Ngành Dược mở ra rất nhiều định hướng phát triển nghề nghiệp khác nhau cho các bạn trẻ mới tốt nghiệp như nghiên cứu và kiểm nghiệm thuốc, trình Dược viên, sản xuất thuốc, marketing thuốc... Mỗi chuyên ngành Dược sẽ cần có sự chuẩn bị về kiến thức, kỹ năng và cũng cần có kiến thức nền tảng vững vàng trong tất cả các môn học tại nhà trường. Tuy nhiên căn cứ theo từng sở thích và năng lực của bản thân mà sẽ lựa chọn hướng đi riêng cho bản thân.
Định hướng chuyên ngành Dược cho sinh viên
Chuyên ngành dược là một lĩnh vực rộng lớn, tập trung vào nghiên cứu, phát triển, sản xuất và phân phối thuốc, cũng như quản lý và sử dụng thuốc hiệu quả trong điều trị bệnh. Định hướng nghề nghiệp trong ngành dược có thể chia thành một số chuyên ngành cụ thể, mỗi chuyên ngành đều có cơ hội và thách thức riêng. Dưới đây là một số định hướng chuyên ngành Dược dành cho sinh viên:
Chuyên ngành Dược lâm sàng
Các dược sĩ lâm sàng làm việc trực tiếp với bệnh nhân, tư vấn về việc sử dụng thuốc sao cho hiệu quả và an toàn. Họ đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ bác sĩ điều trị và theo dõi hiệu quả của thuốc.
Cơ hội việc làm: Làm việc tại các bệnh viện, trung tâm y tế, phòng khám. Cơ hội thăng tiến trong ngành y tế, đặc biệt là trong các vai trò giám sát và quản lý dược phẩm.
Chuyên ngành Sản xuất và phát triển thuốc
Chuyên ngành sản xuất và phát triển thuốc nhằm mục đích tạo ra những dạng thuộc hợp lý, hiệu quả, an toàn và kinh tế cho người sử dụng, theo đó người học sẽ được cung cấp đầy đủ những kỹ năng thao tác dụng cụ, máy móc và lý luận cơ sở trong việc sản xuất thuốc. Khi theo học chuyên ngành này sinh viên sẽ được cung cấp những kiến thức về: Thực vật, dược liệu, dược học cổ truyền, chiết xuất, công nghệ sinh học; Kỹ năng về triển khai thực hiện nghiên cứu, phát triển công thức những dạng thuốc; Kỹ năng pha chế một số thuốc tại cơ sở điều trị; Vận dụng một cách phù hợp, trách nhiệm và có đạo đức những kiến thức về dạng bào chế, sinh dược học trong lựa chọn và sử dụng thuốc…
Sinh viên sau tốt nghiệp chuyên ngành Sản xuất và phát triển thuốc có thể vào làm tại các xí nghiệp sản xuất dược phẩm ở các vị trí: Nghiên cứu và phát triển thuốc; Đảm bảo chất lượng thuốc; Kiểm nghiệm thuốc; Bảo quản thuốc…
Chuyên ngành Kiểm tra chất lượng thuốc
Chuyên ngành kiểm tra chất lượng thuốc có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng Dược phẩm trước khi được sử dụng cho người bệnh. Khối kiến thức quan trọng của ngành Kiểm tra chất lượng thuốc là ngành kiểm nghiệm, công nghệ Dược.
Khi theo học ngành này sinh viên sẽ được học những kiến thức, kỹ năng để từ đó đánh giá, kiểm định chất lượng của nguyên liệu, quy trình sản xuất thuốc, sản phẩm thuốc… nhằm đảm bảo đúng theo những chuẩn mực về quy trình, chỉ tiêu theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam.
Chuyên ngành Kiểm tra chất lượng thuốc sau khi tốt nghiệp có thể đảm nhiệm nhiềucác công việc như kiểm nghiệm và kiểm tra chất lượng thuốc; Phân tích chất lượng thuốc; Đảm bảo chất lượng trong sản xuất; Kiểm tra các chỉ tiêu về thuốc; Giám sát chất lượng trong phân phối... Tại các viện kiểm nghiệm thuốc, công ty Dược phẩm quốc tế, cơ quan quản lý nhà nước về Dược, Công ty Dược phẩm.
Chuyên ngành Dược liệu và Dược cổ truyền
Chuyên ngành Dược liệu và hóa học các hợp chất thiên nhiên là điều vô cùng quan trọng trong chuyên ngành Dược liệu và Dược cổ truyền. Khi theo học chuyên ngành này, sinh viên sẽ được học về các lĩnh vực sau: Học cách nhận diện và phân loại các loại cây thuốc, thảo dược, dược liệu; Học cách trồng, chăm sóc và thu hoạch các loại cây thuốc sao cho đạt hiệu quả cao nhất trong việc sử dụng làm thuốc; Nắm rõ những bài thuốc cổ truyền từ Đông y, các phương pháp điều trị bệnh của y học cổ truyền, như châm cứu, xoa bóp, cạo gió, dùng thuốc từ cây cỏ...
Sau khi tốt nghiệp chuyên ngành Dược liệu và Dược cổ truyền, sinh viên có thể làm việc trong nhiều lĩnh vực khác nhau, đặc biệt là trong ngành Dược phẩm và Y tế như: Làm việc trong các công ty sản xuất và chế biến dược liệu, các sản phẩm thảo dược; Làm việc trong các phòng kiểm nghiệm chất lượng dược phẩm, kiểm tra chất lượng dược liệu, thuốc thảo dược và đảm bảo các sản phẩm đạt chuẩn an toàn; àm việc trong các bệnh viện, phòng khám y học cổ truyền, điều trị bệnh bằng các phương pháp cổ truyền kết hợp với thuốc thảo dược.

Chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc
Đối với chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc thu hút khá nhiều các bạn trẻ lựa chọn theo học. Khi theo học chuyên ngành này sinh viên sẽ được cung cấp những kiến thức về quy định trong hoạt động nghề nghiệp của Dược sĩ; Các tiêu chuẩn thực hành tốt trong phân phối như GDP, GSP, GPP; Khả năng vận dụng những quy định về cung ứng trong quản lý sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, hiệu quả, kinh tế...
Sinh viên cần nắm rõ được dạng bào chế, tính chất vật lý, hóa học và Dược học của từng loại thuốc sẽ giúp quản lý thuốc. Những kiến thức này cũng sẽ giúp ích rất nhiều để sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể đưa ra phương pháp, quản lý tối ưu, đồng thời cải thiện năng suất, chất lượng cung ứng thuốc.
Sau khi tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc, sinh viên có thể dễ dàng tìm việc tại các vị trí như: Quản lý Nhà nước về lĩnh vực Dược; Đảm nhiệm công việc Marketing Dược; Làm việc tại khoa Dược các bệnh viện, phòng khám đa khoa, các cơ sở kinh doanh dược, các cơ sở sản xuất thuốc, buôn, nhập khẩu thuốc, các hệ thống bán lẻ; Tham gia giảng dạy tại các trường Đại học, Cao đẳng, trung cấp y tế liên quan đến lĩnh vực Dược học…
Nên học chuyên ngành Dược nào? Với các định hướng này, bạn cần xác định lĩnh vực mình yêu thích và có năng lực, đồng thời chú trọng phát triển kỹ năng chuyên môn và tìm kiếm cơ hội thực tập, nghiên cứu, hoặc làm việc thực tế để có thể phát triển trong ngành.
Chọn cơ sở đào tạo tốt các chuyên ngành Dược
Việc chọn trường học Đại học, học Cao đẳng Dược sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng học tập, cơ hội nghề nghiệp, và sự phát triển nghề nghiệp trong tương lai của sinh viên. Một trường có chương trình đào tạo tốt, đội ngũ giảng viên chuyên môn, cơ sở vật chất hiện đại, và mối quan hệ với các doanh nghiệp, bệnh viện, và tổ chức sẽ giúp sinh viên có nhiều cơ hội hơn khi bước vào thị trường lao động.
Hiện nay có rất nhiều các cơ sở đào tạo và tuyển sinh ngành Dược trên địa bàn cả nước ở cả hệ Đại học và Cao đẳng như:
– Đại học Dược Hà Nội;
– Đại học Y Dược – ĐHQG Hà Nội;
– Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam;
– Đại học Y Dược Hải Phòng;
– Đại học Y Dược Thái Bình;
– Đại học Y Dược – ĐH Thái Nguyên;
– Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội;
– Đại học Phenikaa;
– Đại học Y Dược – ĐH Huế;
– Khoa Y Dược – ĐH Đà Nẵng;
– Đại học Kỹ thuật Y Dược Đà Nẵng;
– Đại học Y Khoa Vinh;
– Đại học Y Dược TP.HCM;
– Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch;
– Đại học Y Dược Cần Thơ;
– Đại học Nguyễn Tất Thành;
– Đại học Tôn Đức Thắng;
– Đại học Văn Lang;
– Đại học Công nghiệp TP.HCM;
– Đại học Công nghệ TP.HCM;
– Đại học Quốc tế Hồng Bàng;
Hệ Cao đẳng
– Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn;
– Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch;
– Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur;
– Trường Cao đẳng Y Hà Nội;
– Trường Cao đẳng Y tế Hà Nội;
– Trường Cao đẳng Y tế Hà Đông;
– Trường Cao đẳng Y tế Bạch Mai;
– Trường Cao đẳng Y Dược Hà Nội;
– Trường Cao đẳng Y tế Đặng Văn Ngữ.
Các cơ sở đào tạo ở trên sẽ có sự khác nhau trong phương thức xét tuyển, chương trình đào tạo, thời gian học, bên cạnh đó sẽ có các trường đào tạo ngành Dược xét học bạ, do đó thí sinh nên tìm hiểu kỹ thông tin tuyển sinh của từng trường.
Trên đây là những thông tin chia sẻ về định hướng chuyên ngành Dược, hy vọng bạn đọc sẽ có lựa chọn đúng đắn khi theo đuổi đam mê ngành Dược. Các bạn hãy thường xuyên cập nhật chuyên mục này để có thêm nhiều thông tin hướng nghiệp hữu ích.