Niềm tin
chạm thành công !
096.152.9898 - 093.851.9898

Những lý do dẫn tới tình trạng sinh viên không tìm được việc làm

Cập nhật: 05/12/2019 11:50 | Nhâm PT

Sinh viên không tìm được việc làm khi ra trường và thụ động trong tìm việc hiện nay là vấn đề nhức nhối trong nhiều năm nay ở nước ta, tuy rằng không mới nhưng vẫn còn tính thời sự. Vậy nguyên nhân thất nghiệp là do đâu? Chúng ta cùng tìm hiểu những thông tin này qua bài viết dưới đây.

Những lý do dẫn tới tình trạng sinh viên không tìm được việc làm

Tình trạng thiếu việc làm sinh viên thất nghiệp ngày càng ra tăng, trong khi đó nhu cầu việc làm lại mặt khác khan hiếm nhân lực, nguyên nhân là do sinh viên chọn ngành nghề theo số đông và có những ngành thiếu nhân lực nhưng lại không có sinh viên tốt nghiệp. Mặc dù trong quý đầu năm 2019 tỷ lệ thất nghiệp ở sinh viên Việt Nam có phần giảm tuy nhiên vẫn chưa giải quyết được hoàn toàn vấn đề việc làm cho sinh viên trong những năm tiếp theo.

Sinh viên hiện nay có bằng cấp không ngừng được cải thiện tuy nhiên nhưng tình trạng thất nghiệp vẫn tiếp tục gia tăng kể cả đối với sinh viên tốt nghiệp từ các trường đại học và cao đẳng chính quy trong cả nước, nguyên nhân dẫn tới tình trạng này là do lực lượng lao động phân bố không được đồng đều, chất lượng lao động có chất lượng không cao nên tình trạng mất cân đối cung - cầu lao động mới xảy ra thường xuyên.

Làm thế nào để giải quyết vấn đề việc làm cho sinh viên mới ra trường khỏi tình trạng thất nghiệp đang là một thách thức lớn đang được mọi người quan tâm vì con em họ đang phải đối mặt với tình trạng thiếu việc làm hàng ngày. Có thể thấy việc định hướng nghề nghiệp ở nước ta còn khá kém nên dẫn tới sinh viên bị động trong tìm việc làm. Tuy nhiên nếu nhà nước chủ động trước được những thách thức và linh hoạt hơn trong giải quyết việc làm thì sẽ giảm được phần nào những khó khăn chung đó của sinh viên.

Tình trạng thiếu việc làm sinh viên thất nghiệp ngày càng ra tăng

Tình trạng thiếu việc làm sinh viên thất nghiệp ngày càng ra tăng

Lý do sinh viên thất nghiệp khi ra trường

Lâu nay nhiều phản ánh về tình trạng sinh viên Việt Nam sau khi tốt nghiệp không tìm được việc làm có nhiều lý do trong đó một điểm yếu của giáo dục ĐH. Tuy nhiên nếu coi đó là điểm yếu của giáo dục Đại học thì không hoàn toàn đúng vì việc làm trên thị trường lao động thường hay thay đổi rất nhanh còn chương trình giáo dục là theo từng năm và không thể muốn là thay đổi ngay được. Chương trình đại học chỉ có thể cung cấp nhưng kiến thức chung còn những kiến thức cụ thể cho mỗi lĩnh vực thì cần phải do chính người lao động đó và doanh nghiệp chuẩn bị.

Mong muốn tỷ lệ sinh viên ra trường có việc làm là mục tiêu của mọi trường ĐH, để đạt được mục tiêu này thì các trường đại học cần triển khai một số công việc như:

Làm tốt công tác dự báo về nhu cầu thị trường lao động nhất là các ngành mới nổi và phát triển dựa vào đó để làm cơ sở cho công việc xây dựng các chương trình đào tạo giáo dục.

Cần nâng cao hơn nữa chất lượng xây dựng cũng như thực hiện chương trình học cho sinh viên, khi chương trình học tốt, giáo viên chất lượng, cơ sở vật chất tốt thì tất thảy cũng sẽ có tỷ lệ sinh viên ra trường có năng lực cao.

Nhà trường nên xây dựng cầu nối giữa sinh viên với các doanh nghiệp bên ngoài và liên kết sinh viên với thị trường lao động thông qua các hoạt động xây dựng trung tâm việc làm sinh viên, tăng cường thực tập tại doanh nghiệp, mang tiếng nói và yêu cầu của doanh nghiệp đến sinh viên, có nhiều hơn các chương trình mang tính định hướng thị trường lao động.

Thiếu định hướng nghề nghiệp

Ở Việt Nam không có nhiều sinh viên biết cách định hướng nghề nghiệp, chủ yếu chọn theo gia đình hoặc theo số đông sinh viên, theo danh tiếng của trường đại học, cao đẳng chứ không thực sự vì đam mê và đúng sở trường.. Cha mẹ thường muốn che chở và bao bọc con nên hướng con theo các ngành như kỹ sư, bác sĩ, giáo viên nên dẫn tới con cái thì cũng thụ động học theo ngành bố mẹ chọn. Tới khi tốt nghiệp ra trường với học lực trung bình lại rất khó để xin việc hoặc theo trái ngành.

Để tránh vấn đề thiếu định hướng nghề nghiệp này, nhà trường cần tạo ra nhiều môi trường sinh hoạt hơn cho sinh viên, có các buổi giao lưu doanh nghiệp để sinh viên chủ động tham gia các hoạt động đó, chủ động đi làm thêm để dần phát triển bản thân, biết mình có thế mạnh gì để phát huy.

Học tập không có định hướng là một hồi chuông cảnh báo cho thực trạng thất nghiệp với sinh viên hiện nay, không có định hướng sẽ dẫn đến tình trạng chán nản, bỏ học giữa chừng, tốn thời gian. Vì thế mà việc định hướng nghề nghiệp sớm đóng một vai trò rất quan trọng trong việc học tập và tạo dựng sự nghiệp thành công.

Sinh viên ra trường thiếu kỹ năng làm việc

Nhiều doanh nghiệp hiện nay cho biết, một lý do sinh viên không tìm được việc làm là do kỹ năng khi ra trường còn yếu, nếu không muốn nói là không có. Sinh viên hiện nay thiếu rất nhiều kỹ năng nhất là các kỹ năng cần thiết để làm việc, năng lực chuyên môn, không thành thạo vi tính, ngoại ngữ.

Thái độ không phù hợp

Năng lực chưa phải là yếu tố duy nhất để quyết định sự thành công của bạn vì còn phụ thuộc vào thái độ làm việc, điều này ngày càng được coi trọng, một người có năng lực mà không có thái độ doanh nghiệp có thể sẽ không nhận bạn làm việc. Thái độ không chỉ là tác phong làm việc mà còn là cách ứng xử và giao tiếp với mọi người xung quanh ra sao, những người có thái độ tốt sẽ biết cách giải quyết những rắc rối với đồng nghiệp của mình.

Thiếu kỹ năng mềm

Thiếu kỹ năng mềm là một vấn đề nhức nhối của không ít thế hệ sinh viên Việt Nam. Nguyên nhân cũng đến từ nhiều lý do, có thể do sinh viên đó không chịu trau dồi kỹ năng khi còn ngồi trên ghế nhà trường hoặc do chọn sai ngành mình thích nên không thể gắn bó với ngành hiện tại mà chỉ học để đối phó nên dẫn tới việc thiếu trầm trọng kỹ năng mềm. Để giải quyết được vấn đề này thì sinh viên và gia đình nên nghiêm túc nhìn nhận lại trường đại học mình đang có ý định học xem mình có điểm mạnh gì, có yêu thích hay không và đưa ra quyết định nghề mình hướng đến rõ ràng ngay từ ban đầu.

Sinh viên thiếu kỹ năng mềm sẽ mất đi nhiều cơ hội việc làm

Sinh viên thiếu kỹ năng mềm sẽ mất đi nhiều cơ hội việc làm

Bạn là người hay tự so sánh

 Bạn là người hay tự so sánh bản thân với thành công của người khác rồi nhanh chóng nản lòng, tuy đọc nhiều hiểu nhiều nhưng lại không bao giờ chịu hành động và triển khai, đây là căn bệnh chung của rất nhiều người không riêng gì ai. Cảm giác sẽ luôn tự ti và sợ mọi thứ, sợ mình không sẵn sàng cho hành trình mới trong công việc. Nếu cứ mãi suy nghĩ này thì bạn sẽ nhanh chóng đến với tình trạng thất nghiệp dài hạn.

Hạn chế trong trình độ tiếng Anh

Ai cũng biết hiện nay tiếng anh rất quan trọng và nó cũng là ngôn ngữ quốc tế rất phổ biến và thông dụng trên toàn thế giới. Khi Việt Nam có nền kinh tế mở thì càng có nhiều công ty khác nhau ồ ạt đầu tư vào nên nếu hạn chế trong tình trạng tiếng anh thì sẽ khiến bạn bị lùi một bước so với nhiều sinh viên khác cùng độ đuổi.

Quá chú trọng về lương

Khi mới đi làm nhưng bạn đã quá quan trọng xem lương mình được bao nhiêu, có cao không, nhất là những sinh viên có tấm bằng giỏi trong tay thì càng tự tin về mức lương đạt được của mình. Tuy nhiên các em lại không nhìn lại năng lực của mình tới đâu. Nhiều sinh viên còn chê lương thấp khi vừa mới ra trường và thà không đi làm mức lương đó, đợi tìm được công việc được trả lương cao hơn. Bạn đã sai lầm rằng mình nên thử việc trước và lương nên tính sau vì khi bạn làm tốt thì công ty sẽ không ngần ngại nhận bạn vào làm việc với mức lương hợp lý hơn mà bạn đưa ra.

Bạn thụ động

Bạn không có ý thức là sẽ tự mình rèn luyện kinh nghiệm mà chỉ học nó trên sách vở, chưa có sự chủ động trong học tập và rèn luyện kinh nghiệm. Ngoài bằng cấp thì những công ty tuyển dụng bao giờ cũng sẽ yêu cầu bạn cần có kinh nghiệm và kỹ năng giao tiếp, kỹ năng mềm, những điều này bạn cần tự trau dồi trong quá trình đi học và đi làm thêm, đi thực tập khi còn là sinh viên.

Quá tự cao vào tấm bằng đại học

Hiện nay không ít sinh viên loại giỏi vẫn thất nghiệp như thường cũng vì quá tự cao vào tấm bằng đại học. Tuy nhiên bạn nên hiểu rằng bằng đại học chỉ chứng minh được rằng bạn có kết quả học tập xuất sắc, bạn có nền tảng kiến thức tốt còn thực hành vẫn chỉ là 1 con số 0. Khi đi làm thì thường doanh nghiệp sẽ đánh giá cao những người có kinh nghiệm thực hành còn bằng cấp nhiều nơi lại không quá quan trọng.

Có việc làm ngay sau khi ra trường đại học là một điều ai cũng mong muốn, nhất là đúng ngành nghề bạn yêu thích. Tuy nhiên trong bối cảnh cạnh tranh việc làm như hiện nay thì không phải ai cũng đủ may mắn và tự tin về điều đó. Trước hết muốn có được công việc làm phù hợp thì ngay từ khi đi học sinh viên cần có sự chuẩn bị đầy đủ, kỹ năng, vốn sống, có tích lũy tri thức để luôn sẵn sàng thử sức công việc khi ra trường. Hãy nhớ bước ra khỏi vùng giới hạn an toàn của mình và thử sức từ những công việc đơn giản đến phức tạp vì đó mới chính là tương lai của những người trẻ có năng lực và đam mê với công việc.

Bài viết được chia sẻ bởi giảng viên trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn