Niềm tin
chạm thành công !
096.152.9898 - 093.851.9898

Đặt stent mạch vành có nguy hiểm không?

Cập nhật: 09/10/2018 09:49 | Thu Hương

Hiện nay, để chữa trị bệnh nhồi máu cơ tim, tắc hẹp mạch vành nhiều người đã sử dụng giải pháp đặt stent động mạch vành. Vậy, việc này được thực hiện như thế nào và có những biến chứng nguy hiểm gì không?

Đặt stent mạch vành có nguy hiểm không?

Những biến chứng sau khi đặt stent mạch vành

Cũng như những can thiệp từ ngoại khác, việc đặt stent cũng có thể có những biến chứng, rủi ro như sau:

Biến chứng cục máu đông

Trong vài tháng đầu đặt sten, người bệnh có nguy cơ phát triển các cục máu đông cao, thông thường sẽ có khoảng 1-2% bệnh nhân sẽ xuất hiện hiện tượng này sau khi đặt stent.  Việc này có thể làm tắc nghẽn mạch máu nhỏ gây nhồi máu cơ tim, đột quỵ, hoại tử. Vì vậy, người bệnh cần phải uống thuốc chống đông máu trong ít nhất 1 năm.

Tái  hẹp lại sau khi đặt stent

Trường hợp bị tái hẹp lại sớm sau khi đặt stent chiếm dưới 1%, khi những người tái phát muộn do người bệnh đặt stent phủ thuốc là 5-10%. Nguyên nhân gây ra hiện tượng này là do sự tích tụ collagen trong thành mạch gây ra.

Nhiễm trùng

Trong vài tuần đầu sau khi phẫu thuật, nếu người bệnh có bất kỳ biểu hiện nào như: sốt, đau ngực, thoát mù, sưng tấy,… thì nên đến gặp bác sĩ điều trị ngay. Tỷ lệ tử vong do nhiễm trùng lên tới 40%.

Tổn thương tim và các mạch máu

Đột tử tim có thể xảy ra trong quá trình đặt stent mạch vành, các mạch màu và tim có thể hư tổn khi luồn ống thông đặt stent. Rủi ro này xảy ra trong một số ít bệnh nhân, nguyên nhân dẫn đến điều này có thể do vết rách ở thành mạch máu, người bệnh có biểu hiện đau ngực trong vòng 2 ngày.

Dị ứng với thuốc nhuộm cản quang

Đối với những bệnh nhân có cơ địa nhạy cảm hoặc có bệnh thận thì nên thật cẩn trọng sử dụng thuốc cản quang được tiêm vào mạch máu trước khi được thực hiện đặt stent. Vì nó có thể là nguyên nhân gây ra những triệu chứng: phù mạch, mề đay, phù thanh quản hoặc thậm chí là sốc phản vệ gây tử vong.

Chảy máu từ nơi đặt ống thông

Trước khi đặt ống thông người bệnh phải được kiểm tra thời gian máu chảy, máu đông và ngưng uống các thuốc chống đông trước phẫu thuật ít nhất 5 ngày.

stent mạch vành

Stent mạch vành có thể có những biến chứng nguy hiểm

Người bệnh mạch vành sau khi đặt stent cần được chăm sóc đặc biệt

Vì việc đặt mạch vành có nhiều rủi ro, biến chứng nên người bệnh cần phải có chế độ chăm sóc đặc biệt như sau:

–  Sau khi làm thủ thuật, bạn có thể tháo băng vào buổi sáng hôm sau. Cách tháo băng tốt nhất là nên tháo khi đang tắm, băng bị ướt.

– Chỉ nên tắm bằng vòi hoa sen. Không tắm trong bồn, bể nước nóng hoặc bơi lội trong vòng 1 tuần kể từ khi đặt stent mạch vành.

– Rửa vết thương ít nhất một lần mỗi ngày bằng xà phòng và nước: Đổ nước xà phòng lên tay hoặc khăn mềm rồi rửa nhẹ vết thương, không chà xát mạnh.

– Mặc quần áo rộng rãi.

– Không bôi các loại kem hoặc thuốc mỡ vào vết thương.

– Sau khi tháo băng, dùng băng mới để che lại vết thương.

Chăm sóc phòng chống tái tắc hẹp sau khi đặt stent

Ngoài việc chăm sóc vết thương bên ngoài như trên thì bạn còn cần phải có liệu pháp chăm sóc phòng chống việc tái tắc hẹp sau khi đặt stent như sau:

Sử dụng thuốc

Động mạch vành có thể bị tái hẹp trở lại trong vòng 1 vài năm sau đó, vì việc nong và đặt ống stent không giúp giải quyết nguyên nhân gây tắc nghẽn động mạch mà chỉ là giải pháp tạm thời làm thông mạch máu.

Và nguyên nhân chính của việc này là bị viêm do quá trình stress oxy hóa tế bào, làm tổn thương lòng mạch, hình thành mảng xơ vữa ẩn sâu bên trong lớp nội mạc mạch máu. Để điều trị chúng ta  cần dùng các loại thuốc: hạ cholesterol, thuốc chống đông như aspirin hoặc clopidogrel (Plavix), Prasugrel (Efient), hoặc ticagrelor (Brilinta). Đây mới là cách đúng đắn nhất giúp làm loãng máu sau đặt stent để kiểm soát yếu tố viêm, chống oxy hóa mạnh mẽ.

Sử dụng thảo dược

thảo dược

Chữa bệnh bằng thảo dược

Ngoài việc sử dụng các loại thuốc tân dược thì người bệnh cũng có thể sử dụng một số loại thảo dược như Bồ hoàng, Đỏ ngọn, Hoàng bá. Các công trình nghiên cứu từ các quốc gia Thái lan, Trung Quốc đã chứng minh rằng:

  • Thảo dược Đỏ ngọn có các hoạt chất chống oxy hóa, có khả năng tiêu diệt các gốc tự do, giảm stress oxy hóa và ức chế quá trình viêm.
  • Hoàng bá làm giảm cholesterol nhanh chóng, an toàn, hiệu quả.
  • Bồ hoàng có khả năng ức chế tăng sinh quá mức của tế bào cơ trơn mạch máu của naringenin

Cho tới thời điểm hiện tại đã có rất nhiều người bệnh về động mạch vành đã sử dụng giải pháp thảo dược này và cho kết quả rất tốt, dứt hẳn những cơn đau thắt ngực, không phải chịu nỗi lo về nguy cơ tắc hẹp mạch vành sau khi đặt stent.

Thay đổi lối sống

lối sống lành mạnh

Thay đổi cách sống lành mạnh 

Để việc đặt stent có kết quả tốt nhất thì bạn cần phải kết hợp với việc điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý, lành mạnh, ăn những thực phẩm có lợi cho người bị bệnh tim mạch, thường xuyên vận động, tập thể dục, không uống rượu bia và tránh những thực phẩm ăn sẵn, mỡ động vật.

Sau khi đặt stent, bạn phải tuân thủ điều trị, uống thuốc theo chỉ định, tái khám và theo dõi định kỳ để phục hồi chức năng tim mạch và hạn chế những cơn đau thắt ngực. Nếu gặp phải một số trường hợp sau thì cần phải đến gặp bác sĩ ngay:

-  Mặc dù đã ép nhẹ vết mổ trong 30 phút những vẫn bị chảy máu nơi luồn ống thông.

-  Vết rạch bị sưng, có mủ vàng hoặc xanh

-  Chân hoặc tay sau mổ bị tím xanh hoặc tê bì, khó cử động

-  Nhịp tim bất thường, có thể rất chậm (dưới 60 nhịp/phút) hoặc quá nhanh (trên 100 – 120 nhịp/phút)

-  Cảm giác chóng mặt, mệt mỏi, có thể bị ngất xỉu, đau thắt ngực và khó thở tái phát.

-  Ho ra máu hoặc đờm, chất nhầy vàng, xanh

-  Sốt cao hoặc cảm thấy ớn lạnh

Các hoạt động có thể làm sau khi đặt stent

Nhìn chung bệnh nhân có thể hoạt động bình thường sau 2 ngày kể từ khi xuất viện. Tuy nhiên vẫn phải lưu ý một số vấn đề dưới đây để không bị biến chứng sau khi đặt stent.

Đối với bệnh nhân luồn ống thông mạch ở vùng đùi:

– Không nên đi lại hay vận động quá nhiều có thể khiến vết thương chảy máu.

– Không nâng nhấc vật nặng hơn 4,5 kg và làm những công việc nặng nhọc sau khi phẫu thuật khoảng 5-7 ngày.

– Khi leo cầu thang thì người bệnh cần lưu ý đi chậm rãi để đảm bảo an toàn.

– Tăng dần thời gian và cường độ tập thể dục sau 1 tuần phẫu thuật.

 Đối với người bệnh luồn ống thông ở vùng cánh tay:

– Không được nâng vật nặng từ 0,9 kg trở lên trong vòng 24h từ khi đặt stent.

– Không vận động, làm việc quá sức tối thiểu trong 2 ngày

Người bệnh có thể trở lại làm việc bình thường từ 1-2 tuần sau phẫu thuật. Trước đó bệnh nhân nên lưu ý hỏi ý kiến bác sĩ để đảm bảo sức khỏe. Tùy thuộc vào bệnh viện và mức độ chi trả bảo hiểm chi phí cho một ca đặt stent dao động trong khoảng 40-50 triệu.