số Chương trình Y tế Quốc gia: Lao, TCMR…
  • Kết hợp cùng các Trung tâm y tế trên đại bàn tiến hành các hoạt động phòng chống dịch bệnh theo mùa, thường xuyên báo cáo và định kỳ bệnh dịch theo quy định hiện hành.
  • Khoa Truyền nhiễm cũng có thể trở thành nơi thực tập cho những sinh viên y khoa vừa mới tốt nghiệp trên địa bàn hoặc lân cận khu bệnh viện.
  • Thực hiện tuyên truyền, giáo dục và hướng dẫn cho người bệnh nói riêng và sức khỏe cộng đồng nói chung về các phương thức phòng tránh dịch bệnh nguy hiểm theo từng mùa.  
khoa-truyen-nhiem
Tại khoa truyền nhiễm thuốc sẽ được chỉ định trong một số trường hợp và có thể dứt điểm được bệnh

>> Xem thêm: Danh sách các khoa trong bệnh viện

Các hoạt động, dịch vụ tại khoa Truyền nhiễm

  • Giám sát và điều trị cho bệnh nhân lao các thể theo đúng chuẩn quy định của Chương trình chống lao Quốc gia.
  • Khám phát hiện và điều trị các bệnh cơ hội trên bệnh nhân nhiễm HIV như: Nấm miệng, nấm não, Viêm phổi, Lao…Cấp thuốc kháng vi rút HIV ( ARV ) tháng / 1 lần.
  • Đối với các trường hợp có nghi ngờ viêm não do lao hoặc do viêm màng não mủ thì tiến hành chọc dò dịch não tủy. 
  • Đối với các trường hợp người bệnh bị tràn dịch do lao, xơ gan, xơ gan cổ chướng, ung thư, viêm gan B - C thì cần thực hiện chọc hút dịch màng phổi. màng bụng cho họ.
  • Sử dụng máy hút bằng áp lực âm để chọc hút khí màng phổi, mở màng phổi tối thiểu dẫn lưu.
  • Trong trường hợp các bệnh nhân uốn ván thì cần thường xuyên tiến hành chăm sóc theo dõi thở máy. 
  • Mở khí quản, đặt nội khí quản
  • Đặt Cathete TMTT
  • Quản lý theo dõi , điều trị bệnh nhân viêm gan virus B(nội trú và ngoai trú
  • Tiến hành đo tải lượng virus viêm gan B,C định kỳ 3-6 tháng/lần,cấp phát thuốc kháng virus 1 tháng/1 lần.

>> Tìm hiểu Ngành Kỹ thuật Xét nghiệm Y học trong tương lai

Lưu ý khi đi khám tại Khoa Truyền nhiễm 

Thông thường ở các bệnh viện hoặc những phòng khám chuyên khoa sẽ có nhiều thuốc, dung dịch, dụng cụ để khử trùng thường xuyên hơn để hạn chế tới mức tối đa các virus tồn tại và lây nhiễm chéo. Nhưng đối với khoa truyền nhiễm thì có đặc thù sẽ có khả năng lây nhiễm từ người này sang người khác. Nên người bệnh và người nhà bệnh nhân cần đặc biệt chú ý một số điểm sau khi tiến hành thăm khám tại khoa truyền nhiễm:  

  • Chuẩn bị cho mình khẩu trang sạch, chất lượng tốt để đeo khi ngồi chờ khám
  • Không nên cho trẻ đi theo nếu bạn đi khám bệnh vì hệ miễn dịch của trẻ kém nên có khả năng cao mắc các bệnh truyền nhiễm từ những tác nhân do môi trường bên ngoài. Trừ trường hợp cần khám và điều trị cho trẻ em.
  • Khi đi khám bệnh tại khoa truyền nhiễm mà có vết thương hở thì nên có các biện pháp phòng tránh để hạn chế virus lây qua đường máu và các vết thương hở như băng bó. 
  • Vấn đề ăn uống, vệ sinh tại đó cũng nên được chú ý vì một số virus lây qua đường ăn uống và lây qua phân (như viêm gan A, viêm E…)

Bệnh truyền nhiễm là một trong những đặc điểm nổi bật tại Việt Nam. Bệnh thường tác động trên phạm vi cộng đồng và có thể ảnh hưởng tiêu cực đến từng cá nhân. Do đó ngay khi bản thân thấy các dấu hiệu của những bệnh truyền nhiễm thì nên đến bệnh viện có khoa truyền nhiễm để khám bệnh và được điều trị kịp thời. Hãy thăm khám và điều trị tích cực ngay có thể để đảm bảo sức khoẻ cho bản thân và cộng đồng nhé.

Như vậy thông tin được Cao đẳng Y Dược Sài Gòn chia sẻ các thông tin có lên quan đến Khoa truyền nhiễm ở trên chắc hẳn đã phần nào giải đáp được các thắc mắc ở trên. Nếu người bệnh có thắc mắc thì hãy liên hệ trực tiếp với các y bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và có được hướng dẫn phù hợp nhất.