Niềm tin
chạm thành công !
096.152.9898 - 093.851.9898

Học chuyển đổi ngạch Điều dưỡng sang y sĩ

Cập nhật: 26/04/2023 16:04 | Thu Hương

Hiện nay, nhiều bạn thí sinh đang băn khoăn giữa 2 ngành Y sĩ và điều dưỡng. Cả 2 ngành này đều thực hiện nhiệm vụ chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe người bệnh, tư vấn, truyền đạt thông tin cho người bệnh. Vậy, 2 ngành này có điểm giống và khác nhau như thế nào và có nên học chuyển đổi ngạch điều dưỡng sang y sĩ hay không?

Học chuyển đổi ngạch Điều dưỡng sang y sĩ

Điểm giống nhau giữa nghề Điều dưỡng và y sĩ

Thông thường, nhiệm vụ của người Điều dưỡng và Y sĩ thực hiện là tương đói giống nhau. Nhiệm vụ chung của những người làm trong 2 ngành nay như sau:

  • Đón tiếp, phổ biến, hướng dẫn bệnh nhân và người nhà người bệnh thực hiện nội quy, quy tắc của bệnh viện, cơ sở khám chữa bệnh, trung tâm y tế,…
  • Hỗ trợ, phối hợp với các bác sĩ khám chữa bệnh cho người dân cùng với đó đề xuất các phương án, cách thức điều trị hiệu quả nhất cho người bệnh.
  • Tiến hành theo dõi tình hình sức khỏe, sự tiến triển của bệnh nhân bên cạnh đó đóng góp ý kiến trong việc đưa ra phác đồ điều trị mới cho bện nhân trong trường hợp phác đồ điều trị đang sử dụng không đạt được hiệu quả như mong đợi hoặc xảy ra các vấn đề bất thường không còn phù hợp với quá trình điều trị cho bệnh nhân.
  • Phổ biến, hướng dẫn người bệnh, người thân của hộ cách điều trị, chăm sóc sức khỏe tại nhà sau khi được xuất viện.
  • Thường trực chăm sóc, hỗ trợ bệnh nhân bất cứ lúc nào người bệnh cần.

>> Tìm hiểu thêm: Mức điểm chuẩn ngành Cao đẳng Điều dưỡng TPHCM 2023 từ đó có sự chuẩn bị kỹ lưỡng trong tương lai

điều dương

Công việc của Điều dưỡng và hộ lý

Điểm khác nhau giữa nghề Điều dưỡng và y sĩ

Ngành điều dưỡng và y sĩ có nhiều điểm giống nhau những cũng có nhiều điểm khác biệt rõ ràng trong việc thực hiện công việc trường Cao đẳng Y dược HCM đã tổng hợp điểm khác biệt như sau:

Đối với Điều dưỡng

  • Các điều dưỡng viên thực hiện việc hỗ trợ, giúp người bệnh trong hoạt động luyện tập phục hồi chức năng cũng như động viên người bệnh, người nhà bệnh nhân vượt qua khó khăn, lấy lại tinh thần, niềm tin để điều trị bệnh.
  • Tuyên truyền, phổ biến kiến thức phòng bệnh cho người dân cũng như thực hiện việc chăm sóc sức khỏe ban đầu cho bệnh nhân và người thanan của họ
  • Thực hiện việc giám sát, ghi chép, cập nhật thông tin bệnh nhân khi nhập viện, chuyển viện, tình trạng sức khỏe của bệnh nhân,…
  • Thực hiện quản lý, điều phối, kiểm tra tình trạng sử dụng thuốc hàng ngày cho người bệnh
  • Thực hiện việc tổng hợp, kê khai lượng thuốc mà bệnh nhân đã sử dụng trong quá trình điều trị tại bệnh viện, trung tâm y tế, phòng khám,…
  • Liên tục, thường xuyên kiểm tra tình trạng sử dụng thuốc trực cũng như bổ sung thuốc trực theo quy định đồng thời thu hồi lượng thuốc thừa trả lại đơn vị quản lý chung của bệnh viện, trung tâm y tế, phòng khám
  • Nhận dụng cụ y tế, đồ dùng cần thiết, văn phòng phẩm, lập sổ sách theo dõi sử dụng các dụng cụ trên theo kế hoạch của cấp trên.

Tham khảo thêm: Điều dưỡng có thể học lên bác sĩ không?

Đối với Y sĩ

  • Nhiệm vụ đầu tiên của người Y sĩ là theo dõi, kiểm soát công tác vệ sinh phòng bệnh, phổ biến, tuyên truyền cho người dân các biện pháp phòng bệnh, giữ gìn vệ sinh chung góp phần vào việc nâng cao hiểu biết, kiến thức về y học cho cộng đồng.
  • Tại vùng dịch bệnh, y sĩ có vai trò nhiệm vụ vô cùng quan trọng trong việc lên kế hoạch bao vây, kiểm soát, dập tắt dịch bệnh phát sinh sau đó làm báo cáo gửi lên cơ quan cấp trên và đưa ra kế hoạch nắm bắt thường xuyên tình hình của bệnh dịch để chủ động phòng, chống dịch bệnh.
  • Thực hiện phối hợp với những nữ hộ sinh làm công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe bà mẹ mang thai, sau sinh và trẻ em tại địa phương theo chủ trương của cơ quan cấp trên.
  • Trực tiếp thống kê số liệu tình hình sinh tử, nắm bắt được tình hình công tác dịch tễ, bệnh tật thành tài liệu báo cáo với cơ quan cấp trên.
  • Thực hiện đào tạo, bồi dưỡng các cán bộ y tế ở nơi làm việc, tuyên truyền và phổ biến các kiến thức y tế tới cộng đồng
  • Thực hiện nhiệm vụ lên kế hoạch và phổ biến kế hoạch vệ sinh phòng bệnh cho người dân trong cơ quan, tổ chức tại địa bàn công tác
  • Thực hiện nhiệm vụ đôn đốc, kiểm tra công tác tuyên truyền, kiểm soát các bệnh xã hội của cán bộ chuyên trách
  • Thực hiện kiểm tra các quy chế chuyên môn về Dược, đặt kế hoạch duy trì tủ thuốc ở nơi công tác, sử dụng và vận động sử dụng thuốc nam
  • Thực hiêm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ y tế ở nơi công tác và các vệ sinh viên trong tổ lao động
  • Thực hiện lên kế hoạch phòng bệnh nhân dân trong lao động sản xuất
  • Thực hiện đóng góp ý kiến cho nhà trường trong công tác bảo vệ sức khỏe của học sinh
  • Thực hiện công tác vệ sinh phòng bệnh thông qua lực lượng học sinh
  • Thực hiện đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện công việc của những cán bộ chuyên trách về các bệnh xã hội

Có nên chuyển đổi ngạch Điều dưỡng sang y sĩ

Như đã nêu ở trên thì ngành điều dưỡng và y sĩ vừa có nhiều điểm giống nhau lại vừa có nhiều điểm khác nhau vì vậy nếu sinh viên nào học xong ngành điều dưỡng mà muốn chuyển đổi sang y sĩ để tiếp thu thêm kiến thức, nâng cao thêm kỹ năng thì cũng rất được khuyến khích.

Hiện nay, ngành điều dưỡng, y sĩ đều đang là những ngành được đánh giá là có tiềm năng phát triển kinh tế tốt nhất và được nhiều người lựa chọn làm công việc trong tương lai.

Trên đây là những thông tin về ngành điều dưỡng và y sĩ. Nếu bạn có nguyện vọng học ngành điều dưỡng thì có thể tham khảo thêm thông tin tuyển sinh Điều dưỡng của Trường Cao đẳng Y dược Sài Gòn. Chúc các bạn đều có lựa chọn chính xác và đạt được mong ước của bản thân.