Niềm tin
chạm thành công !
096.152.9898 - 093.851.9898

Chương trình đào tạo ngành Công nghệ sinh học

Cập nhật: 01/07/2020 10:38 | Trần Thị Mai

Nhiều em học sinh đang băn khoăn Chương trình đào tạo ngành Công nghệ sinh học như thế nào? Để có thêm nhiều thông tin về ngành nghề này bạn đọc hãy cùng tìm hiểu các môn học ngành Công nghệ sinh học ở bên dưới bài viết!  

Chương trình đào tạo ngành Công nghệ sinh học

1. Mục tiêu đào tạo của ngành Công nghệ sinh học

  • Ngành Công nghệ sinh học sẽ trang bị cho sinh viên toàn bộ các kiến thức về ngành như phân tử, kỹ thuật gen để có thể ứng dụng vào sản xuất trong các lĩnh vực như y dược, nông nghiệp và công nghiệp... 
  • Bên cạnh đó được rèn luyện những kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm, thuyết trình, các kỹ năng mềm khác như sử dụng ngoại ngữ, tin học, xử lý tình huống...
  • Kiến thức các lĩnh vực: CNSH phân tử, CNSH Y sinh, CNSH Công nghiệp, CNSH Biển và Môi trường sẽ được trang bị nền tảng cho sinh viên khi theo học ngành này.
  • Tổ chức các hoạt động xã hội, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên môi trường và các kế hoạch phát triển cộng đồng.. từ đó tạo điều kiện thuận lợi để sinh viên dễ dàng làm việc trong công việc tương lai. 

Các định hướng chuyên ngành chính bao gồm: CNSH Y sinh, CNSH Dược, CNSH thực vật, CNSH thực phẩm, CNSH Biển và môi trường.

Từ những mục tiêu đào tạo của ngành thì sinh viên Công nghệ Sinh học sẽ được trang bị các kiến thức, kỹ năng và các khả năng sau khi ra trường như sau:

Kiến thức chuyên môn

Sinh viên theo học ngành này sẽ  nắm vững các kiến thức như:

    • Vi sinh vật học, sinh học phân tử
    • Di truyền và kỹ thuật di truyền (biến đổi gen, chuyển đổi gen)
    • Tế bào thực vật, động vật và nuôi cấy mô
    • Sinh tổng hợp và biến đổi protein, miễn dịch học.

Bên cạnh đó  sinh viên sẽ có các kỹ năng để triển khai những lĩnh vực liên quan của Công nghệ sinh học như: 

  • Đối với lĩnh vực Y Dược: Sinh viên có thể sử dụng các phương pháp phân tử, tạo nguồn dược liệu, đánh giá chất lượng vào chẩn đoán bệnh. 
  • Đối với sản xuất nông nghiệp: Nghiên cứu và tạo ra các  giống cây trồng và vật nuôi mới nhằm giúp cải thiện năng suất công nghệ gen và công nghệ tế bào. 
  • Đối với lĩnh vực công nghiệp: Sử dụng công nghệ sinh học vi sinh vật để chế biến thuốc, chế biến thực phẩm... 

Kỹ năng

  • Sinh viên có các kỹ năng cơ bản về ngành, chuyên sâu về công nghệ sinh học phân tử để có thể làm việc trong các phòng thí nghiệm, sử dụng thiết bị thông dụng và từ đó có khả năng tổ chức và thực hiện các kế hoạch nghiên cứu ở mức cơ bản nhất. 
  • Có các kỹ năng cần thiết để biết cách thu thập, xử lý thông tin và đưa  ra các quyết định cần thiết. 
  • Hoạt động nhóm tốt hoặc tổ chức công việc. 

Thái độ và phẩm chất nghề nghiệp

  • Tuân thủ tốt quy định và kỷ luật công việc, tôn trọng và thực thi luật pháp (làm việc theo đúng các nguyên tắc, quy định chung của nơi làm việc, tổ chức, phòng thí nghiệm hoặc ngay cả khi đi thực tập) 
  • Hiểu các thông lệ quốc tế về nhằm đảm bảo an toàn lao động, bảo vệ quyền tác giả, vệ sinh môi trường và chất lượng sản phẩm.

Cơ hội việc làm

Cử nhân tốt nghiệp ngành CNSH có thể làm việc tại các vị trí như:

  • Trở thành cán bộ chuyên môn tại các doanh nghiệp ở nhiều lĩnh vực như dược phẩm, nông lâm ngư, chế phẩm vi sinh để làm sạch môi trường, công nghiệp thực phẩm... .
  • Làm việc tại các trung tâm phân tích kiểm nghiệm, khám bệnh ứng dụng công nghệ cao với vai trò là kỹ thuật viên.
  • Nghiên cứu viên trong các trung tâm nghiên cứu, nhà máy sản xuất dược phẩm. 
  • Giảng dạy về công nghệ sinh học, sinh học ứng dụng, sinh học tại các trường đại học, cao đẳng, trung học …
  • Học sau đại học với các cấp bậc cao hơn như thạc sĩ, tiến sĩ.
cong-nghe-sinh-hoc-hoc-gi
Công nghệ sinh học học những gì?

>> Tìm hiểu: Nhu cầu nhân lực ngành Công nghệ sinh học để có thêm nhiều thông tin hướng nghiệp ngành này.

2. Công nghệ sinh học học những gì?

Các bạn tham khảo khung chương trình đào tạo và các môn học chuyên ngành Công nghệ sinh học trong bảng dưới đây.

I

Khối kiến thức chung (Không tính các môn học từ số 10 đế số 12)

1

Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin 1

2

Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin 2

3

Tư tưởng Hồ Chí Minh

4

Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam

5

Tin học cơ sở 1

6

Tin học cơ sở 3

7

Tiếng Anh A1

8

Tiếng Anh A2

9

Tiếng Anh B1

10

Giáo dục thể chất

11

Giáo dục quốc phòng - an ninh

12

Kỹ năng mềm

II

Khối kiến thức chung theo lĩnh vực

13

Cơ sở văn hóa Việt Nam

14

Khoa học trái đất và sự sống

III

Khối kiến thức chung của khối ngành

15

Đại số tuyến tính

16

Giải tích 1

17

Giải tích 2

18

Xác suất thống kê

19

Cơ-Nhiệt

20

Điện-Quang

21

Hóa học đại cương

22

Hóa học hữu cơ

23

Hóa học phân tích

24

Thực tập hóa học đại cương

IV

Khối kiến thức chung của nhóm ngành

IV.1

Bắt buộc

25

Tế bào học

26

Sinh học phân tử

27

Hóa sinh học

28

Di truyền học

29

Vi sinh vật học

30

Thống kê sinh học

31

Sinh lý học người và động vật

32

Sinh học phát triển

33

Thực tập thiên nhiên

IV.2

Tự chọn

34

Lý sinh học

35

Mô học

36

Proteomic và sinh học cấu trúc

37

Miễn dịch học phân tử

38

Vi rút học cơ sở

39

Thực tập sản xuất

V

Khối kiến thức ngành và bổ trợ

V.1

Bắt buộc

40

Các kỹ thuật cơ bản trong Công nghệ sinh học

41

Tin sinh học

42

Nhập môn công nghệ sinh học

43

Sinh học chức năng thực vật

44

Kỹ thuật di truyền

45

Hệ thống học thực vật học

46

Hệ thống học động vật không xương sống

47

Hệ thống học động vật có xương sống

V.2.

Tự chọn

V.2.1

Các môn chuyên sâu

V.2.1.1

Các môn học chuyên sâu về Di truyền học và kỹ nghệ gen

48

Di truyền vi sinh vật học

49

Công nghệ protein-enzym

50

Di truyền học dược lý

51

Di truyền học ung thư

52

Công nghệ sinh học dược phẩm

V.2.1.2

Các môn học chuyên sâu về Vi sinh vật học và công nghệ lên men

53

Vi sinh vật học và xử lý môi trường

54

Di truyền vi sinh vật học

55

Công nghệ sinh học vacxin

56

Vi sinh vật học thực phẩm

57

Enzyme vi sinh vật

V.2.1.3

Các môn học chuyên sâu về Hóa sinh học và công nghệ protein-enzyme

58

Cơ sở hóa sinh chế biến thực phẩm

59

Công nghệ protein-enzyme

60

Công nghệ mô và tế bào thực vật

61

Nuôi cấy mô và tế bào thực vật

V.2.1.4

Các môn học chuyên sâu về Công nghệ tế bào

62

Nuôi cấy mô và tế bào thực vật

63

Công nghệ sinh học động vật

64

Công nghệ tế bào gốc

65

Sinh học khối u

V.2.1.5

Các môn học chuyên sâu về Sinh y

66

Cơ sở phân tử của bệnh

67

Vi sinh vật y học

68

Động vật y học

69

Sinh học khối u

70

Công nghệ sinh học dược phẩm

V.2.2

Các môn học bổ trợ

71

Sinh thái học môi trường

72

Phương pháp nghiên cứu thực vật

73

Các nguyên lý của Sinh học bảo tồn

74

Sinh học và sinh thái học động vật c xương sống

75

Côn trùng học đại cương

VI

Khối kiến thức thực tập và tốt nghiệp

 

Thực tập và niên luận

76

Niên luận

77

Khóa luận tốt nghiệp

 

Môn học thay thế khóa luận tốt nghiệp

78

Năng lượng sinh học

79

Di truyền học tế bào soma

(Theo Đại học Quốc gia Hà Nội)

Trên đây là thông tin Ban tư vấn tuyển sinh Cao đẳng Y Dược TPHCM chia sẻ về các môn học ngành Công nghệ sinh học, hy vọng nó sẽ giúp ích được cho các bạn thí sinh đang muốn theo đuổi ngành này.  Bên cạnh đó nhà trường sẽ thường xuyên cập nhật các tin tức hướng nghiệp khác, bạn đọc hãy ghé trang đón đọc nhé!