Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có văn bản chính thức hướng dẫn nhiệm vụ quản lý chất lượng trong năm học 2019-2020 và trọng tâm liên quan đến công tác thi và đánh giá chất lượng giáo dục, công tác tổ chức kỳ thi THPT quốc gia trong năm 2020. Theo đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo khẳng định kỳ thi THPT quốc gia năm 2020 được tổ chức theo hướng được giữ ổn định về cơ bản giống như năm 2019.
Thi THPT quốc gia 2020 được giữ ổn định như năm 2019
Theo đại diện Bộ GD-ĐT cho biết, kỳ thi THPT quốc gia năm 2020 sẽ được tổ chức theo hướng giữ ổn định về cơ bản như năm 2019. Kỳ thi THPT quốc gia năm 2020 các học sinh sinh năm 2002 sẽ là lứa học sinh cuối cùng dự thi kì thi thpt quốc gia chung để xét tốt nghiệp. Còn theo dự thảo tổng thế chương trình phổ thông mới thì việc xét tốt nghiệp THPT dự kiến sẽ do cấp trường xét. Thi THPT quốc gia được tổ chức nhằm đánh giá chính xác kết quả học tập của học sinh sau 12 năm học như thế nào và dựa vào điểm thi để xét công nhận đỗ đại học, cao đẳng.
Kỳ thi THPT quốc gia năm 2020 được tổ chức như năm 2019
Kỳ thi THPT quốc gia năm 2020 sẽ giữ nguyên như năm 2019 đó là những thông tin quan trọng mà Bộ GD-ĐT chỉ đạo các nhiệm vụ trọng tâm liên quan đến công tác thi và quản lý chất lượng năm học 2019-2020, bảo đảm công tác quản lý văn bằng chứng chỉ.
Kết quả thi THPT quốc gia năm 2020 sẽ có sự phân hóa để xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông và xét tuyển vào đại học, cao đẳng, dựa vào đó để đánh giá chất lượng giáo dục, điều chỉnh lại quá trình dạy học để nâng cao chất lượng dạy học trong các trường phổ thông.
Việc tổ chức các bài thi, môn thi của kì thi THPT quốc gia năm 2020 Bộ GD&ĐT khẳng định được giữ ổn định như năm 2019. Đây cũng là nội dung chính trong công văn mà Bộ GD-ĐT gửi tới các Sở GD-ĐT, các ĐH, các trường cao đẳng, Cục Nhà trường, Cục Đào tạo (Bộ Công an) về việc tổ chức kỳ thi THPT quốc gia năm 2020 và tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy.
Sau những năm thực hiện phương thức tổ chức kỳ thi THPT quốc gia và tuyển sinh đại học, cao đẳng thì Bộ GD và ĐT đã đạt được những mục tiêu cơ bản và được xã hội đánh giá cao, do vậy năm 2020 phương thức tổ chức kỳ thi THPT quốc gia sẽ được giữ ổn định như năm 2019.
Về tổ chức bài thi, môn thi, Bộ GD-ĐT sẽ tiếp tục xây dựng ngân hàng câu hỏi thi chuẩn hóa phù hợp với năng lực và có sự phân hóa thí sinh. Độ phân hóa của đề thi sẽ chủ yếu theo chương trình giáo dục phổ thông hiện hành và Bộ cũng sẽ từng bước định hướng các nội dung theo đúng lộ trình triển khai các chương trình giáo dục phổ thông mới.
Ngoài việc chủ trương về tổ chức bài thi, môn thi, Bộ GD-ĐT tiếp tục rà soát và quy hoạch lại các hệ thống trường, đổi mới phương thức xác định chỉ tiêu tuyển sinh và triển khai các giải pháp đồng bộ khác để nâng cao chất lượng đào tạo, rà soát lại các đối tượng ưu tiên, khu vực ưu tiên, khắc phục tình trạng thừa, thiếu giáo viên dựa trên nhu cầu sử dụng giáo viên của các địa phương. Nâng cao chất lượng đào tạo, điều chỉnh mức điểm ưu tiên trong tuyển sinh cho phù hợp với từng thí sinh tham gia thi THPT quốc gia năm 2020.
Việc giữ ổn định phương thức thi THPT quốc gia 2020 sẽ giúp các em sẵn sàng hơn vì đã quen thuộc với phương thức thi này trong nhiều năm qua. Để áp dụng một phương thức thi mới hoàn toàn không phải đơn giản vì Bộ GĐ-ĐT cần phải xem xét và thử nghiệm rất nhiều trước khi áp dụng thi cho toàn quốc. Năm nay các em vẫn ôn thi và thi các môn tổ hợp khoa học tự nhiên hoặc khoa học xã hội theo nguyện vọng đã đăng ký. Sau khi biết kết quả thi, thí sinh có thể dựa vào số điểm mình đạt được để đăng ký xét tuyển vào các trường đại học, cao đẳng mong muốn hoặc dùng học bạ để tham gia xét tuyển.
Kết quả thi THPT quốc gia cũng làm cơ sở cho tuyển sinh giáo dục đại học, cao đẳng theo tinh thần tự chủ tuyển sinh được quy định. Các đơn vị tham gia chuẩn bị các ngân hàng câu hỏi chuẩn hóa để phục vụ cho kiểm tra và đánh giá thường xuyên các môn học ở cấp THPT. Các sở giáo dục, đào tạo thực hiện tốt công tác chọn nhân sự tham gia thi và tăng cường quán triệt quy chế thi, ngoài ra cần đặc biệt chú ý tập huấn kỹ năng nghiệp vụ cho các cán bộ làm nhiệm vụ thanh tra và giám sát.
Năm 2020 các cong tác tổ chức thi sẽ được Bộ đẩy mạnh thực hiện nghiêm túc trong việc quản lý, chỉ đạo và tổ chức thi, thực hiện nghiêm túc chế độ thông tin kịp thời phục vụ cho công tác chỉ đạo và tổ chức thi.
Bộ GD-ĐT cũng lưu ý sẽ đẩy mạnh truyền thông giáo dục để nâng cao nhận thức cho các cán bộ và giáo viên cũng như cho học sinh về kỳ thi THPT quốc gia. Ngoài ra còn tăng cường các chức năng quản lý nhà nước, tăng cường thanh tra, giám sát, gắn kết trách nhiệm của ban chỉ đạo quản lý tổ chức thi của UBND, ban chỉ đạo thi các cấp sở GD và ĐT đối với các hội đồng coi thi. Bộ GD ĐT cũng phổ biến việc lựa chọn nhân sự coi thi cho kỳ thi THPT quốc gua, quán triệt tinh thần nghiêm túc quy chế thi và xét xét công nhận tốt nghiệp THPT. Trong quá trình này cần nâng cao các công tác tập huấn nghiệp vụ cho tất cả các đối tượng và lực lượng coi thi.
Đặc biệt hơn nữa, Bộ GD và ĐT luôn chú trọng tập huấn kỹ càng nghiệp vụ đối với các cán bộ làm nhiệm vụ giám sát, thanh tra, đẩy mạnh áp dụng ứng dụng công nghệ thông tin vào trong quản lý và tổ chức thi, hướng tới thực hiện nghiêm túc chế độ thông tin để đản bảo kết nối thông tin chính xác, thông suốt, kịp thời để phục vụ công tác chỉ đạo và tổ chức thi THPT quốc gia năm 2020. Cùng xây dựng và đề ra các phương án dự phòng để xử lý các rủi ro có thể xảy ra trong toàn bộ quá trình tổ chức thi và chấm thi.
Theo đề án đề xuất từ năm 2021 trở đi, thí sinh sẽ dự thi trên máy tính và bỏ thi viết giấy, các bài thi môn thi sẽ được thiết kế sao cho phù hợp với lộ trình mà các sở giáo dục đề ra triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới nên thí sinh sẽ tham gia dự thi trên máy tính. Các sở giáo dục siết quản lý văn bằng, chứng chỉ bằng việc tăng cường công tác quản lý văn bằng, chứng chỉ. Đây là một nhiệm vụ quan trọng được Bộ Giáo dục và Đào tạo đặt ra trong kỳ thi năm 2020.
Bộ GD&ĐT nhấn mạnh việc các sở giáo dục đào tạo cần tăng cường hơn nữa các phương cần đổi mới phương pháp kiểm tra và dạy học, đánh giá định kỳ thường xuyên ở trường THPT theo định hướng đánh giá năng lực. Cần bảo đảm có sự đồng bộ và góp phần nâng cao chất lượng cũng như hiệu quả để tổ chức kỳ thi THPT quốc gia. Theo đó các Sở GD ĐT cần chuẩn bị các ngân hàng câu hỏi chuẩn hóa phục vụ cho việc kiểm tra và đánh giá thường xuyên các môn học ở cấp 3.
Năm 2020 vẫn lấy điểm thi THPT quốc gia để tuyển sinh đại học
Kỳ thi THPT quốc gia năm 2020 sẽ được tổ chức theo hướng giữ ổn định về cơ bản như năm 2019 vì thế mà năm này vẫn sẽ lấy điểm thi THPT quốc gia để tuyển sinh vào đại học, cao đẳng. Kết quả thi THPT quốc gia dùng để xét công nhận tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng, điểm thi có sự tin cậy và sự phân hóa để xét cho thí sinh chất lượng giáo dục, điều chỉnh quá tình dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy và học trong cấp 3.
Thí sinh được quyền chọn lựa dự thi cả 2 bài tổ hợp là KHTN và KHXH để xét công nhận tốt nghiệp
Lịch thi THPT quốc gia năm 2020 sẽ được ban tư vấn tuyển sinh Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn cung cấp thông tin sớm nhất đến với thí sinh. Tuy nhiên trong mấy năm gần đây, ngày thi, nội dung thi, hình thức thi về cơ bản giống nhau về thời gian, nội dung thi chủ yếu là trong chương trình lớp 12 và chương trình cấp trung học phổ thông. Do vậy nếu các em đang cần lên kế hoạch ôn tập thì có thể yên tâm tham khảo lịch thi THPT quốc gia năm 2019 và năm 2018.
Số môn thi để xét công nhận tốt nghiệp THPT, thí sinh sẽ phải dự thi 4 môn là Toán, Ngữ Văn, Ngoại ngữ và dự thi 1 bài thi do thí sinh tự chọn trong số 2 bài thi tổ hợp là KHTN và KHXH.
Nếu muốn tăng cơ hội tuyển sinh vào đại học, cao đẳng theo quy định hiện hành, thí sinh được quyền chọn lựa dự thi cả 2 bài tổ hợp, điểm bài thi tổ hợp nào cao hơn thì sẽ được lựa chọn để tính điểm xét công nhận tốt nghiệp THPT.