Phổi là cơ quan hô hấp có vai trò đặc biệt và rất quan trọng trong cơ thể của con người. Cơ quan này được bao bọc bởi hai lớp màng phổi: Màng phổi là thành là lướp sát với phổi, màng phổi lá tạng là lớp lót vào khoang ngực.
Trong khoang phổi có chứa từ 10 – 15m chất dịch sinh lý với nhiệm vụ bôi trơn giúp phổi di chuyển và thực hiện hoạt động hô hấp một cách dễ dàng hơn. Đến khi lượng dịch tăng lên quá mức sinh lý sẽ cho phép của con người sẽ dẫn đến hiện tượng tràn dịch màng phổi xảy ra.
Tràn dịch màng phổi là tình trạng lượng dịch trong khoang màng phổi nhiều hơn mức sinh lý, khi đó lượng dịch ít sẽ làm gia tăng các triệu chứng khó chịu cho người bệnh hoặc khó thở, trường hợp tràn dịch nhiều sẽ gây ra nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.
Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra tràn dịch màng phổi, cụ thể:
- Do nhiễm trùng: Sau khi bị viêm phổi, áp xe phổi vỡ vào khoang màng phổi… các cơ quan khác như gan, màng tim, trung thất.. các nhiễm trùng này có thể khiến cho các vi khuẩn gây tràn mủ màng phổi, lao màng phổi hoặc ký sinh trùng gây ra. Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tràn dịch màng phổi ở trẻ em.
- Mắc các bệnh lý như ung thư phế quản, ung thư phổi, màng phổi tiên phát hoặc di căn… có thể gây ra tràn dịch màng phổi.
- Nồng độ protein trong máu thấp: Tình trạn này sẽ không ngăn cản được các chất lỏng bên trong phổi thấm ra khỏi các mạch thành máu làm cho lượng dịch trong phổi tăng lên bất thường. Suy thận và xơ gan là hai nguyên nhân phổ biến làm cho nồng độ protein trong máu suy giảm dẫn đến hiện tượng tràn dịch màng phổi.
- Mắc các biến chứng của bệnh lý phổi và đường hô hấp dưới như: viêm phổi, lao phổi, ung thư phổi, hen suyễn nặng… Khi bệnh không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ làm phổi bị tổn thương và gây tràn dịch màng phổi do các chức năng hô hấp của phổi bị yếu hơn và khoang ngực sẽ tiết ra nhiều dịch hơn.
- Bên cạnh đó còn có một số nguyên nhân khác nhau chấn thương lồng phổi, xương sườn bị gãy, thực hiện các thủ thuật chọc dò, dẫn lưu màng phổi, soi phế quản… được thực hiện không thành công dẫn đến phổi bị thương hoặc thủng các cơ quan lân cận dẫn đến áp xe và vỡ làm tràn dịch màng phổi.
Ngoài ra sẽ còn các nguyên nhân và yếu tố khác gây ra bệnh tràn dịch màng phổi mà chưa được liệt kê ở trên. Nếu người bệnh thấy thắc mắc hãy liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp chi tiết nhé.
Các triệu chứng để nhận biết tràn dịch màng phổi
Khi bị tràn dịch màng phổi sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng đến quá trình hô hấp hoặc làm giảm đi chức năng hô hấp của phổi khiến cho thiếu hụt oxy để nuôi dưỡng cơ thể.
Một số các dấu hiệu để nhận biết bệnh tràn dịch màng phổi như:
- Ho khan: tần suất các cơn ho sẽ tăng dần và phụ thuốc vào yếu tố gây ra bệnh và khi vận động mạnh. Ban đầu là ho khan sau đó sẽ tăng dần lên ho có đờm.
- Khó thở, đau ngực nhiều đặc biệt khi ho hoặc hắt hơi, đau âm ỉ nhiều hơn ở bên tràn dịch, mức độ đau gia tăng khi nằm nghiêng hoặc khi hít thở sâu.
- Bệnh mới khởi phát sẽ có dấu hiệu sốt âm ỉ, bệnh nặng hơn hoặc bị viêm, nhiễm trùng phổi và các cơ quan bên cạnh sẽ làm cho cơ thể người bệnh sốt cao hơn.
- Cơ thể mệt mỏi, triệu chứng suy tim.
- Trọng lượng cơ thể giảm cân nhanh chóng mà chưa rõ nguyên nhân.
- Ăn không ngon miệng.
Các triệu chứng của bệnh tràn dịch màng phổi của mỗi người sẽ khác nhau do còn phụ thuộc vào nguyên nhân. Tuy nhiên không được chủ quan mà hãy đến cơ sở y tế chuyên khoa thăm khám để được phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời.
Phương pháp điều trị tràn dịch màng phổi
Các phương pháp điều trị phổ biến hiện nay sẽ nhằm giúp đào thải bớt lượng dịch để giảm bớt triệu chứng khó chịu cho người bệnh và dễ thở hơn.
Những biện pháp được sử dụng phổ biến trong điều trị tràn dịch màng phổi như:
Chọc hút dịch màng phổi
Đây là phương pháp điều trị phổ biến hiện nay của bệnh tràn dịch màng phổi. Hút dịch sẽ làm giảm đi lượng dịch trong phổi và người bệnh cũng dễ dàng hô hấp hơn.
Tuy nhiên phương pháp này cần được thực hiện ở các cơ sở y tế chuyên khoa.
Dẫn lưu màng phổi
Trường hợp người bệnh bị tràn mủ, tràn máu màng phổi, tràn dịch kém tràn khí màng phổi… sẽ được bác sĩ chuyên khoa chỉ định điều trị theo phương pháp này.
Dẫn lưu màng phổi sẽ sử dụng dụng cụ hình ống bằng silicon và được đặt xuyên qua da, khoang mảng phổi và được nối với một hệ thống hút áp lực âm để dẫn lưu mủ, máu ra ngoài.
Điều trị nội khoa
Căn cứ vào nguyên nhân gây ra bệnh mà sẽ được chỉ định phương pháp điều trị phù hợp:
- Trường hợp bị tràn dịch màng phổi do nhiễm khuẩn thì sẽ uống thuốc kháng sinh.
- Trường hợp bị tràn dịch màng phổi do lao thì sẽ cần uống thuốc điều trị lao.
- Trường hợp bị tràn dịch màng phổi do ung thư sẽ điều trị hóa chất để tránh dịch tái phát nhanh.
- Chế độ ăn của người mắc tràn dịch màng phổi
Người bệnh nên có một chế độ ăn hợp lý, khoa học để rút ngắn thời gian điều trị bệnh, bao gồm:
- Thường xuyên ăn quả tươi, bữa ăn có nhiều rau, củ: Bổ sung chất xơ, vitamin cần thiết, tuy nhiên cần thay đổi nhiều loại rau xanh khác nhau.
- Ăn lượng thịt vừa phải, tránh ăn nhiều thịt mỡ, nên ăn các loại thịt gia cầm để đảm bảo đủ chất dinh dưỡng.
- Bổ sung trái cây vào các bữa ăn phụ, hàng ngày để có thêm nhiều Vitamin cho cơ thể.
- Uống khoảng 2 – 2,5 lít nước/ ngày.
- Hạn chế rượu, bia, thuốc lá.
- Nên ăn nhạt trong các bữa ăn.
Song song với các phương pháp điều trị, người bệnh sẽ thực hiện thêm các phương pháp điều trị hỗ trợ như: tập luyện vật lý trị liệu hô hấp theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, nên dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, xây dựng kế hoạch thực đơn đầy đủ dinh dưỡng
Hy vọng với những thông tin bài viết ở trên giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn sẽ cung cấp cho người bệnh thêm nhiều thông tin về tràn dịch màng phổi. Tuy nhiên những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo và không thay thế cho chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.