Chia sẻ phương pháp ôn thi lịch sử giúp ghi nhớ ngày tháng hiệu quả
Theo quy định của Bộ GD&ĐT kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 môn lịch sử sẽ diễn ra vào sáng ngày 29/6 với thời lượng làm bài là 50 phút.
Trước đó Bộ cũng đã đưa ra đề thi tham khảo và cấu trúc đề thi môn Lịch sử. Căn cứ theo cấu trúc này thì ngoài việc cần chú trọng vào các câu hỏi về lịch sử Việt Nam thì không được chủ quan vì sẽ có thêm những câu hỏi về lịch sử thế giới. 40 câu hỏi môn lịch sử cũng có sự phân hóa từ mức độ nhận biết đến vận dụng cao.
Theo chia sẻ của nhiều giáo viên chuyên dạy lịch sử thì học sinh muốn ôn tập tốt cần phải nắm và hiểu hết được những kiến thức cơ bản trong chương trình của môn học.
Cô giáo Đỗ Thị Thúy Hà - Giáo viên Trường THPT Phong Châu ở tỉnh Phú Thọ chia sẻ về phương pháp ôn tập và cách để làm bài thi môn Lịch sử nhằm đạt hiệu quả và đạt điểm cao bằng cách:
Ở giai đoạn nước rút ôn tập này thí sinh cần hiểu được và nắm rõ những kiến thức cơ bản trong chương trình. Tiếp đến học sinh cần tập trung cao độ, nghiêm túc luyện đề thi theo đúng cấu trúc đề thi minh họa môn Lịch sử của Bộ Giáo dục. Trong quá trình luyện đề cần làm nhanh những câu hỏi ở mức độ nhận biết, biết cách kết nối các vấn đề và biết cách suy luận từ đó làm tốt các câu vận dụng, lựa chọn đáp án chính xác.
Đã có nhiều năm kinh nghiệm trong việc hướng dẫn ôn tập môn Lịch sử, cô Đỗ Thị Thúy Hà lịch sử là môn học khó với cấu trúc theo Bộ Giáo dục và đào tạo lượng kiến thức nhiều bao gồm cả một phần chương trình lịch sử 11 và toàn bộ chương trình lịch sử 12 nên các thí sinh cần phải nhớ chính xác và hiểu đúng về bản chất, sự kiện lịch sử.
Đối với những thí sinh chỉ cần học đại trà để thi tốt nghiệp THPT cần nhớ được lượng kiến thức bởi bản chất của việc học lịch sử là phải nhớ và hiểu, bản thân học sinh cần phải tuyệt đối nghiêm túc.
Học sinh cũng có những phương pháp khác nhau để nhớ rõ các mốc thời gian, sự kiện như gắn mốc thời gian, sự kiện đó với mùa hoặc gắn với ngày tháng năm sinh của bản thân các em hay người thân. Ví dụ: Chiến dịch Việt Bắc Thu Đông năm 1947 diễn ra vào tháng 10 - 12 năm 1947, đây cũng là thời gian vào mùa thu, đông hàng năm như vậy sẽ dễ nhớ hơn.
Môn lịch sử thi theo hình thức trắc nghiệm bởi vậy khi làm bài học sinh cần bình tĩnh, tập trung làm nhanh ở những câu nhận biết, khi làm bài nhớ gạch chân từ khóa, chú ý các câu phủ định để không bị nhầm lẫn, ở những câu vận dụng cao phải tập trung kết nối vấn đề, từ đó viết cách suy luận hoặc áp dụng phương án loại trừ để tìm ra đáp án đúng.
Những học sinh muốn đạt được điểm cao môn Lịch sử cần phải hiểu hết và nhớ được toàn bộ các kiến thức cơ bản trong chương trình, nắm vững cấu trúc đề thi minh họa mà Bộ Giáo dục và đào tạo đưa ra. Đồng thời chăm chỉ, cố gắng luyện đề theo cấu trúc để tích lũy thêm kỹ năng.
Với phương pháp ôn tập lịch sử từ chia sẻ của cô Hằng, hy vọng sẽ cho thí sinh có cách ôn tập hiệu quả môn lịch sử để từ đó đạt được điểm cao hơn khi bước vào kỳ thi.
Nguyên tắc để học tốt môn Lịch sử
Từ nguyên tắc chính này mỗi thí sinh sẽ lựa chọn phương pháp học tập và áp dụng hiệu quả cho môn lịch sử. Nếu không có nguyên tắc bạn sẽ dễ dàng bỏ cuộc trong quá nhiều kiến thức lịch sử cần nhớ. Cụ thể nguyên tắc để học tốt môn lịch sử như:
Phân bổ thời gian ôn tập hợp lý
Cần xây dựng thời gian phù hợp để học tốt môn lịch sử và ngoài ra còn dành thời gian học các môn học khác không làm ảnh hưởng. Vì không phải cứ dành nhiều thời gian học lịch sử là có thể học giỏi được.
Chọn thời gian học phù hợp
Thời gian học môn lịch sử đóng vai trò quan trọng bởi còn liên quan đến quá trình thực hiện. Chỉ nên học vào lúc đầu óc minh mẫn nhất đó là thời điểm não bộ tiết ra các chất hỗ trợ cho việc học thuộc. Đã có nghiên cứu chỉ ra rằng thời điểm tốt nhất để học và dễ nhớ là lúc sáng sớm. Vì thời gian này não bộ đã được phục hồi sau giấc ngủ và sẽ hoạt động hiệu quả hơn.
Phân bổ thông tin theo từng phần để ghi nhớ
Nên chia thông tin thành các phần thay vì phải học thuộc làu từ đầu đến cuối sẽ gây ra sự nhàm chán. Như vậy não bộ có thể sắp xếp và phân loại thông tin nhờ đó có thể dễ nhớ hơn những thông tin còn lại. Tránh việc học vẹt vì kiến thức có thể biến mất nếu rơi vào trạng thái không tốt hoặc mất bình tĩnh.
Dành thời gian nghỉ ngơi
Đối với các thí sinh càng bước vào giai đoạn nước rút càng cần dành nhiều thời gian cho việc nghỉ ngơi. Việc nhớ toàn bộ kiến thức các môn, đặc biệt là môn Lịch sử sẽ có quá nhiều thông tin dễ khiến tâm trạng không ổn định. Do đó nên dành thời gian nghỉ ngơi, điều tiết tâm trạng, chăm sóc sức khỏe để có sức khỏe thật tốt bước vào kỳ thi quan trọng sắp tới.
Hy vọng với các thông tin chia sẻ của Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn ở trên bạn đọc đã có thêm thông tin về Chia sẻ phương pháp ôn thi lịch sử giúp ghi nhớ ngày tháng hiệu quả từ đó có sự chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi tốt nghiệp sắp tới. Bạn đọc hãy thường xuyên ghé chuyên mục này để cập nhật sớm nhất các thông tin hướng nghiệp, học tập hữu ích nhất.