Chậm nói là gì? Nguyên nhân gây ra chậm nói?
Lời nói và ngôn ngữ sẽ là phương tiện để trẻ trao đổi và tương tác với những người xung quanh. Do đó khi tới các mốc thời gian trẻ bập bẹ biết nói các phụ huynh sẽ quan tâm rất nhiều và tỏ ra lo lắng khi trẻ chưa thể nói.
Có nhiều trường hợp tình trạng chậm nói chỉ diễn ra đơn thuần thì phụ huynh không cần quá lo lắng vì nó chỉ mang tính chất tạm thời. Lúc này chỉ cần bạn kiên trì, dành nhiều thời gian để chơi với con và trò chuyện thì vấn đề chậm nói sẽ nhanh chóng được giải quyết.
Tuy nhiên cũng sẽ có những trường hợp trẻ bị chậm nói và kèm theo biểu hiện khác thì nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và có phương pháp điều trị đúng cách.
Hiện nay có rất nhiều nguyên nhân đã chỉ ra rằng trẻ bị chậm nói do rất nhiều nguyên nhân, cụ thể như:
- Do một số bệnh lý khác liên quan đến tai - mũi - họng thì sẽ gây ra tình trạng chậm nói bao gồm: bệnh viêm tai giữa, viêm mạn tính, bệnh về thính giác, bệnh về lưỡi, vòm họng…
- Mắc các bệnh liên quan đến hệ thần kinh, não bộ vì cơ quan này sẽ chịu trách nhiệm điều khiển ngôn ngữ nên trẻ dễ bị chậm nói hơn so với bạn bè cùng trang lứa.
- Do trẻ bị ảnh hưởng về mặt tâm lý: khi bé vô tình gặp phải một biến cố hoặc tai nạn nghiêm trọng nào đó dẫn đến tâm lý lo lắng, sợ sệt và không muốn nói.
- Do trẻ mắc bệnh tự kỷ: Bệnh tự kỷ gây ra ảnh hưởng không nhỏ đến não bộ từ đó sẽ xuất hiện nhiều gen bất thường. Điều này gây ra hậu quả phát triển của hệ thần kinh khiến cho trẻ không có những biểu hiện thông thường.
- Trẻ sống trong môi trường song ngữ hoặc nhiều thứ tiếng sẽ có nguy cơ bị nói chậm do cùng lúc phải xử lý 2 ngôn ngữ. Bên cạnh đó cha mẹ không thường xuyên trò chuyện hàng ngày với trẻ.
Ngoài ra sẽ còn rất nhiều nguyên nhân khác gây ra tình trạng chậm nói mà chưa được liệt kê ở trên, khi có các thắc mắc bệnh bạn đọc hãy liên hệ trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp chi tiết.
Triệu chứng nổi bật của tình trạng chậm nói
Mỗi tháng tuổi sẽ có những triệu chứng nhận biết tình trạng chậm nói như:
Đối với trẻ 7 tháng tuổi
Trẻ không có đáp ứng với tiếng động và không phát ra âm thanh gừ gừ.
Đối với trẻ 12 tháng tuổi
Không có cách để giao tiếp với người khác như các trẻ khác sẽ sử dụng âm thanh, cử chỉ khi cần giúp đỡ hoặc muốn gì đó.
Trẻ không nói bất cứ một từ nào, kể cả việc phát âm ra các phụ âm.
Không thực hiện những động tác như lắc đầu, gật đầu, vẫy tay chào tạm biệt hoặc chỉ tay vào đồ vật mà bé muốn dùng.
Không có các biểu hiện quan tâm đến thế giới xung quanh.
Đối với trẻ 16 tháng tuổi
Không hiểu và không có bất cứ phản ứng gì từ người xung quanh.
Trẻ không biết chỉ vào đồ vật mình thích, không biết diễn đạt theo hành động, thao tác hay ngước nhìn bố mẹ.
Đối với trẻ 18 tháng tuổi
Khi người lớn yêu cầu chỉ vào các bộ phận trên cơ thể thì không biết chỉ vào.
Chưa thể nói được bất kỳ 6 từ ngữ nào.
Trẻ không thể giao tiếp bằng bất cứ cách nào ngay cả khi trẻ muốn biểu đạt đang cần đến sự giúp đỡ.
Chưa nói được các từ ngữ đơn giản như mẹ, bà, bố, bế…
Ngay cả những mệnh lệnh đơn giản của cha mẹ trẻ cũng không thể hiểu.
Đối với trẻ từ 19 - 23 tháng tuổi
Trẻ tăng chậm về khả năng ngôn ngữ.
Đối với trẻ 24 tháng tuổi chậm nói
Chỉ có thể nhại lời bố mẹ chứ chưa tự nghĩ ra được lời nói.
Không thể dùng lời nói để giao tiếp.
Các câu hỏi hoặc hướng dẫn dài từ người thân trẻ cũng không hiểu.
Không hề bắt chước hành động hay lời nói của người khác.
Không tự biết nối hai từ với nhau.
Đối với trẻ từ 25 - 35 tháng tuổi
Vẫn chưa thể nói được ra các câu đơn giản.
Chưa biết đặt ra các câu hỏi đơn giản hay nhớ những thứ đã lặp đi lặp lại nhiều lần.
Trong gia đình bố mẹ cũng không hiểu được ý trẻ muốn.
Đối với trẻ 3 tuổi
Không thể sử dụng các đại từ nhân xưng như cha, mẹ, con…
Trẻ phát ra lời nói không rõ ràng nên người nhà rất khó để hiểu.
Lời nói lắp bắp, khó phát ra âm thanh biểu đạt.
Không quan tâm hay chơi với những trẻ em khác đồng trang lứa.
Mỗi giai đoạn trẻ bị chậm nói sẽ có những triệu chứng riêng, bên cạnh đó thì trẻ còn có thể mắc chứng rối loạn hành vi do không thể hiện được điều mà mình muốn nói.
Tốt nhất để có được chẩn đoán chính xác về tình trạng trẻ bị châm nói thì cha mẹ nên đưa trẻ đến những cơ sở y tế chuyên khoa ngay khi nhận thấy trẻ có sự chậm phát triển hơn so với bạn bè đồng trang lứa.
Cách chăm sóc và phát triển ngôn ngữ cho trẻ chậm nói
Trong các trường hợp trẻ bị chậm nói thông thường thì có thể bị biến mất đi nếu gia đình giúp đỡ, cha mẹ thường xuyên trò chuyện, tập cho trẻ nói bằng các cử chỉ, âm thanh, đọc sách cho trẻ nghe hàng ngày.
Bên cạnh đó cha mẹ cần khuyến khích trẻ tập nói bằng cách nói đến những vật có trước mặt, các điều đang xảy ra và đưa ra lời khen khi trẻ tập nói để trẻ mạnh dạn tập nói hơn.
Sử dụng các từ ngữ đơn giản và dễ hiểu nhất để truyền đạt đến trẻ hoặc dựng lên tình huống để tả một từ nào đó.
Giao tiếp qua hình ảnh hoặc các âm thanh sẽ là một cách để giúp trẻ tập nói.
Nên kiểm soát các chương trình khi cho trẻ xem và đồng thời kiểm soát thời gian xem. Trong quá trình xem cha mẹ nên cùng con và đưa ra các bình luận như nhân vật, hội thoại… từ đó trẻ sẽ hình thành nên phản xạ ngôn ngữ.
Tuy nhiên cũng sẽ có những trường hợp cần được can thiệp từ y tế hoặc tình trạng này là cảnh báo của các rắc rối nghiêm trọng.
Trên đây là những thông tin về tình trạng chậm nói ở trẻ em được chúng tôi tổng hợp và chia sẻ hy vọng sẽ đem đến cho bạn đọc nhiều những thông tin y khoa hữu ích. Tuy nhiên những thông tin ở trên chỉ mang tính chất tham khảo và không thể thay thế chỉ định của các bác sĩ chuyên khoa.