Hạ canxi máu là tình trạng nồng độ huyết thanh toàn phần nhỏ hơn 8,8 mg/Dl trong điều kiện protein huyết tương bình thường nồng độ ion canxi hóa nhỏ hơn 4,7 mg/Dl.
Để ổn định mức độ canxi phụ thuộc vào các yếu tố như:
- Mức độ ruột hấp thụ canxi.
- Lượng canxi mà cơ thể nạp vào hàng ngày thông qua việc ăn uống thực phẩm có chứa canxi.
- Sự bài tiết canxi tại thận.
Theo nghiên cứu của các chuyên gia dinh dưỡng thì cơ thể người nên nạp khoảng 1000mg canxi/ ngày. Trong đó thì sẽ có khoảng 200 – 400mg sẽ được ruột hấp thụ và khoảng 200mg sẽ được bài tiết qua thận, 200mg đào thải qua các dịch tiêu hóa và lượng còn lại sẽ đào thải ra bên ngoài cùng với phân.
Nguyên nhân nào gây ra hạ canxi?
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến trạng hạ canxi, cụ thể như:
Khi cơ thể không được cung cấp đầy đủ canxi: khi các đối tượng đang có nhu cầu canxi cao (trẻ em đang trong thời kỳ phát triển, phụ nữ mang thai hoặc đang trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ) mà lượng canxi hàng ngày không đủ để đáp ứng thì sẽ dẫn đến tình trạng hạ canxi trong máu.
- Suy tuyến cận giáp: Người mắc suy tuyến giáp sẽ gây ảnh hưởng đến hormone PTH giảm khiến cho lượng canxi trong máu dẫn đến suy giảm. Khi lượng photpho trong máu tăng lên sẽ gây ra các triệu chứng mãn tính của hạ canxi.
- Thiếu Vitamin D: cơ thể không hấp thụ tốt lượng Vitamin D, không tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời gây nên rối loạn chuyển hóa Vitamin D dẫn đến lượng canxi trong máu gây ra ảnh hưởng.
- Thiếu magnesi: do nguyên nhân ruột hấp thu kém hoặc người nghiện rượu sẽ dẫn đến nồng độ magnesi trong máu giảm. Đây cũng là một nguyên nhân phổ biến gây ra triệu chứng hạ canxi máu.
- Hạ protein trong máu: lượng canxi sẽ gắn với các protein giảm đi nhưng lượng canxi ion hóa không thay đổi.
- Viêm tụy cấp: khi bị viêm tụy cấp thì các tổ chức tụy sẽ giải phóng ra nhiều sản phẩm khiến cho mỡ bị phân hủy tạo ra những chelat với canxi dẫn đến tình trạng hạ canxi trong máu.
- Mắc các bệnh lý về thận: nhiều trường hợp mắc bệnh thận cũng có thể là nguyên nhân gây ra hạ canxi do giảm bài tiết photpho hoặc các tế bào đã bị tổn thương làm giảm đi quá trình tổng hợp.
- Bên cạnh đó còn có các nguyên nhân khác gây ra hạ canxi máu như tăng lắng canxi ngoài lòng mạch, tăng lắng phản ứng chelat lòng mạch, nhiễm trùng huyết…
Ngoài ra còn có rất nhiều các nguyên nhân khác gây ra hạ canxi máu chưa được liệt kê ở trên. Nếu bạn đọc thắc mắc thì liên hệ trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa để có thêm nhiều thông tin chi tiết/
Triệu chứng của bệnh hạ canxi máu
Tùy từng đối tượng mắc bệnh mà sẽ có triệu chứng nhận biết bệnh khác nhau.
Khi trẻ em mắc bệnh sẽ có các triệu chứng như:
- Đo huyết tâm thu và giữ trong khoảng vài phút để nhận thấy sự co rút cơ và xảy ra sau đó như gấp cổ tay, khớp bàn ngón, duỗi các ngón tay, gập ngón cái vào lòng bàn tay…
- Thực hiện thử phản xạ gân xương bằng cách gõ vào vị trí trước gờ tai ngoài khoảng 2cm và dưới xương gò má nếu nhận thấy cơ mặt bên cùng co lại thì bị hạ canxi.
- Ngoài ra còn có các biểu hiện khác như co giật, bú ít, chán ăn, cơ thể chậm chạp…
Một số các triệu chứng hạ canxi máu ở người lớn:
- Rối loạn nhịp tim kèm theo đau thắt bụng.
- Thực hiện một vài kiểm tra tăng phản xạ gân xương và co thắt cơ.
- Có xuất hiện triệu chứng co giật, chuột rút.
- Cảm giác trong bàn tay, bàn chân bị rối loạn.
- Có các triệu chứng của bệnh trầm cảm.
Triệu chứng của hạ canxi cấp như:
- Nồng độ canxi trong máu rất thấp chỉ dưới 7mg/dl.
- Chân duỗi như đạp xe đạp.
- Cơ thể người bệnh đau nhức toàn thân hoặc cơ mặt bị co giật.
- Đầu môi, lưỡi, đầu chi có các dị cảm bất thường.
Tốt nhất để đảm bảo tình trạng bệnh không gặp các biến chứng nguy hiểm thì khi nhận thấy có các triệu chứng nghi ngờ hạ canxi cấp thì cần đến bệnh viện để được xử lý nhanh chóng, kịp thời.
Kỹ thuật chẩn đoán và phương pháp điều trị bệnh
Kỹ thuật chẩn đoán bệnh
Để xác định được mức độ bệnh thì bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh thực hiện một số các kỹ thuật chẩn đoán bệnh như:
- Xét nghiệm nồng độ canxi trong máu: nhân viên y tế sẽ lấy mẫu máu để kiểm tra mức canxi trong máu của bạn
- Kiểm tra tóc, da, cơ bắp: từ kết quả của kiểm tra này sẽ nhận thấy gợi ý tình trạng hạ canxi máu.
- Kiểm tra tâm thần: thực hiện kiểm tra chứng mất trí, ảo giác, sự nhầm lẫn… sẽ liên quan đến tình trạng hạ canxi máu.
- Khám thần kinh: dấu Chvostek, dấu Trousseau, tình trạng co giật, rối loạn tri giác,... là những biểu hiện giúp chẩn đoán bệnh hạ canxi máu.
Phương pháp điều trị bệnh
Căn cứ vào kết quả ở những kỹ thuật chẩn đoán thì bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp với tình trạng bệnh và sức khỏe người bệnh. Một số các phương pháp điều trị bệnh hạ canxi máu như:
- Bổ sung canxi qua đường tĩnh mạch: thường trong trường hợp người bệnh mắc hạ canxi máu cấp sẽ được chỉ định điều trị bằng phương pháp này. Dùng bổ sung canxi qua đường tĩnh mạch sẽ giúp khôi phục và bổ sung lượng canxi thiếu hụt trong cơ thể một cách nhanh chóng.
- Bổ sung canxi bằng đường uống: phương pháp điều trị này cần sử dụng đúng theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để bổ sung đúng cách và đạt hiệu quả cao.
- Điều trị tận gốc bệnh nền, các nguyên nhân gây ra bệnh trước đó để ngăn ngừa các yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh hạ canxi máu.
Cách phòng ngừa bệnh hạ canxi máu
Các giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn chia sẻ bạn có thể ngăn ngừa tình trạng thiếu canxi bằng các biện pháp dưới đây:
- Duy trì thực hiện hoạt động thể dục, thể thao thường xuyên như đi bộ, bơi lội để tăng cường sức đề kháng, đồng thời giúp xương thêm chắc khỏe.
- Xây dựng chế độ bổ sung các thực phẩm giàu canxi: một số sản phẩm như sữa chua, pho mát, ngũ cốc, rau xanh có màu đậm… cách tốt nhất để cung cấp lượng canxi cho cơ thể.
- Uống bổ sung canxi, vitamin D hoặc magiê, tuy nhiên cần theo đúng chỉ định của y bác sĩ để dùng đúng liều lượng phù hợp với thể trạng sức khỏe.
- Bỏ thói quen hút thuốc lá vì thuốc lá làm mất đi lượng canxi qua nước tiểu.
- Tắm nắng buổi sáng cũng giúp ích cho việc chuyển hóa Vitamin D nhằm giản thiểu tình trạng hạ canxi máu. Chú ý thời gian phơi nắng buổi sáng trước 9 giờ và sau 15 giờ vào buổi chiều. Tuy nhiên nếu bị ung thư hoặc có nguy cơ ung thư da bạn cần nói chuyện với bác sĩ trước khi phơi nắng.
Qua bài viết ở trên về bệnh hạ canxi máu thì nếu bạn đọc có bất cứ thắc mắc nào hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để nhận được thông tin giải đáp chi tiết. Hy vọng bạn đọc thường xuyên ghé thăm chuyên mục này để cập nhật nhiều bài viết hữu ích khác về sức khỏe.