Niềm tin
chạm thành công !
096.152.9898 - 093.851.9898

Học Tài chính ngân hàng có khó không? Các môn học ngành Tài chính ngân hàng?

Cập nhật: 13/06/2020 09:24 | Trần Thị Mai

Để có lời giải đáp cho câu hỏi “ Có nên học ngành Tài chính ngân hàng không? thì bạn nên tìm hiểu kỹ xem ngành Tài chính ngân hàng học môn gì? Tiềm năng phát triển và cơ hội việc làm ra sao? Để chuẩn bị tốt hành trang để theo đuổi ngành. Hãy cùng tìm hiểu dưới bài viết nhé!  

Học Tài chính ngân hàng có khó không? Các môn học ngành Tài chính ngân hàng?

Có nên học ngành Tài chính ngân hàng không?

Có cơ hội việc làm cao

Trên thực tế ngành Tài chính ngân hàng đang có tốc độ phát triển mạnh mẽ, nhiều ngân hàng, tập đoàn tài chính được hình thành và ra đời chính điều này sẽ tạo ra cơ hội việc làm cho thế hệ trẻ của nước ta. Mọi tổ chức, công ty, doanh nghiệp đều có một yếu tố chung trong thành công của họ là dùng phương pháp quản lý tài chính đúng đắn. Từ đó có thể thấy vai trò của ngành Tài chính ngân hàng là vô cùng quan trọng và cần thiết trong các hoạt động phát triển của doanh nghiệp hiện nay.

Sinh viên tốt nghiệp ngành Tài chính ngân hàng không chỉ làm việc liên quan đến tài chính doanh nghiệp hay ngân hàng mà còn có thể làm việc ở nhiều lĩnh vực khác nhau như thuế, bất động sản, bảo hiểm hoặc có thể làm việc ở các vị trí như ngân hàng, các công ty chứng khoán, công ty tài chính, quỹ đầu tư, các đơn vị hành chính sự nghiệp.

Chương trình học

Tài chính ngân hàng là một ngành nghề đa dạng, cơ hội việc làm được mở rộng cho người  học. Học Tài chính ngân hàng có khó không? Khi học ngành Tài chính ngân hàng bạn sẽ được học các nghiệp vụ cơ bản như nghiệp vụ huy động vốn, nghiệp vụ thanh toán tiền tệ, kiểm soát quản lý rủi ro, kinh doanh ngoại hối, phân tích tài chính, kế toán ngân hàng, quản trị hoạt động…

Ngoài những kiến thức chuyên ngành thì sinh viên còn được trang bị các kỹ năng như giao tiếp, thuyết trình, kỹ năng làm việc nhóm…

Ngành Tài chính ngân hàng phù hợp cho các bạn học khối tự nhiên hơn khối xã hội. Do đó bạn nên tìm hiểu thật kỹ ngành Tài chính ngân hàng lấy bao nhiêu điểm? để đưa ra quyết định chính xác hơn.

>> Tham khảo: Học Quan hệ quốc tế ra làm gì? Có dễ xin việc không?

Dưới đây là khung chương trình đào tạo và các môn học cơ bản của ngành Tài chính - ngân hàng để các bạn tham khảo.

I. Phần kiến thức giáo dục đại cương (36 tín chỉ)

a. Các học phần bắt buộc

1

Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác- Lênin I

2

Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác- Lênin II

3

Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam

4

Tư tưởng Hồ Chí Minh

5

Tiếng Anh I

6

Tiếng Anh II

7

Toán Cao cấp

8

Lý thuyết xác suất và thống kê toán

9

Mô hình toán

10

Pháp luật đại cương

11

Tin học đại cương

12

Kỹ năng giao tiếp và thuyết trình

b. Các học phần Giáo dục quốc phòng và Giáo dục thể chất

1

Giáo dục quốc phòng

2

Giáo dục thể chất

II. Phần kiến thức giáo dục chuyên nghiệp (94 tín chỉ)

II.1 Kiến thức cơ sở khối ngành và ngành (63 tín chỉ)

Kiến thức cơ sở khối ngành

a. Các học phần bắt buộc

1

Kinh tế vi mô

2

Kinh tế vĩ mô

3

Pháp luật kinh tế

4

Kinh tế lượng

5

Nguyên lý kế toán

6

Nguyên lý thống kê kinh tế

b. Các học phần tự chọn (Sinh viên chọn 2 trong 5 học phần)

1

Kinh tế quốc tế

2

Kinh tế phát triển

3

Kinh tế công cộng

4

Lịch sử kinh tế quốc dân

5

Lịch sử học thuyết kinh tế

Kiến thức ngành và bổ trợ

a. Các học phần bắt buộc

1

Tài chính học

2

Tiền tệ- ngân hàng

3

Tài chính quốc tế

4

Thị trường chứng khoán

5

Tiếng Anh III

6

Tiếng Anh IV

7

Tài chính doanh nghiệp I

8

Kế toán tài chính I

9

Quản trị doanh nghiệp

10

Phân tích tài chính doanh nghiệp I

b. Các học phần tự chọn

Sinh viên chọn 1 trong 2 học phần

1

Thị trường tiền tệ

2

Ngân hàng trung ương

Sinh viên chọn 2 trong 5 học phần

1

Thuế

2

Kiểm toán căn bản

3

Marketing Ngân hàng

4

Công cụ tài chính phái sinh

5

Pháp luật ngân hàng

II.2. Kiến thức chuyên ngành (21 tín chỉ)

a. Các học phần bắt buộc

1

Tín dụng ngân hàng I

2

Kế toán ngân hàng I

3

Thanh toán quốc tế

4

Quản trị ngân hàng

b. Sinh viên chọn một trong các hướng chuyên sâu:

 

(1) Quản lý tín dụng

1

Tài trợ dự án

2

Tín dụng ngân hàng II

3

Quản trị rủi ro tín dụng

 

(2) Quản lý tài chính NHTM

1

Kế toán ngân hàng II

2

Lập và phân tích báo cáo tài chính NHTM

3

Kiểm soát -Kiểm toán nội bộ NHTM

 

(3) Quản lý và kinh doanh vốn

1

Kinh doanh ngoại hối

2

Quản trị Tài sản-Nợ

3

Phân tích và đầu tư chứng khoán

 

(4) Tài trợ thương mại

1

Giao dịch thương mại quốc tế

2

Vận tải và bảo hiểm ngoại thương

3

Tài trợ thương mại quốc tế

II.3. Khoá luận, chuyên đề tốt nghiệp (10 tín chỉ)

1

Khoá luận tốt nghiệp

2

Thực hành phần mềm giao dịch ngân hàng

Học phần bổ sung đối với sinh viên không viết khoá luận

1

Hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam

2

Kỹ năng giao dịch trong kinh doanh ngân hàng

3

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

4

Thực hành phần mềm giao dịch ngân hàng

Theo Học viện Ngân hàng

co-nen-hoc-nganh-tai-chinh-ngan-hang
Ngành Tài chính ngân hàng mở ra nhiều cơ hội việc làm 

>> Tìm hiểu cao đẳng điều dưỡng học mấy năm? để có cái nhìn tổng quát hơn về ngành mà bạn đang có ý định theo đuổi

Tiềm năng phát triển lớn

Ngày nay, nền kinh tế Việt Nam đang có nhiều thành phần kinh tế, nhiều doanh nghiệp cùng với các mối quan hệ hợp tác như cạnh tranh thi đua phát triển không ngừng. Không chỉ vậy còn có thị trường chứng khoán, bất động sản phát triển mạnh mẽ. Chính điều này kéo theo sự phát triển của ngành Tài chính ngân hàng, tuy nhiên chưa đáp ứng được nguồn nhân lực chất lượng cao. Đây cũng chính là lý do mà ngành đang thu hút được lượng lớn các bạn trẻ quan tâm và chọn làm ngành nghề theo đuổi trong tương lai. 

Ngoài ra, do nhu cầu về tài chính ngân hàng chuyên nghiệp trên thế giới cao nên bạn có thể làm việc tự do. Tương lai, sinh viên tài chính ngân hàng sẽ là lực lượng góp phần quan trọng phát triển kinh tế, năng động nắm bắt xu thế hội nhập cùng thế giới.

Mong rằng qua bài viết này, bạn đọc có thêm nhiều thông tin hữu ích trong việc trả lời câu hỏi có nên học tài chính ngân hàng không? Chương trình học ngành tài chính ngân hàng? Từ đó đưa ra quyết định đúng đắn có nên học ngành này hay không.

Chúc bạn đọc đưa ra được quyết định phù hợp với khả năng, năng lực, nguyện vọng của bản thân!