Bệnh U lành thực quản là gì?
U lành thực quản hình thành trong thực quản của con người với loại phổ biến nhất là u cơ trơn lành tính dưới niêm mạc thực quản và có thể hình thành trong các thành của thực quản hoặc trong các lớp của thành thực quản. Những khối u này thường nhỏ và có xu hướng không gây ra bất cứ triệu chứng hoặc khó chịu nào.
Đối với các khối u lành tính phát triển chậm và thường không gây lo ngại. Đôi khi khối u lớn quá tạo ra sự tắc nghẽn hoặc gây áp lực lên những cơ quan khác. Tuy nhiên những người mắc u cơ trơn thực quản lành tính sẽ có nguy cơ cao mắc ung thư cao hơn.
U lành thực quản được chia thành nhiều các loại nhỏ như:
- U cơ trơn: Đây là loại thường gặp phổ biến nhất của thực quản với kích thước thay đổi nhưng ít khi quá 5cm. Hầu hết các loại u này sẽ gặp ở độ tuổi 20 – 50 và có thể xảy ra ở cả nam và nữ.
- Nang thực quản: Hơn 60% những trường hợp các nang thực quản bẩm sinh được phát hiện trong năm đầu tiên với những triệu chứng hô hấp hoặc thực quản.
- Polyp có cuống thực quản: Đây là những u có cuống trong lòng thực quản, cuống này sẽ phát triển dài ra. Những căn bệnh này sẽ gặp ở người lớn tuổi.
Nguyên nhân gây ra u lành thực quản
U nguyên bào cơ loại tế bào hạt: Đây cũng là một loại u lành tính và thường gặp ở lứa tuổi 40 với các triệu chứng như khó nuốt, đau tức vụng thượng vị, sau xương ức kèm theo buồn nôn, nôn mửa. Những loại u này sẽ xuất hiện ở các vị trí như miệng, lưỡi, đường hô hấp trên, ống tiêu hóa.
Nguyên nhân bị u lành thực quản có thể xảy ra là do mô sẹo được hình thành trong thực quản. Đây cũng là kết quả của tổn thương thực quản có nguyên nhân chủ yếu là do bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Bên cạnh đó còn có các nguyên nhân khác của u lành thực quản như:
- Xạ trị ở vùng ngực hoặc cổ.
- Vô tình nuốt phát một chất có tính axit hoặc ăn mòn.
- Polyp do viêm, trào ngược thực quản.
- Polyp do virus HPV.
Các đối tượng dễ có nguy cơ mắc bệnh u lành thực quản:
- Người mắc bệnh lý thực quản như trào ngược dạ dày – thực quản, viêm thực quản… Chính sự trào ngược này gây ra tình trạng phản ứng quá mư sc của đoạn thực quản phía trên tâm vị và hình thành nên khối u.
- Người bệnh nhiễm virus HPV có thể trở thành đối tượng có nguy cơ của u thực quản.
- Chế độ dinh dưỡng, ăn uống hàng ngày không lành mạnh.
Sẽ còn có nhiều các nguyên nhân và yếu tố khác gây ra bệnh u lành thực quản mà chưa liệt kê ở trên. Nếu người bệnh thắc mắc hãy liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp chi tiết.
Các triệu chứng của bệnh U lành thực quản
Thời kỳ đầu của bệnh u lành thực quản sẽ không có biểu hiện của bệnh. Thường chỉ có thể phát hiện ra bệnh khi đi khám sức khỏe định kỳ.
Khi nhận thấy cơ thể có các triệu chứng bất thường ở cơ thể như nuốt đau, tức ngực, khó thở, buồn nôn, nôn mửa, cơ thể mệt mỏi…
Mặc dù các u lành thực quản sẽ không gây ra nguy hiểm và những khối u này không có khả năng phát triển nhiều và cũng không thể di chuyển đến thực quản và các bộ phận lân cận. Khi u thực quản phát triển to lên và gây ra cho người bệnh khó thở, có cảm giác vướng nghẹn cổ và gây khó khăn trong ăn uống.
Tuy nhiên những triệu chứng của bệnh sẽ xuất hiện khác nhau sẽ còn phụ thuộc vào kích thước, tính chất của khối u thực quản. Do đó người bệnh cần chú ý theo dõi sức khỏe và nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị đúng cách.
>>> Xem thêm: Thông tin tuyển sinh Cao đẳng Điều dưỡng tại khu vực TPHCM tìm hiểu địa chỉ đào tạo uy tín
Kỹ thuật chẩn đoán u lành thực quản
Do bệnh u lành thực quản rất khó để phát hiện bệnh nên khi nghi ngờ mắc bệnh thì sẽ được bác sĩ chỉ định chẩn đoán bệnh bằng các kỹ thuật như:
- Nội soi thực quản: Đây là một phương pháp giúp chẩn đoán u thực quản. Khi nội soi bác sĩ chuyên khoa có thể lấy mẫu bệnh phẩm làm sinh thiết.
- Siêu âm: nhằm xác định chính xác u rắn hay lỏng.
- Sinh thiết: các mảnh sinh thiết qua nội soi sẽ được gửi đến phòng giải phẫu bệnh.
- Chụp cắt lớp vi tính hoặc chụp MRI để có kết quả chẩn đoán rõ ràng, chính xác.
- Tiến hành xét nghiệm máu: khi bác sĩ chuyên khoa phát hiện ra các bất thường thì sẽ chỉ định làm xét nghiệm máu.
Các biện pháp điều trị u lành thực quản
Tùy thuộc vào kích thước, vị trí và bản chất của khối u của người bệnh mà bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa ra phương pháp điều trị cụ thể và phù hợp như:
- Nội soi thực quản cắt polyp.
- Tiến hành phẫu thuật mổ hở hoặc mổ nội soi cắt polyp.
Việc thực hiện các phương pháp điều trị ngoại khoa có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm như chảy máu trong khi mổ hoặc có thể nhiễm trùng sau mổ hoặc nghiêm trọng hơn là hẹp thực quản.
Bệnh nhân được chẩn đoán u thực quản lành tính cần tái khám định kỳ để tầm soát các biến chứng của bệnh, đặc biệt là biến chứng ung thư thực quản.
Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn đọc có thêm nhiều thông tin hữu ích về bệnh u lành thực quản, từ đó tìm hiểu thêm cách điều trị bệnh tại nhà với việc thay đổi lối sống. Bạn đọc hãy thường xuyên theo dõi các bài viết khác kiến thức y khoa khác cùng chuyên mục này.