Lượng đường trong máu là gì?
Lượng đường trong máu là tình trạng nạp thức ăn vào cơ thể sẽ hấp thu carbohydrate và hệ thống tiêu hóa sẽ phân hủy chúng thành những phân tử đường có cấu tạo khác nhau. hững phân từ đường sẽ đi vào máu khi phân hủy và làm nhiệm vụ cung cấp năng lượng cho cơ thể. Tiếp đến các phân tử đường sẽ đi thẳng vào máu sau khi phân hủy và làm nhiệm vụ cung cấp năng lượng cho cơ thể.
Trường hợp không có đủ insulin hoặc các tế bào trong cơ thể đề kháng với nó thì các tế bào này sẽ không nhận được glucose. Glucose không thể đi vào tế bào sẽ ở lại trong mạch máu và làm gia tăng lượng đường trong máu gây ra những biến chứng nguy hiểm như đái tháo đường, tim mạch...
Khi lượng đường trong máu tăng cao liên tục và không có dấu hiệu thuyên giảm thì tình trạng này là tăng đường huyết. Tăng đường huyết là do không có đủ insulin hoặc do các tế bào kém nhạy cảm với insulin. Khi không có insulin thì glucose sẽ không đi vào các tế bào mà bị tồn đọng trong máu.
Lượng đường trong máu bao nhiêu là tốt? Các cơ quan y tế coi mức đường huyết lúc đói ở người bình thường là dưới 99 mg/dL. Chỉ số đường huyết có thể thay đổi liên tục và sẽ thấp nhất vào buổi sáng sớm khi chưa ăn. Khi lượng đường huyết tăng lên và giảm dần sau khoảng 1 giờ.
Trường hợp người bệnh bị đái tháo đường thì cần giữ lượng đường huyết trước khi ăn từ 70 - 130 mg/ dL và sau khi ăn mức đường trong máu nên dưới 180mg/dL.
Chính vì vậy cần thực hiện chế độ ăn hợp lý để giữ mức bình thường của lượng đường huyết mà vẫn đủ năng lượng cung cấp cho cơ thể.
Các cách để ổn định lượng đường trong máu
Nhằm hạn chế được các biến chứng nguy hiểm khi lượng đường trong máu tăng cao thì cần chú ý các cách để ổn định lượng đường trong máu. Một số các cách để ổn định lượng đường trong máu như:
Duy trì việc tập thể dục thường xuyên
Tập thể dục thường xuyên sẽ giúp ổn định được lượng đường trong máu an toàn vì nó có thể giúp bạn giảm cân và gia tăng tính nhạy với insulin từ đó các tế bào sử dụng lượng đường sản có trong máu dễ dàng hơn.
Đồng thời khi tập luyện thể dục các cơ sử dụng đường huyết tiếp thêm năng lượng và sự co thắt cơ. Các bài tập nên được duy trì phù hợp với thể trạng sức khỏe người tập như đi bộ, đạp xe, leo núi, bơi lội…
Kiểm soát lượng bột đường hấp thụ
Bột đường thành đường và sau insulin chuyển các đường thành các tế bào khi vào cơ thể. Nếu bạn ăn quá nhiều chất bột đường hay có vấn đề với chức năng của insulin sẽ làm gia tăng đường huyết.
Theo nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng nếu chế độ ăn của bạn ít bột đường sẽ giảm được lượng đường huyết, ngăn ngừa đường huyết tăng cao, đặc biệt kiểm soát đường huyết lâu dài.
Tăng cường tiêu thụ chất xơ
Chất xơ sẽ giúp làm chậm sự tiêu hóa bột đường và hấp thụ đường nên thúc đẩy lượng đường huyết gia tăng đều đặn. Mặc dù vậy mỗi loại chất xơ sẽ có vai trò riêng.
Chế độ ăn giàu chất xơ các thực phẩm như trái cây, rau củ, ngũ cốc nguyên hạt sẽ kiểm soát tốt tình trạng bệnh tiểu đường type 1.
Uống đủ lượng nước
Uống đủ nước mỗi ngày sẽ giúp giữ lượng đường huyết ở mức ổn định, đồng thời giúp thận thải lượng đường dư thừa qua nước tiểu.
Những người uống nước ít sẽ có nguy cơ làm gia tăng lượng đường trong máu.
Nên uống nước thường xuyên để thủy hợp máu và giảm đi lượng đường huyết, giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Chú ý không uống các loại đồ uống có đường vì như vậy sẽ làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Xây dựng chế độ ăn lành mạnh
KHẩu phần ăn hàng ngày được xây dựng phù hợp với các nhóm khoáng chất, vitamin sẽ giúp kiểm soát tốt lượng calo, dẫn đến việc giảm cân và mức đường trong máu được ổn định hơn.
Một số cách giúp bạn kiểm soát tốt khẩu phần ăn như cân lượng thức ăn bạn sẽ sử dụng, ăn chậm nhai kỹ, sử dụng chén, bát đĩa nhỏ.
Dành thời gian thư giãn để kiểm soát stress
Stress là một trong những yếu tố gây ảnh hưởng đến lượng đường huyết do các hormone nhu glucagon và cortisol xuất hiện khi bạn bị căng thẳng kéo dài.
Nên dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, thư giãn hoặc thực hiện phương pháp tập luyện, thư giãn để cải thiện vấn đề tiết insulin.
Theo dõi thường xuyên mức lượng đường trong máu
Thực hiện đo và theo dõi mức đường trong máu sẽ giúp bạn kiểm soát chúng để từ đó sẽ điều chỉnh bữa ăn hoặc dùng thuốc để lượng đường huyết ở mức ổn định.
Ngủ đủ giấc
Khi ngủ đủ giấc sức khỏe sẽ được ổn định và có tinh thần sảng khoái. Trường hợp thiếu ngủ gây ra các ảnh hưởng đến lượng đường huyết và làm tăng sự thèm ăn kéo đến trọng lượng cơ thể tăng cân.
Sử dụng thực phẩm giàu crom và magie
Crom sẽ tham gia vào quá trình trao đổi tinh bột và chất béo, bên cạnh đó còn giúp kiểm soát lượng đường huyết. Trường hợp nếu bị thiếu crom sẽ dẫn đến việc bạn không dung nạp bột đường. Một số thực phẩm giàu crom như lòng đỏ trứng, ngũ cốc nguyên hạt, cà phê, các loại hạt, bông cải xanh, thịt…
Có nghiên cứu đã chỉ ra rằng magie có lợi cho lượng đường huyết và thiếu magie sẽ dẫn đến nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường cao hơn. Lượng magie nạp vào cơ thể cao sẽ giảm thiểu các yếu tố gây ra bệnh tiểu đường đến 47%. Thực phẩm giàu magie bao gồm rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt, cá, chocolate đen, chuối, quả bơ và đậu.
Hy vọng với những thông tin trên, bạn có thông tin giải đáp thông tin về lượng đường trong máu. Tuy nhiên những thông tin ở trên chỉ mang tính chất tham khảo và không có tác dụng thay thế chỉ định của bác sĩ chuyên khoa do đó bạn đọc nên tìm hiểu kỹ trước khi quyết định điều trị.