Công dụng cụ thể của Ivermectin là gì?
Ivermectin là thuốc được sử dụng để điều trị nhiễm trùng giun ký sinh, ký sinh trùng ở những người có hệ thống miễn dịch yếu. Thuốc giúp diệt giun sán kí sinh trong ruột người, tránh tình trạng nhiễm trùng đường ruột hoặc tắc ống mật do giun sán lâu ngày.
Ivermectin có phổ hoạt tính rộng trên các giun tròn như giun lươn, giun tóc, giun kim, giun đũa, giun móc và giun chỉ Wuchereria bancrofti. Tuy nhiên thuốc không có tác dụng trên sán lá gan và sán dây. Ivermectin là thuốc được chọn điều trị bệnh giun chỉ Onchocerca volvulus và là thuốc diệt ấu trùng giun chỉ rất mạnh, nhưng ít tác dụng trên ký sinh trùng trưởng thành.
Thuốc Ivermectin có tác dụng điều trị nhiễm trùng giun ký sinh, ký sinh trùng
Thuốc gây ra tác động trực tiếp, làm bất động và thải trừ ấu trùng qua đường bạch huyết. Ivermectin kích thích tiết chất dẫn truyền thần kinh là acid gama-amino butyric (GABA). Ở các giun nhạy cảm, thuốc tác động bằng cách tăng cường sự giải phóng GABA ở sau sinap của khớp thần kinh cơ làm cho giun bị liệt.
Ngoài ra, Ivermectin còn có thể được sử dụng cho các mục đích khác. Bạn chỉ sử dụng thuốc này để điều trị một số bệnh lý khác khi có chỉ định của bác sĩ.
Liều dùng của thuốc Ivermectin được chỉ định như thế nào?
Liều dùng của thuốc được phân chia theo cân nặng của từng người bệnh theo các mức cụ thế sau đây:
- Từ 15 – 25kg: 3mg/lần
- Từ 26 – 44kg: 6mg/lần
- Từ 45 – 64kg: 9mg/lần
- Từ 65 – 84kg: 12mg/lần
- Từ 85kg trở lên: 0,15mg/lần.
Chưa xác định được độ an toàn cho trẻ em dưới 5 tuổi hoặc trọng lượng cơ thể < 15kg.Tuy nhiên, đối với trẻ em dưới 5 tuổi chưa xác định được liều dùng an toàn. Do đó, trước khi sử dụng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ hay dược sĩ để đảm bảo an toàn sức khỏe cho trẻ.
– Nếu người bệnh bị nhiễm ấu trùng vào mắt thì có thể phải tái điều trị thường xuyên hơn khoảng sau 6 tháng phải dùng thuốc lại một lần.
Thuốc Ivermectin được dùng như thế nào?
- Ivermectin nên được uống với nước vào buổi sáng sớm khi chưa ăn hoặc có thể vào lúc khác, nhưng tránh ăn trong vòng 2 giờ trước và sau khi sử dụng thuốc.
- Có thể lập lại liều điều trị nếu trên kết quả cận lâm sàng vẫn còn dấu hiệu nhiễm giun và cần phải tẩy sạch giun.
- Nếu người bệnh bị nhiễm nặng ấu trùng vào mắt, thì có thể phải tái điều trị thường xuyên hơn, chẳng hạn như cứ sau 6 tháng phải dùng thuốc lại một lần.
- Cần phải tái điều trị với liều như trên hàng năm để chắc chắn khống chế được ấu trùng giun chỉ Onchocerca.
- Đối với bệnh giun đũa chó (sán chó) có ngứa da Ivermectin cần được phối hợp với một số thuốc khác để điều trị nguyên nhân và triệu chứng kèm theo.
Ivermectin được chống chỉ định và cần thận trọng trong những trường hợp nào?
Ivermectin được chống chỉ định trong các trường hợp như bệnh nhân bị mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc, những bệnh có kèm theo rối loạn hàng rào máu não, như bệnh trypanosoma châu Phi và bệnh viêm màng não.
Trước khi sử dụng thuốc, những trường hợp này cần thận trọng báo lại với bác sĩ để được hướng dẫn một cách an toàn nhất:
- Đang dùng những thuốc khác (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa, thảo dược và thực phẩm chức năng);
- Định dùng thuốc cho trẻ em hoặc người cao tuổi;
- Đang hoặc đã từng mắc các bệnh lý khác như bệnh gan.
- Khi điều trị bằng ivermectin cho người bị bệnh viêm da do giun chỉ Onchocerca thể tăng phản ứng, có thể xảy ra các phản ứng có hại nặng hơn, đặc biệt là phù và làm cho tình trạng bệnh nặng lên.
Chống chỉ định dùng Ivermectin trong các trường hợp như bệnh nhân bị mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc
Ngoài ra, vẫn chưa có đầy đủ các nghiên cứu để xác định rủi ro khi dùng thuốc này trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú. Vì vậy, hãy tham khảo thật kỹ ý kiến của bác sĩ.
Bảo quản thuốc ở nhiệt độ dưới 300C.
Có thể gây ra tác dụng phụ như là ban da, phù, nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt, suy nhược, buồn nôn, nôn, ỉa chảy. Các tác dụng không mong muốn khác gồm các cơn động kinh, mất điều hòa, khó thở, đau bụng, dị cảm và mày đay.
Hãy sử dụng thuốc đúng cách và bảo vệ sức khỏe của bạn cũng như những người thân trong gia đình thật tốt.
Nguồn: Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn tổng hợp