Medrol là một loại thuốc kháng sinh chuyên chưa các bệnh về đau xương khớp, thuộc nhóm thuốc Glucocorticoid. Thành phần chính của thuốc là Methylprednisolone, có tác dụng kháng viêm. Thuốc do một công ty dược phẩm của Ý là Pharmacia Italia SPA sản xuất và nhà phân phối là Pfizer của Thái Lan.
Medrol được bào chế ở 3 dạng: thuốc tiêm (có 2 loại là Solu Medrol và Depo Medrol), viên nén, dịch treo để thụt. Trong đó viên nén là dạng phổ biến nhất với các liều lượng như Medrol 4mg, Medrol 8mg, Medrol 16mg…
Medrol chuyên trị các bệnh đau xương khớp
Ngoài các bệnh về xương khớp, Medrol còn có tác dụng với nhiều bệnh lý khác. Cụ thể như:
Ngoài ra, Medrol còn dùng chữa trị các bệnh tăng canxi máu do khối u, viêm màng ngoài tim, Lupus đỏ toàn thân hoặc viêm da cơ toàn thân…
Không sử dụng thuốc Medrol với: những người bị dị ứng hoặc mẫn cảm với thành phần thuốc; người bị tiểu đường; người bệnh nhiễm nấm toàn thân; bệnh nhân đang dùng vaccine sống; người bị bệnh tim mạch, suy thận, viêm loét đường tiêu hóa; bệnh nhân nhiễm Herpes simplex.
Phụ nữ có thai và đang cho con bú cần thận trọng khi sử dụng Medrol. Trong trường hợp bắt buộc, cần có sự đồng ý và theo dõi của bác sĩ.
Cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ khi dùng thuốc
Như đã nêu ở phần đầu, Medrol có nhiều dạng bào chế khác nhau, nên mỗi dạng thuốc sẽ có cách và liều lượng sử dụng khác nhau tùy theo sự chỉ định của bác sĩ. Với dạng viên nén nên để nguyên viên thuốc vào miệng và uống nhiều nước để thuốc có thể thẩm thấu vào cơ thể nhanh nhất. Với dạng tiêm thì phải do các bác sĩ, y tá thực hiện. Trường hợp điều trị cho trẻ em và người già cần có sự theo dõi sau khi dùng thuốc để kịp thời ngăn ngừa các tình huống xấu xảy ra.
Theo các bác sĩ chuyên khoa, Medrol nên dùng ở dạng viên nén là tốt nhất. Thường là các dạng viên nén Medrol 4mg và Medrol 16mg. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh mà liều dùng có thể thay đổi từ 4 – 48mg/ngày. Bệnh ít nghiêm trọng thì có thể liều lượng sẽ ít hơn. Nếu hết quá trình điều trị mà bệnh vẫn không khỏi thì nên ngừng dùng thuốc.
Với trẻ em, liều dùng Medrol xác định dựa trên trọng lượng cơ thể hoặc diện tích bề mặt. Ví dụ như trường hợp bị suy tuyến thượng thận thì sử dụng 0,18mg/kg hoặc 3,33mg/m2, chia 3 lần dùng trong ngày.
Nếu bệnh nhân sử dụng liều cao thì không nên ngừng thuốc một cách đột ngột. Chuyển liều và giảm liều từ từ, nhưng vẫn phải duy trì được hiệu quả của thuốc. Nên nghe theo sự chỉ dẫn của bác sĩ để tránh những tác động xấu đến cơ thể và đạt hiệu quả cao khi điều trị.
Khi dùng thuốc Medrol có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn như: phát ban, ngứa, ho, sựng mặt, khó thở. Nếu xảy ra tác dụng phụ, cần đến ngay các cơ sở y tế để kịp thời xử lý.
Dùng Medrol liều cao hoặc trong thời gian dài có thể gây yếu xương nên với bệnh nhân có tiền sử loãng xương cần thông báo với bác sĩ để tìm giải pháp thay thế. Medrol còn làm tăng nguy cơ đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp, làm suy yếu hệ miễn dịch… nên cần phải tuân theo chỉ thị của bác sĩ để tránh những nguy hiểm khi điều trị.
Tuy nhiên, những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, người dùng không tự ý sử dụng thuốc khi không có sự chỉ định của bác sỹ chuyên môn. Hi vọng những kiến thức về Medrol sẽ giúp bạn lựa chọn thuốc và phương pháp điều trị hợp lý nhất.
Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tổng hợp
Thuốc Abemaciclib là gì? Công dụng, liều dùng như thế nào?
Bạn đọc hãy theo dõi bài viết dưới đây để có thêm nhiều kiến thức y khoa hữu ích về thuốc Abemaciclib như tác dụng trong điều trị bệnh gì? Có cách...
Tác dụng của Aztreonam là gì? Nên dùng Aztreonam như thế nào?
Thuốc Aztreonam là một trong những loại thuốc được dùng trong điều trị nhiễm trùng, nhiễm khuẩn. Vậy thuốc có cách dùng ra sao và những điều gì cần...
Hướng dẫn sử dùng thuốc Acetylcystein
Acetylcysteine là loại thuốc được sử dụng phổ biến để làm tiêu dịch đàm trong các chứng bệnh phổi. Thế nhưng cần phải rất cẩn...
Vì sao bạn nên dùng Astaxanthin hàng ngày? Cách sử dụng ra sao?
Astaxanthin được biết đến là một chất chống oxy hóa mạnh với nhiều công dụng bảo vệ sức khỏe. Vậy thuốc Astaxanthin có những tác dụng gì? Liều dùng...
Cách sử dụng Apidra Solostar điều trị bệnh tiểu đường
Bạn đọc hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn các thông tin về thuốc Apidra SoloStar dưới bài viết để hiểu rõ hơn tác dụng, cách dùng, liều lượng sử dụng, tác...