Niềm tin
chạm thành công !
096.152.9898 - 093.851.9898

Có phương pháp nào để điều trị hội chứng ngưng thở khi ngủ?

Cập nhật: 22/10/2021 06:38 | Trần Thị Mai

Hội chứng ngưng thở khi ngủ là một trong những bệnh lý gặp khá phổ biến hiện nay và có khả năng gây ra nguy hiểm đến tính mạng. Vậy nguyên nhân nào gây  ra hội chứng ngưng thở khi ngủ, dấu hiệu nào để nhận biết bệnh? Có biến chứng nào sẽ xảy ra?... Tất cả các thông tin về bệnh sẽ được chia sẻ  bên dưới bài viết. Mời bạn đọc cùng theo dõi.

Có phương pháp nào để điều trị hội chứng ngưng thở khi ngủ?

Nguyên nhân gây ra chứng ngưng thở khi ngủ

Chứng ngưng thở khi ngủ là tình trạng làm ảnh hưởng đến hô hấp trong khi ngủ, người mắc bệnh này sẽ có nhiều lần xảy ra tình trạng không khí không thể lưu thông bình thường vào phổi trong khi ngủ.

Trong khi ngủ phần cơ họng được nghỉ ngơi, lưỡi và các mô mềm ở hầu họng giãn ra và gây nghẽn đường thở một phần hoặc toàn phần. Trong khi ngưng thở, không khí sẽ khó để qua vùng nghẽn bị hạn chế và làm giảm đi nồng độ oxy trong máu. Sự thiếu hụt oxy sẽ phát ra tín hiệu để đánh thức một phần não bộ để chỉ huy cơ thể thở. Hơi thở trở về bình thường não quay lại trạng thái ngủ và quy trình này lại có thể bắt đầu. Mỗi năm có thể xảy ra  hàng trăm lần trong một đêm, tùy thuộc vào mức độ bệnh của từng người.

Nguyên nhân gây ra ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn và do đường hô hấp trên bị tắc nghẽn một phần hoặc hoàn toàn trong khi nfur.

Ngưng thở khi ngủ do nguyên nhân trung ương là khi não không gửi được các tín hiệu phù hợp để điều khiển cơ hô hấp, đặc biệt trong những trường hợp người bệnh bị tổn thương não.

Bên cạnh nguyên nhân chính ở trên thì còn có các yếu tố khác làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh ngưng thở khi ngủ như:

  • Ngưng thở khi ngủ sẽ gây ra ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp nhất ở lứa tuổi trung niên và khả năng mắc sẽ tăng dần theo độ tuổi.
  • Giới tính nam giới sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nữ giới.
  • Người béo phì, có các bất thường về cấu trúc đường hô hấp trên, nghiện rượu, thường xuyên sử dụng thuốc an thần, chất gây nghiện, mắc các bệnh lý về đái tháo đường, nhược giáp, suy tim, mắc bệnh máu não... sẽ có nguy cơ cao mắc hội chứng bị ngưng thở khi ngủ.
  • Gia đình có tiền sử người bị ngưng thở khi ngủ.
  • Mắc các bệnh lý như tăng huyết áp, mắc các vấn đề về tim, tăng hồng cầu trong máu.
  • Bị tai nạn lao động hoặc tai nạn giao thông làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

Ngoài những nguyên nhân và yếu tố khác gây ra bệnh ngưng thở khi ngủ mà chưa liệt kê ở trên. Nếu người bệnh có thắc mắc hãy liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp chi tiết.

Các triệu chứng nhận biết tình trạng ngưng thở khi ngủ

Tất nhiên khi ngủ bạn sẽ rất khó để phát hiện ra các triệu chứng bất thường mà chỉ có thể người ngoài  mới phát hiện ra được.

Một số các triệu chứng khi ngủ bạn như:

  • Ngáy to khi ngủ, tình trạng này sẽ lặp lại suốt đêm.
  • Xuất hiện âm thanh nghẹt thở hoặc có dấu hiệu thở hổn hển.
  • Cơ thể chuyển động đột ngột hoặc co giật.
  • Cả đêm trằn trọng, thao thức ngủ không ngon giấc.
  • Có những giấc ngủ ngắn và thường xuyên tỉnh giấc.
  • Người khác có thể quan sát thấy việc ngưng thở của bạn khi ngủ.

Bên cạnh đó còn có một số dấu hiệu nhận biết khi bạn thức

  • Luôn cảm thấy ngủ không đủ giấc mặc dù đã ngủ rất nhiều.
  • Buổi sáng thường có triệu chứng đau đầu.
  • Buổi sáng sẽ bị đau họng, khô do thở bằng miệng trong khi ngủ.
  • Buồn ngủ cả ngày.
  • Luôn cảm thấy mệt mỏi và kiệt sức.
  • Tính cách thay đổi rất nhiều, khó hòa hợp với người khác.
  • Khả năng tập trung và trí nhớ bị suy giảm.

Ngay khi phát hiện người bệnh có các triệu chứng  của bệnh ngưng thở lúc ngủ thì cần được chuyển đến ngay những cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị sớm nhất. 

Tùy vào tình trạng mắc bệnh mà sẽ có các dấu hiệu nhận biết khác nhau do đó mà không được chủ quan, nếu có thắc mắc về triệu chứng thì hãy hỏi bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp chi tiết hơn về danh mục triệu chứng.

Biến chứng nguy hiểm của hội chứng ngưng thở khi ngủ

Khi mắc bệnh ngưng thở khi ngủ nhưng không được phát hiện và điều trị sớm bệnh thì có thể gặp phải các biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe như:

Mắc các bệnh lý về tim mạch

Chứng ngưng thở khi ngủ sẽ làm cho thiếu oxy trong máu nên sẽ có nguy cơ bị đột quỵ hoặc các bệnh liên quan đến huyết áp, suy tim, tim đập không đều… đây cũng là yếu tố làm khởi phát những cơn đau tim ở những người có tiền sử mắc bệnh tim mạch/

Đột quỵ

Não bộ sẽ bị ảnh hưởng do chứng ngưng thở diễn ra và đây cùng là nguyên nhân gây ra tình trạng đột quỵ trong khi ngủ. Nếu mắc phải tình trạng đột quỵ thì người bệnh có thể gặp phải nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe, nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến tử vong.

Tiểu đường

 Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng bệnh tiểu đường và chứng ngưng thở khi ngủ có mối quan hệ liên quan với nhau. Đặc biệt số lượng người mắc bệnh tiểu đường bị rối loạn giấc ngủ rất nhiều, trong đó nhiều nhất là bệnh nhân tuýp 2.

Rối loạn tình dục

Do các triệu chứng của bệnh ngưng thở sẽ dẫn đến việc rối loạn chức năng tình dục ở cả nam và nữ. Chất lượng giấc ngủ không tốt làm suy giảm khả năng và cảm xúc trong quan hệ tình dục.

Ngoài ra thì hội chứng ngưng thở khi ngủ có thể làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống do gây ra các bệnh lý như viêm họng, trào ngược dạ dày, tăng áp phổi.

ngung-tho-khi-ngu
Người bệnh nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám và chẩn đoán chính xác

Phương pháp điều trị bệnh ngưng thở khi ngủ

Khi người bệnh đã có kết quả chẩn đoán từ bác sĩ chuyên khoa thì sẽ được chỉ định phương pháp điều trị phù hợp với mức độ của bệnh để có liệu trình chăm sóc thích hợp hơn.

Trường hợp bệnh ở mức độ nhẹ

Đối với những người bị ngưng thở khi ngủ ở mức độ nhẹ trong thời gian ngắn thì bạn cần  thực hiện thay đổi lối sống với các dụng cụ hỗ trợ kèm theo như:

  • Giảm cân và duy trì trọng lượng có thể ở mức cân đối với các biện pháp lành mạnh.
  • Không sử dụng các chất kích thích.
  • Cần thay đổi tư thế ngủ và nằm nghiêng, không nên nằm sấp người.
  • Sử dụng gối chuyên dụng.
  • Sử dụng thuốc xịt mũi hoặc nước muối để đường mũi không bị tắc nếu bạn bị nghẹt mũi. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ loại thuốc bạn nên dùng.
  • Dùng dụng cụ nâng hàm để gia tăng khoảng trống trong vòm họng để có thể hô hấp dễ dàng hơn.

Trường hợp bệnh ở mức độ trung bình

Khi người bệnh bị các mô mềm trong vòm họng phát triển bất thường thì bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện tiểu phẫu để xử lý vấn đề. Các phẫu thuật dùng trong mức độ bệnh này như:

  • Phẫu thuật chỉnh sửa vách ngăn mũi bị lệch.
  • Phẫu thuật nâng cao xương hàm.
  • Phẫu thuật cắt bỏ amidan.

Trường hợp bệnh ở mức độ nặng

Ở những người mắc tình trạng ngưng thở kéo dài, số lần ngưng thở trong giấc ngủ cao thì bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng máy thở để nhằm duy trì lượng khí vào đường hô hấp.

Ngoài những phương pháp điều trị phù hợp với tình trạng bệnh thì bạn cần xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, duy trì việc tập thể dục thường xuyên để không bị thừa cân, béo phì. Đồng thời cũng cần sắp xếp thời gian nghỉ và làm việc hợp lý để không bị căng thẳng, stress.

Bài viết trên đây trường Y Dược Sài Gòn đã cung cấp những kiến thức tổng quan nhất về chứng ngưng thở khi ngủ. Tuy nhiên những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo và không có tác dụng thay thế chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Bạn đọc hãy thường xuyên truy cập chuyên mục này để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích về bệnh lý.