Hộ lý là gì?
Hộ lý là những người phụ trách giúp đỡ bệnh nhân tại bệnh viện trong những việc như ăn uống, đại tiểu tiện, tắm giặt, trông nom vệ sinh phòng tắm,...
Bên cạnh đó, người Hộ lý cũng hỗ trợ các Bác sĩ, Y tá, bệnh nhân khi cần thiết, theo dõi tình hình sức khỏe của bệnh nhân để báo cáo lại với Bác sĩ. Hộ lý cũng được đào tạo các kiến thức cơ bản về y học.
Hộ lý cấp 1 là những người được đào tạo bài bản chuyên chăm sóc những bệnh nhân mang bệnh nặng có yêu cầu dược chăm sóc, theo dõi thường xuyên, liên tục.
Hộ lý là làm gì? Công việc của Hộ lý ở Bệnh viện
Hộ lý là một vị trí hỗ trợ quan trọng trong lĩnh vực y tế, đặc biệt là tại các bệnh viện. Công việc chính của hộ lý bao gồm:
- Chăm sóc bệnh nhân: Hộ lý hỗ trợ bệnh nhân với các hoạt động hàng ngày như ăn uống, tắm rửa, vệ sinh cá nhân, và di chuyển;
- Vệ sinh môi trường: Hộ lý đảm bảo môi trường bệnh viện sạch sẽ, bao gồm việc lau chùi phòng bệnh, thay ga giường, và xử lý chất thải;
- Hỗ trợ nhân viên y tế: Hộ lý có thể hỗ trợ bác sĩ, điều dưỡng, và y tá trong việc chăm sóc bệnh nhân, chẳng hạn như đưa bệnh nhân đến phòng khám hoặc hỗ trợ trong các thủ tục y tế;
- Vận chuyển bệnh nhân: Hộ lý có thể chịu trách nhiệm vận chuyển bệnh nhân đến các phòng khám, phòng mổ, hoặc các khu vực khác trong bệnh viện;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác: Hộ lý cũng có thể thực hiện các nhiệm vụ khác như tiếp nhận và phân phối hàng hóa, quản lý kho chứa đồ, và hỗ trợ trong các tình huống khẩn cấp.
Công việc của hộ lý đòi hỏi sự kiên nhẫn, chu đáo, và khả năng làm việc tốt trong môi trường áp lực cao. Họ đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo bệnh nhân nhận được chăm sóc tốt nhất có thể.
Điều dưỡng và Hộ lý khác nhau như thế nào?
>> Click xem ngay: các chương trình học của trường Cao Đẳng Y Dược TPHCM để chọn cho mình ngành học phù hợp với khả năng nhất.
Điều dưỡng là gì? Nhiệm vụ của điều dưỡng
Điều dưỡng được công nhận là một ngành độc lập trong hệ thống Bộ Y tế nhằm bảo vệ, nâng cao, tối ưu về sức khỏe và các khả năng, dự phòng bệnh, sang thương, xoa dịu nỗi đau qua chẩn đoán, điều trị đáp ứng con người, tăng cường chăm sóc các cá nhận, gia đình, cộng đồng và xã hội.
Những người làm công việc này được gọi là Điều dưỡng viên. Họ có nhiệm vụ là phụ trách công tác Điều dưỡng, chăm sóc sức khỏe, kiểm tra tình trạng bệnh nhân, kê toa thuốc, các công việc khác để phục vụ cho quá trình chăm sóc sức khỏe ban đầu cho đến khi phục hồi.... xem chi tiết 12 nhiệm vụ của Điều dưỡng
Hộ lý và Điều dưỡng khác nhau như thế nào?
Nhiều người không chỉ nhầm lẫn Hộ lý và Điều dưỡng mà còn chưa phân biệt rõ điều dưỡng có phải là Y tá không. Trên đây là những định nghĩa và nhiệm vụ riêng của 2 ngành Hộ lý và Điều dưỡng. Y tá hay Hộ lý trước đây thường là sơ cấp được đào tạo thời gian từ 9 đến 18 tháng. Nhiệm vụ chủ yếu của họ là hỗ trợ cho Y, Bác sĩ trong việc chăm sóc, điều trị bệnh nhân một cách thụ động. Tuy nhiên, mọi thứ đều đã thay đổi khi Điều dưỡng trở thành một nghề độc lập.
Hiện nay, hệ thống Y tế được chia thành 2 mảng là:
- Khám chữa bệnh do y Bác sĩ thực hiện;
- Chăm sóc, phục vụ do Điều dưỡng thực hiện.
Trong đó, các Điều dưỡng viên phải là những người đã tốt nghiệp THPT rồi được đào tạo 3 năm ở hệ Cao đẳng. Họ có thể tiếp tục học liên thông lên Đại học, Cao học, Thạc sĩ, Tiến sĩ,…Những người làm ngành này không chỉ tinh thông nghề nghiệp Y tế đơn thuần mà còn phải có kiến thức, hiểu biết sâu rộng về nhiều lĩnh vực khoa học, xã hội, nhân văn, tự nhiên vì công việc hàng ngày đòi hỏi phải tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân đồng thời phải sử dụng nhiều máy móc hiện đại để áp dụng vào công việc.
Hiện nay, ngành Cao đẳng Điều dưỡng TPHCM cũng như Hộ lý trong nước và ngoài nước đều đang rơi vào tình trạng thiếu nguồn nhân lực trầm trọng, đặc biệt là Nhật Bản. Chính vì vậy, các thí sinh học ngành này không chỉ có cơ hội việc làm trong nước mà còn có khả năng được đi du học tại những nước phát triển như Nhật, Đức,…
Công việc hàng ngày của một Y tá, Hộ lý, điều dưỡng khi làm việc tại nước ngoài cũng giống với công việc Điều dưỡng chung:
- Chăm nom, chăm sóc cho người già và bệnh nhân trong các viện dưỡng lão, trung tâm dưỡng lão;
- Thực hiện các hoạt động điều trị và theo dõi không ngừng theo chỉ định của Bác sĩ cũng như giúp người già phục hồi chức năng;
- Tổ chức điều hành quá trình trong nom, điều trị, điều phối Hộ lý;
- Tư vấn trong nom người già trong việc thực hiện các hoạt động cá nhân và xã hội;
- Chỉ dẫn cho bệnh nhân;
- Hỗ trợ chăm nom sinh hoạt thường ngày tùy theo thể trạng tinh thần và sức khỏe của người bệnh;
- Hỗ trợ bệnh nhân ăn uống;
- Lập tức thông báo cho Điều dưỡng trưởng khoa, Bác sĩ khi có trường hợp khẩn cấp;
- Chịu trách nhiệm phác đồ chăm sóc tổng thể cho toàn quá trình trông nom, chăm sóc bệnh nhân kết hợp với Bác sĩ, người trị liệu;
- Ghi chép, đánh giá sức khỏe bệnh nhân thường kỳ;
- Thực hiện thêm những công việc khác theo yêu cầu của Bác sĩ.
Như vậy, thông qua bài viết này chúng ta đã biết được Hộ lý và Điều dưỡng khác nhau như thế nào. Tuy có nhiều điểm khác nhau nhưng cả 2 công việc này đều thực hiện chung một mục tiêu là chăm sóc sức khỏe bệnh nhân nên dù là công việc gì thì cũng đều cao quý và đáng trân trọng.