1. Tìm hiểu xu hướng chọn lựa ngành Y dược hiện nay
Trong những năm gần đây, nhóm ngành chăm sóc sức khỏe được nhiều các bạn thí sinh cũng như phụ huynh quan tâm đến. Từ đó dần trở thành xu hướng chọn nghề nghiệp của nhiều bạn trẻ.
Theo các chuyên gia phân tích nhu cầu việc làm thì ngành Y dược hiện đang thu hút được một số lượng lớn nguồn nhân lực. Tuy nhiên thực tế chỉ ra rằng ngành Y dược đang đứng trước tình trạng thiết hụt nhân lực. Hằng năm số lượng cử nhân tốt nghiệp chưa đủ để đáp ứng số lượng bác sĩ, dược sĩ, điều dưỡng viên tại các bệnh viện, cơ sở y tế và đặc biệt là nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân. Ước tính dự kiến đến năm 2025 ngành sẽ cần khoảng 25.000 nhân lực trong lĩnh vực y tế để có thể đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh của người dân.
Hiện nay đi cùng với sự phát triển của xã hội, nền y tế được trang bị hệ thống cơ sở vật chất của ngành được đầu tư và nâng cao trong các bệnh viện và các cơ sở y tế mới được xây dựng. Ngành Y dược được đánh giá là ngành học tiềm năng và đem đến nhiều cơ hội việc làm cho các sinh viên tốt nghiệp. Do đó ngày càng có nhiều thí sinh lựa chọn nhóm ngành Y dược ngày càng cao.
>> Hãy cùng tìm hiểu Ngành thú y đối với nữ có phù hợp hay không?
2. Nên chọn học ngành Y hay ngành Dược
Theo chia sẻ của ban tư vấn tuyển sinh Trường Cao Đẳng Y Dược Sài Gòn nên học Y hay học Dược là vấn đề khiến nhiều thí sinh băn khoăn khi chọn ngành. Dưới đây nhà trường sẽ đưa ra các phân tích giúp bạn đánh giá về 2 ngành học này:
Ngành y
- Nên chọn ngành Y nếu bạn chịu được sự vất vả. Từ xa xưa ngành Y đã trở thành ngành học thu hút được nhiều bạn trẻ và chiếm được vị thế quan trọng mà không thể ngành học nào có thể đánh bại.
- Nhưng chắc chắn một điều rằng khi theo học ngành Y bạn sẽ phải tập làm quen với nhiều khó khăn, vất vả ngay từ khi mới bắt đầu vào giảng đường:
- Ngành y có điểm trúng tuyển đầu vào cao hơn so với các khối ngành khác. Ngành này luôn được các bạn có lực học khá giỏi và giỏi hướng đến lựa chọn và theo đuổi. Điểm chuẩn ngành Y đa khoa trong năm học 2018 trong khoảng từ 18 đến 24,75 điểm.
- Chương trình học dài và nặng. Đòi hỏi người học phải có sự kiên trì và chăm chỉ. Ngành học này cũng có thời gian đào tạo dài. Nếu chương trình đào tạo chuyên ngành khác chỉ từ 3 năm( với hệ Cao đẳng) đến 4 năm ( với hệ Đại học) thì với ngành Y, bạn phải mất 6 năm đào tạo. Sinh viên theo học ngành Y sẽ được học tập những môn học phục vụ tốt nhất cho nghề nghiệp của mình sau này như giải phẫu, ký sinh trùng, ngoại bệnh lý, răng - hàm - mặt… đồng thời được trang bị những kỹ năng thực hành và kỹ năng mềm.
- Tham gia các khóa thực hành để nâng cao kiến thức chuyên sâu ngoài các kiến thức trên giảng đường.
- Ngoài thời gian học ở trường bạn sẽ phải đến vệnh viện thực tập, trực đêm hay trực trong những ngày lễ, tết…
- Sau khi tốt nghiệp ngành Y bạn có thể làm việc ở rất nhiều vị trí khác nhau như: làm việc tại Bộ y tế hoặc các bệnh viện từ tuyến huyện đến tuyến trung ương; trợ giúp các Bác sĩ trong khám, chữa bệnh và thực hiện các kỹ thuật chăm sóc người bệnh tại các cơ sở y tế; tham gia các hoạt động chuyên môn, tư vấn và cung cấp các dịch vụ về sức khỏe sinh sản và Dân số - Kế hoạch hóa gia đình; mở phòng khám đa khoa riêng; Làm việc tại các trung tâm y tế, y tế dự phòng; hướng dẫn nhân dân sử dụng thuốc an toàn, hợp lý;…
- Hiện nay, một người làm trong ngành Y có mức lương trung bình khoảng từ 6 - 8 triệu đồng/ tháng. Nhưng mức lương sẽ tăng lên nhanh chóng sau khoảng 2 - 3 năm nếu bạn có thêm kinh nghiệm thì sẽ dao động trong khoảng 10 - 15 triệu đồng/ tháng.
- Dù ngành Y là một ngành vất vả và nhiều tai tiếng nhưng tất cả những người theo đuổi nó đều vẫn đang cống hiến và lao động, cùng nhau tin tưởng vào một tương lai không hề xa xôi sự phát triển bền vững của Y học nước nhà. Vẫn còn nhiều lắm những sự hy sinh thầm lặng của những con người ấy, và cũng vẫn còn nhiều lắm những người luôn tin tưởng và suy nghĩ về họ thực sự như là những “lương y như từ mẫu”.
- Đây được đánh giá là ngành học có nhiều áp lực cho cả người học và người đã ra trường đi làm. Do nó liên quan mật thiết đến sức khỏe người bệnh. Để hiện thực hóa ước mơ trở thành bác sĩ giỏi bạn sẽ phải phấn đấu và hi sinh rất nhiều. Tuy nhiên nếu bạn bạn thuộc tuýp người sâu sắc, thích nghiên cứu chuyên sâu về lâm sàng thì nên chọn ngành Y.
>>> Tìm hiểu: Ngành Dược để có cái nhìn tổng quát hơn về ngành nghề mà bạn đnag có ý định theo đuổi.
Ngành dược
- Nếu so sánh với ngành Y thì ngành Dược được cho là khá nhẹ nhàng và phù hợp nhiều hơn với các bạn nữ.
- Ngành Dược đòi hỏi người học cần có tính kiên trì, nhân nại vì đặc thù của nghề nghiệp cần đảm bảo tính chính xác cao nhằm hạn chế tới mức tối đa các sai sót. Điều này nhằm đảm bảo chế phẩm thuốc có hiệu quả điều trị cao. Dù là thuốc Đông y hay thuốc tây y, thuốc phòng bệnh, thuốc chữa bệnh hoặc các loại thực phẩm chức năng cũng đều cần thực hiện đúng theo quy trinhg nghiêm ngặt, tỉ mỉ. Nhầm lẫn là điều cấm kỵ trong Nghề Dược, vì nó không chỉ ảnh hưởng đến bản thân Dược sĩ mà còn gây nguy hiểm cho người bệnh, dẫn tới hậu quả khó lường khi thuốc được bán đến người tiêu dùng.
- Để theo học tại các trường đại học có đào tạo ngành Dược thì bạn sẽ cần xét tuyển tổ hợp môn khối A hoặc B theo điểm kỳ thi tốt nghiệp THPTQG. Bên cạnh đó có các Trường cao đẳng dược, trung cấp sẽ tuyển sinh viên đầu vào theo hình thức xét tuyển học bạ.
- Học dược không chỉ để làm việc tại các nhà thuốc tư nhân để tư vấn về sử dụng thuốc cho mọi người mà thực tế thì sau khi tốt nghiệp ngành Dược sĩ bạn có thể làm rất nhiều công việc như:
- Trở thành Trình dược viên làm việc tại các cơ sở Y tế khám chữa bệnh khác nhau như Bệnh viện, Trung tâm y tế hoặc các công ty chuyên về lĩnh vực sản xuất Dược phẩm và các chế phẩm y tế khác. Bên cạnh đó bạn có thể làm nhân viên chuyên giới thiệu loại thuốc mới, quản lý dược, kiểm tra chất lượng thuốc, nghiên cứu ra các loại thuốc mới...
- Ngoài công việc là các trình dược viên, cử nhân tốt nghiệp ngành Dược còn có thể trở thành chuyên gia về các xét nghiệm sinh hóa lâm sàng hay còn gọi là Dược sĩ lâm sàng khi tham gia vào quyết định dùng thuốc ở các trường hợp đặc biệt trong khi được mời tham gia hội đồng tư vấn thuốc và điều trị. Do đó mà việc đào tạo Dược sĩ sẽ luôn gắn liền với hệ thống Bệnh viện để chuẩn hóa đầu ra cho các Dược sĩ.
- Nhưng bên cạnh đó ngành Dược cũng có những nhược điểm như: các kiến thức chuyên môn ngành vô cùng khô khan, khó học và không dễ nhớ. Chính vì vậy mà yêu cầu của ngành học cần các bạn chăm chỉ, ham học hỏi và có khả năng tự trau dồi kiến thức, biết lắng nghe, giao tiếp tốt... để có thể cung cấp và tư vấn cách sử dụng thuốc cho người bệnh.
Hãy cân nhắc thật kỹ bản thân phù hợp và thực sự đam mê với ngành học nào nhé. Tất cả khó khăn có thể vượt qua nếu bạn thực sự mong muốn gắn bó và đam mê với nghề!
Trên đây là những phân tích khái quát về ngành Y và ngành Dược. Hi vọng bài chia sẻ đã đem đến thông tin hữu ích, từ đó giúp các bạn đọc có thêm những đánh giá để có thể quyết định nên chọn ngành Y hay chọn ngành Dược?. Nhà trường thường xuyên cập nhật các thông tin về nghề nghiệp khác trong cùng chuyên mục. Ban đọc hãy cùng đón đọc nhé!