Niềm tin
chạm thành công !
096.152.9898 - 093.851.9898

Nữ học Phòng cháy chữa cháy ra làm gì?

Cập nhật: 21/10/2020 15:45 | Trần Thị Mai

Ngành nghề Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ tiềm ẩn khá nhiều nguy hiểm, rủi ro và có thể đe dọa đến cả tính mạng. Tuy vậy nhưng những năm gần đây, mọi người đặc biệt là các bạn trẻ đã thay đổi nhận thức về vai trò, giá trị nghề nghiệp cao quý của ngành nghề này nên có rất nhiều thí sinh quan tâm và theo học. Vậy Nữ học Phòng cháy chữa cháy ra làm gì? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu.  

Nữ học Phòng cháy chữa cháy ra làm gì?

Đại học Phòng cháy chữa cháy có tuyển nữ không?

Ở Việt Nam những năm gần đây, khi kinh tế đất nước ngày càng phát triển thì ngày càng có nhiều vụ cháy, nổ xảy ra do ảnh hưởng của thời tiết, khí hậu hoặc các sự cố xảy ra, điều này gây thiệt hại rất nhiều cho xã hội, chủ doanh nghiệp và nhân dân.

Nhưng hiện nay Đại học Phòng cháy chữa cháy là ngôi trường duy nhất tại nước ta có đào tạo đội ngũ, cán bộ làm trong công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ cho lực lượng Công an nhân dân, cơ quan, doanh nghiệp và các ngành kinh tế, xã hội của cả nước.

Trường đào tạo hệ đại học với các chuyên ngành:

  • An toàn phòng cháy; 
  • Chỉ huy chữa cháy; 
  • Tổ chức cứu nạn, cứu hộ;

Quản lý phương tiện kỹ thuật phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

  • Hệ trung cấp đào tạo các chuyên ngành:
  • Phòng cháy;
  • Chữa cháy;
  • Cứu nạn, cứu hộ;
  • Kỹ thuật ôtô, máy bơm chữa cháy.

Từ năm 2016 trường đã không tổ chức thi tuyển mà sẽ lấy kết quả của kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia để xét. Tuy nhiên thí sinh có nguyện vọng xét tuyển phải đăng ký và dự thi kỳ thi THPT quốc gia với các môn thi khối A.

Đại học Phòng cháy chữa cháy có tuyển nữ không? Đây là thắc mắc của rất nhiều các thí sinh nữ muốn theo học ngành này. Khi nhắc đến tên trường Đại học Phòng cháy Chữa cháy, 99% người nghĩ rằng đây là trường học chỉ dành cho nam sinh. Vì phần lớn mọi người đã quen với hình ảnh trên báo chí, phim ảnh các anh chiến sĩ tràn đầy sức khỏe, dũng cảm thực hiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ. Bên cạnh đó bạn đọc có thể tìm hiểu thêm các ngành công an tuyển nữ để có thêm nhiều sự lựa chọn hơn.

Tuy nhiên trường đại học PHòng cháy chữa cháy cũng không thiếu đi những "bóng hồng" tài năng và xinh đẹp. Hằng năm, trường vẫn tuyển sinh các bạn nữ với điểm chuẩn đầu vào cao hơn các bạn nam từ 0.65 – 1.5 điểm.

Điểm trúng tuyển năm 2020 của trường Đại học Phòng cháy chữa cháy 

Căn cứ công văn số 2947/X02-P2 ngày 03 tháng 10 năm 2020 của Cục đào tạo về việc duyệt điểm trúng tuyển đại học chính quy tuyển mới năm 2020.

– Điểm trúng tuyển Đại học Phòng cháy chữa cháy hệ chính quy trong ngành Công an năm 2020:

* Khu vực phía Bắc:

+ Đối với Nam: 27,11 điểm

+ Đối với Nữ: 28,39 điểm

* Khu vực phía Nam

+ Đối với Nam: 26,95 điểm

+ Đối với Nữ: 27,65 điểm

– Điểm trúng tuyển Đại học Phòng cháy chữa cháy hệ dân sự năm 2020: 13,0 điểm

Nữ học Phòng cháy chữa cháy ra làm gì? Khi tốt nghiệp, được phân công nhận công tác tại các đơn vị nghiệp vụ trong lực lượng Công an nhân dân, các Sở, Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy, cứu hộ cứu nạn thuộc công an các địa phương nơi đăng ký hộ khẩu thường trú hoặc do điều động của Bộ Công an.

Về cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp, đặc biệt là các học viên nữ thì không chỉ đơn giản là trở thành những người lính cứu hỏa, mà còn có thể đảm nhận vị trí chỉ huy, hậu cần hỗ trợ cho công tác phòng cháy, chữa cháy ở các đơn vị, cơ quan.

>>> Tham khảo: Con gái nên học An ninh hay cảnh sát? sẽ phù hợp hơn.

con-gai-hoc-pccc-ra-lam-gi
Nữ học Phòng cháy chữa cháy ra làm gì?

Có nên học ngành Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ hay không?

Quyết định học ngành Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ hay không sẽ là một quyết định quan trọng và quyết định đến tương lai sau này của bạn. Do đó mà Ban tư vấn tuyển sinh của nhà trường sẽ chia sẻ một vài ý kiến để các thí sinh tham khảo và đưa ra định hướng nghề nghiệp đúng, phù hợp:

Công việc chính của ngành

  • Chữa cháy bao gồm tất cả các đám cháy lớn nhỏ được thông báo bởi người dân.
  • Tìm kiếm và cứu hộ nạn nhân và đóng vai trò là nhân viên cứu hộ cả trong những trường hợp như thiên tai, thực hiện tìm kiếm người mất tích.
  • Thực hiện công việc sơ cứu, cấp cứu và ổn định tinh thần cho các nạn nhân trước khi chuyển lên xe cứu thương và đưa đến bệnh viện gần nhất.
  • Điều tra nguyên nhân gây ra hỏa hoạn đặc biệt là các trường hợp hỏa hoạn nặng, hỏa hoạn tiềm năng.
  • Thực hiện các biện pháp để phòng hỏa hoạn trong tương lai bằng trang bị hệ thống biển cảnh báo, còi báo động, hệ thống máy bơm phun chữa cháy ở những nơi tập trung đông dân cư và có khả năng xảy ra cháy nổ lớn.
  • Thực hiện các công việc bảo trì trạm cứu hỏa và đào tạo lính cứu hỏa mới. Và đây cũng chính là công việc chiếm nhiều thời gian nhất của nghề lính cứu hỏa Việt Nam nhé…

Ưu điểm khi lựa chọn học ngành PCCC&CNCH

  • Khi theo học ngành này bạn sẽ được học tập trong môi trường chuyên nghiệp và do nhà nước đào tạo.
  • Nếu bạn học hệ quân sự thì sẽ được miễn giảm hoàn toàn 100% tiền học phí và sau khi tốt nghiệp sẽ được phân công công việc phù hợp với năng lực bản thân. 
  • Nếu học hệ dân sự mức học phí cũng tương đối thấp chỉ ở mức 720.000 đồng/tháng với hệ đại học và 500.000 đồng/tháng với hệ trung cấp.
  • Sau khi tốt nghiệp nếu đủ điều kiện bạn có thể đăng ký thi tuyển vào ngành Công an hoặc các doanh nghiệp của nhà nước trên phạm vi cả nước.
  • Được hưởng toàn bộ các chính sách đãi ngộ tốt với công việc ổn định, thu nhập cao và có nhiều cơ hội thăng tiến cao hơn. 

>> Tìm hiểu: Xét tuyển Cao đẳng Dược hệ chính quy thí sinh sẽ có thêm nhiều thông tin hướng nghiệp hữu ích

Khó khăn gặp phải của ngành

Đây là một ngành học mà thời gian làm việc có thể  kéo dài 24/24, đặc biệt là các ngày lễ, ngày tết. Chính vì vậy mà không có thời gian dành cho gia đình, bản thân và bạn bè. Có đôi khi đang trong giấc ngủ mà xảy ra các vụ cháy nổ thì ngay tức khắc bạn cũng cần phải làm việc. 

Khó khăn kế tiếp chính là áp lực công việc do ngày có càng nhiều các vụ cháy nổ, do ý thức người dân hoặc ảnh hưởng từ vấn đề thời tiết. Nên không thể loại trừ có nhiều bạn mệt mỏi và bỏ cuộc nếu không có lòng yêu nghề, cố gắng và kiên trì. 

Quá trình thực hiện nhiệm vụ có thể xảy ra các nguy hiểm về thương tật, khả năng thương tật toàn thân hoàn toàn có thể xảy ra trong các vụ chữa cháy trực tiếp và tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ. Cũng có những đám cháy lớn làm cho người lính cứu hóa phải hy sinh tính mạng để cứu sống người khác. 

Trang bị các phương tiện bảo hộ còn đơn sơ nhất là ở các vùng xa trung tâm khiến cho những người lính cứu hỏa Việt Nam không được bảo vệ một cách an toàn. Đây cũng là một trong những lý do mà nhiều các cán bộ, chiến sĩ chán nản và bỏ nghề.

Từ các ý kiến chia sẻ ở trên mà bản thân mỗi thí sinh nên suy xét kỹ càng và đưa ra lựa chọn, đặc biệt là các bạn nữ vì sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống sau này. 

Hy vọng rằng những gì mà chúng tôi chia sẻ bên trên đã giúp các bạn biết “Nữ học Phòng cháy chữa cháy ra làm gì?”. Nếu thí sinh nữ đang có thêm thắc mắc về các trường đại học quân đội tuyển nữ thì hãy ghé xem các bài viết khác cùng chuyên mục này nhé!