Niềm tin
chạm thành công !
096.152.9898 - 093.851.9898

Tìm hiểu phương pháp điều trị bệnh đa u tủy xương

Cập nhật: 07/05/2022 10:07 | Trần Thị Mai

Đa u tủy xương là một bệnh ác tính xuất phát từ tương bào, có tỉ lệ tử vong cao. Vậy triệu chứng bệnh đa u tủy xương là gì? Có kỹ thuật nào để chẩn đoán, điều trị bệnh?.. Để giải đáp những thắc mắc ở trên bạn đọc hãy cùng tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé!  

Tìm hiểu phương pháp điều trị bệnh đa u tủy xương

Đa u tủy xương là một bệnh tăng sinh có tính chất ác tính của tương bào ở tủy xương và một số cơ quan khác. Từ một tương bào bất thường ban đầu chúng có thể nhân lên thành nhiều tương bào bất thường khác. 

Trong suốt quá trình phát triển các tế bào bất thường này sẽ tiết ra kháng thể đặc biệt còn được gọi là protein M – cơ sở cho chẩn đoán và tiên lượng bệnh.

Tỷ lệ mắc bệnh đa u tủy xương là rất hiếm, khoảng 100.000 dân chỉ có 3 – 4 người nhiễm bệnh, tuy nhiên tỷ lệ tử vong lại rất cao.

Theo thống kê tại Việt Nam thì mỗi năm có khoảng 100 người mắc phải căn bệnh này và số người tử vong đến khoảng 85 người. 

Nguyên nhân gây ra bệnh đa u tủy xương

Cho đến thời điểm hiện tại bệnh đa u tủy xương chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây ra bệnh.

Bệnh lý này sẽ do các tế bào huyết tương ác tính trong cơ thể gây nên, các tế bào huyết tương quan trọng trong cơ thể sẽ bị tấn công. Tuy nhiên, theo nghiên cứu về dịch tễ học cho thấy rằng liều thấp phóng xạ làm tăng tỷ lệ mắc bệnh.

Bệnh đa u tủy xương được chia thành 4 giai đoạn như:

Giai đoạn tiềm ẩn

Khi u tủy không gây ra bất kỳ triệu chứng cụ thể nào, nó được gọi là Giai đoạn tiềm ẩn hoặc giai đoạn Durie-Salmon 1 là khi u tủy không gây ra bất cứ triệu chứng nào.

Tuy nhiên lúc này những tế bào u tủy đã xuất hiện trong cơ thể bạn nhưng sẽ không có dấu hiệu phát triển hay gây ra bất cứu tổn thương nào cho xương và thận. Thường khi ở trong giai đoạn này rất khó để chẩn đoán tình trạng bị đa u tủy xương.

Giai đoạn 1

Người bệnh đã bước vào giai đoạn 1 là khi đó đã có một số lượng nhỏ các tế bào u tủy trong máu cũng như nước tiểu.

Nhưng khi này nồng độ hemoglobin của người bệnh chỉ thấp hơn so với bình thường một chút không đáng kể. Nếu lúc này chụp X-quang xương chỉ bị một vùng ảnh hưởng hoặc không có gì thay đổi.

Giai đoạn 2

Số lượng tế bào u tủy đã tăng lên đáng kể khi ở giai đoạn 2. Khi này hàm lượng hemoglobin giảm khá nhiều so với mức bình thường, trong khi hàm lượng kháng thể đơn dòng với canxi trong máu tăng vượt bậc. Khi chụp X-quang cũng chỉ ra nhiều khu vực bị tổn thương ở xương.

Giai đoạn 3

Đây chính là giai đoạn cuối của bệnh đa u tủy xương. Lúc này tế bào u tủy đã phát triển và rất khó kiểm soát. Nồng độ hemoglobin chưa đến 8,5g/l, còn hàm lượng canxi cũng như kháng thể đơn dòng lại quá cao. Vô số khu vực ở xương bị ung thư tấn công.

Triệu chứng nhận biết bệnh đa u tủy xương

Tùy thuộc vào từng giai đoạn của bệnh mà sẽ có các triệu chứng nhận biết bệnh khác nhau. Tuy nhiên bệnh sẽ xuất hiện các biểu hiện ở nhiều cơ quan khác nhau do tăng tương bào, cụ thể

Các biểu hiện xuất hiện tại xương

Ngay khi mới khởi phát trong vài tuần hoặc vài tháng đầu cơ thể người bệnh sẽ mệt mỏi, suy nhược, trọng lượng cơ thể giảm, xương có đau nhẹ ở các xương cột sống, xương dẹt, nhức đầu, đau các khớp…

Giai đoạn tiếp theo người bệnh bị đau ở cột sống thắt lưng, vùng xương sọ bị đau, xương ức đau liên tục, dễ bị gãy xương.

Các biểu hiện ngoài xương

  • Rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, nôn mửa.
  • Bên cạnh đó người bệnh có các biểu hiện thần kinh do khối u chèn ép trực tiếp hay do các globulin miễn dịch gây tổn thương gây ra đau kiểu rễ, tổn thương các dây thần kinh sọ não, viêm đa dây thần kinh, tăng áp lực nội sọ...
  • Tổn thương thận với các trường hợp protein niệu, suy giảm chức năng thận.
  • Do giảm tiểu cầu sẽ dẫn đến các triệu chứng thiếu máu, xuất huyết.
  • Cơ thể người bệnh mệt mỏi, có các triệu chứng trầm cảm.

Sẽ còn có các triệu chứng nhận biết bệnh đa u tủy xương khác mà chưa được liệt kê ở trên. Do đó ngay khi có các triệu chứng đau đầu người bệnh nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị chính xác hơn.

da-u-tuy-xuong
Xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh cũng là cách để giảm thiểu các triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra

 

Các phương pháp điều trị bệnh đa u tủy xương

Các bác sĩ chỉ định căn cứ vào tình trạng sức khỏe và mức độ của người bệnh để đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Một số phương pháp được dùng phổ biến trong điều trị bệnh đa u tủy xương như:

Các phương pháp điều trị tại nhà

Trường hợp bệnh nhân không thể tới trực tiếp phòng khám, bệnh viện thì các bác sĩ sẽ hướng dẫn tự điều trị và chăm sóc tại nhà đúng với phương pháp điều trị được chỉ định.

Dùng đúng liều lượng, thời gian sử dụng thuốc giảm đau, giảm viêm để phục hồi chất lượng sụn khớp từ đó nâng cao thể  trạng toàn thân cho người bệnh.

Tuy nhiên việc tự điều trị trong 5-10 ngày tình trạng không cải thiện thì bệnh nhân cần đến trực  tiếp các cơ sở  y tế chuyên khoa để điều trị chính xác hơn và giảm thiểu được các triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra.

Điều trị tại Phòng khám

Tại đây khi có các triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh thì bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp cho mức độ mắc bệnh.

Trong trường hợp mắc bệnh đa u tủy xương ở giai đoạn đầu thì cần dùng các loại thuốc để giảm đau, giảm viêm triệu chứng. Từ đó sẽ điều trị triệt để nguyên nhân để giải phóng sự chèn ép của thần kinh, chữa lành tổn thương, ổn định cấu trúc và phục hồi hệ xương khớp khỏe mạnh hơn. Nhằm hạn chế được nguy cơ tái phát chất lượng cơ xương khớp thì bên cạnh đó người bệnh cần thực hiện bài tập phù hợp với thể trạng sức khỏe và khả năng đáp ứng điều trị.

Cần thực hiện các bài tập theo đúng hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa để không tạo áp lực lên xương.

Ngoài các phương pháp điều trị Bệnh đa u tủy xương ở trên thì người bệnh cần xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh để loại bỏ nhanh chóng các triệu chứng của bệnh đồng thời giúp tăng cường sức đề kháng để chống lại bệnh tật.

Để biết thêm các thông tin về bệnh đa u tủy xương thì người bệnh hãy liên hệ trực tiếp cho các bác sĩ, dược sĩ chuyên khoa vì những thông tin ở trên chỉ mang tính chất tham khảo. Bạn đọc hãy thường xuyên ghé chuyên mục này để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích về bệnh lý khác.